-->

Siêu thị đông đúc trở lại sau giãn cách: Cần siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch

Từ 6h ngày 21/9, Hà Nội áp dụng nới lỏng giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị số 15/CT-TTg. Ngay sau khi dừng phân vùng, không kiểm soát giấy đi đường và phiếu đi chợ, người dân đã đổ xô tới các siêu thị lớn để mua sắm gây nên tình trạng đông đúc, chen lấn, không đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch.
Infographic: Hướng dẫn công tác phòng, chống dịch tại siêu thị, chợ dân sinh Hà Nội: Đảm bảo cung ứng hàng hóa ổn định Hàng hóa dồi dào, người dân "vùng đỏ" của Thủ đô yên tâm thực hiện giãn cách

Người người, nhà nhà đi mua sắm

Ghi nhận của phóng viên trong những ngày đầu nới lỏng giãn cách xã hội, số lượng người đổ về các siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội như BigC, Vinmart, Co.op Mart, Hapromart… lớn. Việc lượng khách tới quá đông đã dẫn tới nhiều vi phạm về phòng, chống dịch.

Siêu thị đông đúc trở lại sau giãn cách: Cần siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch
Người dân chen chúc mua sắm tại siêu thị BigC Thăng Long.

Đơn cử, tại siêu thị BigC Thăng Long, vào thời điểm tối ngày 21 và 22/9, người tới mua sắm đông nghịt. Ước tính, số lượng khách hàng tăng lên gấp 2, 3 lần so với với bình thường. Để đảm bảo phòng, chống dịch theo quy định của Thành phố, ở cả đầu cổng ra vào của siêu thị đều bố trí 1-2 nhân viên yêu cầu người dân phải thực hiện quét mã QR và kiểm tra thân nhiệt, khử khuẩn trước khi vào bên trong. Tuy nhiên, do lượng khách đông, một số người chỉ quét mã lấy lệ nhưng không thực hiện đầy đủ các bước khai báo.

Siêu thị đông đúc trở lại sau giãn cách: Cần siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch
Nhiều gia đình dẫn cả trẻ em theo.

Sau khi vào siêu thị, nhiều người lại tiếp tục chen nhau để lựa chọn hàng hóa. Tại các khu vực bán rau, quả, thực phẩm tươi sống, mỗi quầy luôn có từ 7-10 người mua vây quanh. Khoảng cách giữa người mua không đảm bảo an toàn, thậm chí chỉ cách nhau độ vài gang tay. Không chỉ riêng khu vực mua sắm, các quầy thanh toán cũng rất đông khách hàng đứng chen chúc nhau chờ tới lượt. Đặc biệt, tại đây còn xuất hiện một số gia đình mang theo cả con nhỏ - các đối tượng chưa được tiêm phòng tới “vui chơi, thăm quan”.

Cùng với siêu thị BigC Thăng Long, tại siêu thị Co.op Mart Hà Đông và các siêu thị khác, dù các nhân viên đã liên tục phát loa, nhắc nhở nhưng việc đảm bảo khoảng cách an toàn của người mua hàng vẫn không được thực hiện.

Siêu thị đông đúc trở lại sau giãn cách: Cần siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch
Không thực hiện việc đảm bảo khoảng cách an toàn trong quá trình chờ thanh toán.

Anh Đinh Văn Sáng, một khách mua hàng tại BigC Thăng Long cho biết, do là ngày Tết Trung thu, sợ lên phố đông người nên anh quyết định chở vợ đi siêu thị sắm đồ, tiện thể cho cô con gái 5 tuổi chọn thú bông hoặc gối ôm làm quà.

“Thú thực tôi không nghĩ siêu thị lại đông như thế. Biết là sẽ xảy ra tình trạng chen lấn nhưng nghĩ đã đến rồi thì cứ để cho 2 mẹ con mua sắm. Hơn nữa việc tiếp xúc gần trong quá trình mua sắm là khó tránh khỏi, các quầy thu ngân cũng không mở hết nên quá trình xếp hàng có hơi đông đúc, lộn xộn”, anh Sáng chia sẻ.

