--> -->

Sống lại những ngày tháng 4 lịch sử ở Hà Nội

Đôi mắt bà Nguyễn Thị Miên (Tổ dân phố số 5, phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội) ngấn lệ khi nhắc tới thời khắc lịch sử của Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975. Mỗi dịp kỷ niệm là một lần trái tim bà xốn xang với những ký ức cứ tự nhiên ùa về. Và rồi, hình ảnh ăn mừng của người dân Thủ đô trong năm tháng lịch sử ấy dần được hiện lên như thước phim quay chậm.
song lai nhung ngay thang 4 lich su o ha noi Tháng 4, mùa phim cách mạng
song lai nhung ngay thang 4 lich su o ha noi Thăm lại chiến trường xưa
song lai nhung ngay thang 4 lich su o ha noi Xây dựng đất nước: Sứ mệnh thiêng liêng đặt trên vai thế hệ trẻ
song lai nhung ngay thang 4 lich su o ha noi
Sau khi nghe tin Sài Gòn giải phóng, hàng chục vạn người dân thủ đô Hà Nội đã đổ ra đường mừng ngày thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu.

Vui sao nước mắt lại trào

Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước với Đại thắng mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến thắng 30/4 mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như những mốc son chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. 45 năm trôi qua, nhưng không khí náo nức của những ngày non sông thu về một mối, Bắc Nam liền một dải vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của nhiều người Hà Nội.

“Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng tôi mới nhận được. Đúng 11 giờ 30 phút, quân ta tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm dinh Độc Lập. Bộ Tổng tham mưu ngụy - Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng”, tiếng nói phát ra từ đài phát thanh vang lên khiến bà Miên trào nước mắt. Có thể nói, bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam ngắn gọn nhưng có sức mạnh như một tiếng sét giữa thinh không, làm cả dân tộc vỡ oà trong niềm hạnh phúc vô bờ bến. Không ai bảo ai, tất cả mọi người khi ấy cùng nhảy lên reo to như những đứa trẻ.

Trong trí nhớ của bà Miên, thời điểm đấy bà đang là nhân viên xí nghiệp Mì Chùa Bộc, lại mang thai đứa con đầu lòng. Do vậy, trong tiềm thức của bà, ngày 30/4 là dịp vô cùng đặc biệt. “Thời điểm đó, tôi đang mang thai ở tháng thứ 9, nhận được tin đất nước hoàn toàn độc lập, tôi mừng lắm, nước mắt cứ tự rơi. Vậy là con trai tôi đã có thể sinh ra trong thời hòa bình rồi.

Từ nay mọi người sẽ hoàn toàn yên tâm, đất nước không còn chiến tranh nữa, cũng sẽ không còn cảnh nhà nhà phải trở lại nơi sơ tán và thấp thỏm lo chạy bom, chạy đạn ở hầm trú ẩn như trước đây nữa. Tuy là hồi ấy còn rất trẻ nhưng tôi đã cảm nhận được chiến tranh ác liệt đến nhường nào”, bà Miên cho biết.

song lai nhung ngay thang 4 lich su o ha noi
Bà Nguyễn Thị Miên chia sẻ về những kỉ niệm trong ngày 30/4/1975 (Ảnh: K.Tiến)

Bà còn nhớ, các tuyến phố Thủ đô khi ấy không còn chỗ chen chân. Hầu như cả Hà Nội chẳng ai ở trong nhà, chẳng ai có tâm trí để làm việc mà kéo ra đường ăn mừng, đặc biệt đổ dồn về Bờ Hồ, Quảng trường Ba Đình nơi có Trung ương, có Bác.

Ánh mắt, nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt mỗi người. Thậm chí, nhiều cụ già, chị em phụ nữ vừa đi vừa khóc như một đứa trẻ. Ai nấy đều mừng vì chiến tranh kết thúc rồi, chắc chắn được sống, được đoàn tụ với người thân rồi. Tiếng hò hét, hô khẩu hiệu tự phát vang lên đó đây: “Bác Hồ muôn năm!”; “Quân đội nhân dân Việt Nam vô địch muôn năm!”

Trong thời khắc đất nước hoàn toàn thống nhất, Bắc – Nam sum họp một nhà, cả phố phường đều rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Tiếng hát, tiếng pháo nổ ran, nối tiếp nhau hoà thành một thứ âm thanh mà cho đến nay, những người Hà Nội sống qua thời khắc ấy vẫn không thể nào quên được. Ai nấy đều tươi vui, tay bắt mặt mừng dù không hề quen biết. Thủ đô Hà Nội cứ thế ăn mừng suốt vài ba ngày sau đó.

