-->

Sửa Luật Thủ đô: Tạo tiền đề đưa Hà Nội phát triển thành trung tâm kinh tế năng động

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Lê Thành Long đồng tình với 9 định hướng chính sách lớn trong xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mà thành phố Hà Nội đề xuất.
Hà Nội: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội đề xuất được sử dụng ngân sách Thành phố để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

Ngày 21/11, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị tổng kết thi hành Luật Thủ đô. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đồng chủ trì hội nghị.

Hà Nội đề xuất 9 nhóm chính sách

Tham dự Hội nghị có đại diện các Ủy ban của Quốc hội, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban ngành, các tỉnh trong Vùng Thủ đô; đại diện các ban của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội và các quận, huyện của Hà Nội.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Tuyến trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả thi hành Luật Thủ đô; Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn trình bày Báo cáo định hướng chính sách lớn xây dựng Luật Thủ đô từ kết quả tổng kết thi hành Luật Thủ đô tại Hà Nội.

Sửa Luật Thủ đô: Tạo tiền đề đưa Hà Nội phát triển thành trung tâm kinh tế năng động
Toàn cảnh hội nghị.

Qua tổng kết cho thấy, việc thực hiện các chính sách đặc thù quy định trong Luật Thủ đô đã giúp thành phố Hà Nội đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô. Các cơ chế đặc thù quy định trong Luật đã góp phần giúp Thủ đô huy động được nguồn lực to lớn, tạo bước đột phá về tăng cường đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội, thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô.

Đồng thời, các quy định của Luật cũng tạo cơ chế tăng nguồn thu tài chính - ngân sách cho Thủ đô; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thuận lợi hơn. Quy mô nền kinh tế được mở rộng, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước...

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc thi hành Luật cũng còn những tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục. Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho biết, căn cứ quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, và định hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến xây dưng, phát triển và bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong những năm tới; từ công tác tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012, đánh giá sơ kết 2 năm thi hành Nghị quyết 97/2019/QH14 và Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội và trên cơ sở kết quả nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với một số tỉnh, thành phố trong cả nước, thành phố Hà Nội đề xuất 9 nhóm chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

”Đây là những nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô trong giai đoạn mới. Các quan điểm, định hướng, nội dung của 9 chính sách đã được báo cáo, xin ý kiến tại 2 hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố”, ông Lê Hồng Sơn cho biết.

Tạo cơ chế, chính sách đặc thù cho Hà Nội phát triển

Đồng thời, đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Bắc Giang, một số quận, huyện và các chuyên gia đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào các dự kiến chính sách sửa đổi Luật Thủ đô.

Sửa Luật Thủ đô: Tạo tiền đề đưa Hà Nội phát triển thành trung tâm kinh tế năng động
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đồng tình với 9 định hướng chính sách lớn trong xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mà thành phố Hà Nội đề xuất.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, ngay sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, với sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan nhà nước ở Trung ương, thành phố Hà Nội và các tỉnh trong Vùng Thủ đô, việc quán triệt, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật được tổ chức thực hiện kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, đa dạng về hình thức, thu hút sự tham gia của hàng nghìn lượt người.

Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan, nhất là thành phố Hà Nội đã tích cực, chủ động, chỉ đạo quyết liệt việc soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật để trình các cấp có thẩm quyền ban hành. Sau 9 năm thi hành, Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân Thành phố về vị trí, vai trò của Thủ đô, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô.

“Việc thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù quy định trong Luật đã góp phần giúp Thành phố đạt được một số thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Lê Thành Long cũng bày tỏ đồng tình với 9 định hướng chính sách lớn trong xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mà thành phố Hà Nội đề xuất. Đồng thời, đề nghị UBND thành phố Hà Nội, các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới theo mục tiêu mà Nghị quyết 15-NQ/TW đã đề ra.

Sửa Luật Thủ đô: Tạo tiền đề đưa Hà Nội phát triển thành trung tâm kinh tế năng động
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn 9 chính sách được Hà Nội đề xuất sẽ được các bộ, ngành, cơ quan tiếp tục quan tâm.

Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cảm ơn sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn Bộ Tư pháp đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Chủ tịch UBND thành phố khẳng định Hà Nội sẽ tiếp thu các ý kiến góp ý, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn 9 chính sách được Hà Nội đề xuất sẽ được các bộ, ngành, cơ quan tiếp tục quan tâm để xây dựng được cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp, tạo tiền đề đưa Hà Nội phát triển, trở thành một trung tâm kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh, trở thành đầu tàu của Vùng Thủ đô, của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương

Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trịnh Văn Tuấn và Li Xi để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".
Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, một đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại khu vực núi Chàng Rể - Vườn quốc gia Ba Vì. Vị trí cháy thuộc địa bàn xã Minh Quang.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Dự báo ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; đêm không mưa. Gió đông nam đến nam cấp 2-3.
Nhận định Dortmund vs M’Gladbach: Cuộc chiến cho tấm vé châu Âu

Nhận định Dortmund vs M’Gladbach: Cuộc chiến cho tấm vé châu Âu

Nhận định bóng đá trận Dortmund vs M'Gladbach diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 30 Bundesliga 2024/25. Với phong độ khởi sắc cùng hàng công đang thăng hoa, Dortmund có cơ hội lớn để giành trọn 3 điểm và vượt qua chính M’Gladbach trên bảng xếp hạng.
Nhận định AC Milan vs Atalanta: Trận chiến sinh tử tại San Siro

Nhận định AC Milan vs Atalanta: Trận chiến sinh tử tại San Siro

Nhận định bóng đá trận Milan vs Atalanta diễn ra vào lúc 01h45 ngày 21/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Khi mà hai đội đều đang phải vật lộn để duy trì vị trí trong top 7, ba điểm tại San Siro sẽ mang tính sống còn.
Nhận định Real Madrid vs Bilbao: Thử thách khắc nghiệt cho Los Blancos

Nhận định Real Madrid vs Bilbao: Thử thách khắc nghiệt cho Los Blancos

Trận đấu giữa Real Madrid vs Bilbao trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 21/4. Dù Real Madrid vẫn được đánh giá nhỉnh hơn nhờ đẳng cấp và lợi thế sân nhà, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, họ sẽ phải rất nỗ lực mới có thể vượt qua được Bilbao.
Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Sau đợt tăng giá “khủng” vừa qua, giới chuyên gia cho rằng, vàng có thể sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh trước khi tăng giá trở lại.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động