Tăng cường các biện pháp chống dịch

Chia sẻ về nguyên nhân khiến các siêu thị đón một lượng lớn người tiêu dùng đến mua sắm, Giám đốc siêu thị Co.op mart Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung cho hay, thành phố Hà Nội đã nới lỏng giãn cách xã hội nên người dân được phép ra đi ra đường mà không cần phải có phiếu đi chợ hoặc giấy đi đường như trước. Thêm vào đó, siêu thị là địa điểm mua sắm được nhiều người tin tưởng và lựa chọn cho nên khi được thoải mái đi lại, người dân tìm đến đây để lựa chọn hàng hóa cũng là điều dễ hiểu.

Đồng tình với ý kiến trên, đại diện BigC khu vực miền Bắc cho hay, hiện nay, các siêu thị có diện tích không quá lớn, trong khi người dân tới mua sắm đông nên việc giữ khoảng cách an toàn rất khó để thực hiện. Còn đối với BigC Thăng Long, các quầy thanh toán chưa được mở hết là do trong đợt dịch, nhân viên nghỉ việc nhiều dẫn tới thiếu hụt nguồn nhân lực. Dự kiến những ngày tới, BigC Thăng Long sẽ tuyển thêm nhân viên phụ trách các quầy thanh toán. Trước mắt, siêu thị huy động nhân viên văn phòng xuống thực hiện công đoạn thanh toán, qua đó đảm bảo giãn cách đúng quy định.

Siêu thị đông đúc trở lại sau giãn cách: Cần siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch
Các siêu thị đều đã trang bị mã QR và yêu cầu khách quét mã, khai báo đầy đủ.

Các siêu thị cũng khẳng định sẽ nỗ lực tối đa trong việc đảm bảo phòng, chống dịch như: Tăng cường nhân viên hướng dẫn khách hàng đảm bảo 5K trong quá trình mua sắm; thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở bằng loa truyền thanh; yêu cầu người dân thực hiện nghiêm việc quét mã QR và khai báo lịch trình di chuyển.

Về phía chính quyền địa phương, ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Mộ Lao, quận Hà Đông thông tin: Công tác phòng, chống dịch, đảm bảo 5K tại các siêu thị luôn được phường quan tâm chú trọng. Đặc biệt là việc trang bị mã QR và nhắc nhở người dân khai báo y tế đầy đủ. Để giám sát việc chấp hành của người dân cũng như các cơ sở kinh doanh, siêu thị, lực lượng phòng, chống dịch phường thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo quy định.

“Từ ngày 21/9, Thành phố nới lỏng giãn cách xã hội, người dân không còn phải dùng giấy đi chợ nên một số doanh nghiệp gặp phải tình trạng quá tải khách hàng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ rà soát và làm việc lại với các doanh nghiệp để đưa ra được phương án kiểm soát hiệu quả”, ông Tuấn cho hay.

Tương tự, ông Nguyễn Hải - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) cho biết, thời gian qua, UBND phường đã ban hành và triển khai các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 đến các trung tâm thương mại, siêu thị như trung tâm thương mại Vincom, siêu thị BigC…; cung cấp file phát thanh tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch và phát thường xuyên tại các siêu thị.

Siêu thị đông đúc trở lại sau giãn cách: Cần siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch
Thường xuyên vệ sinh các gian hàng.

Phường cũng yêu cầu trung tâm thương mại Vincom, siêu thị BigC chủ động phối hợp và kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các quầy hàng, cửa hàng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chấp hành các yêu cầu, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền; thường xuyên vệ sinh khử khuẩn, lau dọn các vật dụng, bề mặt hay tiếp xúc; bố trí lực lượng bảo vệ nhắc nhở đối với các khách hàng không chấp hành yêu cầu phòng, chống dịch… Về vấn đề mà báo thông tin, phường sẽ tiến hành kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở siêu thị, nếu có tình trạng cố tình vi phạm sẽ tiến hành lập biên bản, xử phạt theo quy định.

Có thể thấy, việc mua sắm hàng hóa là nhu cầu chính đáng của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mỗi người cần phải có ý thức trong việc bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ dịch bệnh. Còn về phía siêu thị, ngoài đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân, phải đẩy mạnh tuyên truyền quy định 5K, không để người dân có tâm lý chủ quan. Như vậy, dịch Covid-19 mới sớm được ngăn chặn và đẩy lùi.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động