Nhìn về quá khứ để trân trọng giá trị của hòa bình

Ông Nguyễn Huy Bạo (73 tuổi, Khu tập thể Khương Thượng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội) vốn cũng xuất thân từ bộ đội. Sau khi Hà Nội thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (năm 1972), ông Bạo cùng một số đồng chí được đưa sang Hungari học tập. Mặc dù ở nơi đất khách quê người, ông Bạo cùng các đồng chí vẫn luôn hướng về đất nước, mong ngóng nhận tin hòa bình.

“Tôi còn nhớ hôm đấy là khoảng 5h30 sáng (theo giờ Hungari), khi chúng tôi còn đang ngủ thì một sĩ quan người Hungari vào dựng dậy thông báo tin Việt Nam đã thắng lợi hoàn toàn. Nhận được tin, anh em chúng tôi vui mừng khôn siết, mau chóng bật dậy, vội rò Đài Phát thanh Việt Nam. Khi tận tai nghe tin miền Nam được giải phóng, anh em chúng tôi nhảy múa, đi 1 vòng qua sân, lính Hungari cũng đi cùng, hô Việt Nam chiến thắng. Lúc đó đài mở bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, vậy là chúng tôi cũng hát theo, chẳng mấy chốc mà thuộc bài hát”, ông Bạo chia sẻ.

Cho đến hôm nay, sau 45 năm năm nhớ lại, trong lòng ông Bạo vẫn còn chan chứa niềm vui, niềm hân hoan của ngày Bắc – Nam xum họp một nhà. Ông xúc động bày tỏ: “Chúng tôi đã bỏ xương máu ra để bảo vệ đất nước, mong muốn của tôi là thế hệ sau này hãy nhìn về quá khứ để trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập tự do”. Theo tinh thần ấy, chúng ta phải tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cả trong nước và quốc tế, cả nội lực và ngoại lực, tiếp tục đổi mới để đưa đất nước phát triển, đi lên.

Còn đối với PGS.TS Hà Đình Đức - một người nhiều năm gắn bó với Hà Nội thì ký ức về những ngày tháng 4 lịch sử là một trong những ký ức không bao giờ quên. Đúng ngày 30/4, khi ấy ông đang dạy học ở một trường học trên địa bàn quận Thanh Xuân, khi nghe tin chiến thắng dồn dập từ miền Nam báo về, mọi người đều reo hò, vui mừng khôn xiết. “Hà Nội gần như nổ tung, bài hát “Trên đường chúng ta đi” của Huy Du và “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” được hát đi hát lại suốt cả ngày”, PGS.TS Hà Đình Đức nhớ lại.

Cũng theo ông, thời điểm đấy, Việt Nam là một nước nhỏ, tiềm lực kinh tế còn yếu nhưng lại là một trong những dân tộc có tài thao lược quân sự kiệt xuất vào bậc nhất thế giới. Thế trận chiến tranh nhân dân và trận đánh quyết định của Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự. Đập tan bộ máy cai trị của địch, xóa bỏ ách thống trị và đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

45 năm qua, kể từ sau 30/4/1975, mặc dù đất nước ta vẫn phải trải qua cuộc chiến tranh biên giới, với những trận đánh khốc liệt ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc, đồng thời trải qua muôn vàn khó khăn, thách thức về chính trị - kinh tế - xã hội nhưng về căn bản, đất nước ta đã có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Để có được đất nước hòa bình, đang ngày một chuyển mình vươn lên khẳng định vị thế trên trường quốc tế, sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, quân và dân ta mãi được thế hệ sau khắc nhớ.

Để tiếp tục khơi nguồn động lực cho đất nước phát triển mạnh mẽ hơn, cần phải khơi dậy sức mạnh của lòng dân và tinh thần hòa hợp dân tộc. “Sức mạnh của Việt Nam chính là nền văn hiến của dân tộc, nhờ đó mà trong quá trình dựng nước và giữ nước chúng ta đã gìn giữ được hòa bình, tự do cho dân tộc. Không chỉ trong thời kì chiến tranh mà ngay trong đại dịch Covid-19 hiện nay cũng đã chứng tỏ sức mạnh, sự đoàn kết của cả dân tộc. Chúng ta đã đồng lòng, đùm bọc, che chở lẫn nhau, cùng nhau vượt qua những thời điểm khó khăn nhất”, PGS.TS Hà Đình Đức nhấn mạnh.

 Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Hôm nay (27/7), giá dầu thế giới có tuần giảm nhẹ, mức giảm dao động từ 1 - 3%, về mức thấp nhất trong 3 tuần qua. Giá dầu giảm do lo ngại trước những tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, cùng với dấu hiệu nguồn cung đang gia tăng. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,39 USD/thùng, giảm 1,07%, giá dầu WTI ở mốc 65,07 USD/thùng, giảm 1,32%.
Bochum vs Leverkusen: Bài kiểm tra trước mùa giải mới

Bochum vs Leverkusen: Bài kiểm tra trước mùa giải mới

Trận giao hữu giữa Bochum và Bayer Leverkusen tại Vonovia Ruhrstadion, dù chỉ mang tính thử nghiệm, hứa hẹn sẽ là một cuộc đọ sức đáng chú ý khi cả hai đội đều có những mục tiêu riêng trong giai đoạn tiền mùa giải. Với một Bochum đang khao khát khẳng định lại mình và một Leverkusen cần lấy lại phong độ, đây sẽ là cơ hội để HLV hai bên kiểm tra chiều sâu đội hình và các phương án chiến thuật.
Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index tăng lên mức 97,67 điểm.
Chung kết EURO Nữ 2025 - Anh vs Tây Ban Nha: Cơ hội lịch sử “lên đỉnh” châu Âu

Chung kết EURO Nữ 2025 - Anh vs Tây Ban Nha: Cơ hội lịch sử “lên đỉnh” châu Âu

Trận chung kết EURO Nữ 2025 vào lúc 23h00 ngày 27/7 hứa hẹn sẽ là một cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai cường quốc bóng đá nữ: Nữ Anh và Nữ Tây Ban Nha. Dù được đánh giá là hai đội bóng có thực lực tương đồng, nhưng lịch sử đối đầu gần đây cùng với phong độ hiện tại đang tạo nên một bức tranh nghiêng nhẹ về phía những cô gái đến từ bán đảo Iberia.
Nhận định trận đấu Barcelona vs Vissel Kobe: Màn ra mắt mùa giải

Nhận định trận đấu Barcelona vs Vissel Kobe: Màn ra mắt mùa giải

Sau những lùm xùm tưởng chừng sẽ hủy bỏ, người hâm mộ bóng đá châu Á cuối cùng cũng có thể thở phào khi trận giao hữu giữa Barcelona và Vissel Kobe đã chính thức được khôi phục. Trận đấu diễn ra vào lúc 17h00 ngày 27/7 (theo giờ Việt Nam) này không chỉ là màn ra mắt mùa giải 2025/26 của gã khổng lồ xứ Catalunya dưới triều đại Hansi Flick, mà còn là bài kiểm tra thú vị với một Vissel Kobe đang có phong độ cực kỳ ấn tượng tại J1 League.
Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Giá vàng miếng trong nước giảm mạnh 600.000 đồng/lượng, bán ra ở mức 121,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới liên tục sụt giảm những phiên cuối tuần khiến kim loại quý khép lại tuần giao dịch ảm đạm.
Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là dịp để cả nước tưởng nhớ và tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Giữa không gian lịch sử của Bảo tàng chiến thắng B52, từng mảnh xác máy bay cháy đen, từng hiện vật khói lửa như nhắc nhớ về những ngày tháng Hà Nội đỏ lửa, nơi quân và dân đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Đến bảo tàng vào ngày này, mỗi bước chân như chậm lại, lắng nghe tiếng vọng lịch sử, để càng thêm trân trọng sự hy sinh và giá trị của hòa bình hôm nay.

Tin khác

Phường Hoàn Kiếm dâng hương kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Phường Hoàn Kiếm dâng hương kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), ngày 24/7, Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ phường Hoàn Kiếm tổ chức dâng hương tại phù điêu "Hà Nội - Mùa Đông 1946" và 12 nhà bia tưởng niệm liệt sĩ trên địa bàn phường.
Xã Vân Đình: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Vân Đình: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Sáng 24/7/2025, hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã Vân Đình đã tổ chức các đoàn công tác ý nghĩa, thăm hỏi và trao tặng những phần quà tri ân sâu sắc đến các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã. Hoạt động này thể hiện truyền thống "Đền ơn đáp nghĩa" tốt đẹp của dân tộc, đồng thời góp phần động viên, chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong  thăm hỏi, tri ân gia đình chính sách tại phường Đống Đa

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thăm hỏi, tri ân gia đình chính sách tại phường Đống Đa

Sáng 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã dẫn đầu đoàn công tác của Thành phố thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại phường Đống Đa, thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những đóng góp to lớn của họ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, xã Hòa Xá đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), phường Giảng Võ đang tích cực triển khai các chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo cho gần 1.200 người có công với cách mạng và thân nhân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn được nâng cao rõ rệt, không còn hộ nghèo theo chuẩn chính sách, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Xem thêm
Phiên bản di động