Sẽ áp dụng bảng giá đất mới từ 1/1/2020
HĐND thành phố Hà Nội họp bất thường để thông qua giá đất mới | |
Hà Nội điều tra, xây dựng bảng giá các loại đất |
Thứ nhất, HĐND Thành phố xem xét và quyết nghị về giá các loại đất trên địa bàn thành phố, áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024. Bởi theo quy định của Luật Đất đai, bảng giá đất của các địa phương được xây dựng định kỳ 5 năm một lần và công bố công khai vào ngày 1/1 của năm đầu kỳ.
Bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được HĐND Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 14/2014/NQ-HĐND ngày 3/12/2014 và UBND Thành phố quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2019, nên việc xây dựng bảng giá đất mới áp dụng từ 1/1/2020 là cần thiết, phù hợp với quy định của Luật Đất đai.
Kỳ họp thứ 12 HĐND thành phố Hà Nội khóa XV |
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, để thực hiện xây dựng bảng giá đất giai đoạn 2020-2024, các sở, ngành, địa phương của Thành phố đã tiến hành thực hiện phát 27.135 phiếu khảo sát tại 584 điểm ở 584 phường, xã, thị trấn thuộc địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Trên cơ sở đó, Thành phố đã xây dựng Bảng giá đất mới 5 năm 2020-2024.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị, UBND Thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết. Riêng đối với Nghị quyết sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn Thành phố năm 2019, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với UBND các cấp thực hiện giải quyết thủ tục hành chính nhanh, kịp thời, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân nơi có thôn, tổ dân phố mới được sáp nhập, đặt tên, đổi tên. |
Thứ hai, HĐND Thành phố xem xét và quyết nghị về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố. Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 3/12/2018, Nghị định 34/2019/NĐ-CP và các kế hoạch của Thành ủy về chủ trương kiện toàn thôn, tổ dân phố gắn với kiện toàn các tổ chức chính trị cơ sở, UBND Thành phố đã xây dựng đề án tiếp tục kiện toàn thôn, tổ dân phố, đồng thời chỉ đạo các địa phương rà soát thực trạng về tổ chức thôn, tổ dân phố trên địa bàn, dự kiến phương án sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố chưa bảo đảm điều kiện quy mô theo quy định.
Việc kiện toàn thôn, tổ dân phố để có quy mô hợp lý, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ dân phố; bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân theo chỉ đạo của Thành ủy là rất cần thiết và đúng quy định của luật.
Sau khi thảo luận, xem xét, HĐND Thành phố đã biểu quyết thông qua 2 nghị quyết quan trọng về bảng giá các loại đất áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội và sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố năm 2019.
Theo đó, HĐND Thành phố đồng ý giá đất nông nghiệp vẫn giữ nguyên như năm 2019, chỉ thay đổi đối với đất phi nông nghiệp, mức điều chỉnh tăng bình quân 15%; đồng ý sáp nhập, đặt tên thôn, tổ dân phố thuộc 12 huyện, thị xã.
Trong đó, huyện Ba Vì sáp nhập 13 thôn để thành lập 6 thôn mới. Huyện Chương Mỹ sáp nhập 19 thôn, tổ dân phố để thành lập 9 thôn, tổ dân phố mới. Huyện Gia Lâm sáp nhập 13 thôn, tổ dân phố để thành lập 6 thôn, tổ dân phố mới. Huyện Mê Linh sáp nhập 6 thôn, tổ dân phố để thành lập 3 thôn, tổ dân phố mới. Huyện Phú Xuyên sáp nhập 6 thôn, tổ dân phố để thành lập 3 thôn, tổ dân phố mới.
Huyện Phúc Thọ sáp nhập 31 thôn, tổ dân phố để thành lập 16 thôn, tổ dân phố mới. Huyện Quốc Oai sáp nhập 12 thôn để thành lập 6 thôn mới. Huyện Sóc Sơn sáp nhập 30 thôn, tổ dân phố để thành lập 14 thôn, tổ dân phố mới. Huyện Thạch Thất sáp nhập 134 thôn, tổ dân phố để thành lập 60 thôn, tổ dân phố mới.
Huyện Thanh Trì sáp nhập 35 thôn, tổ dân phố để thành lập 14 thôn, tổ dân phố mới. Huyện Thường Tín sáp nhập 4 thôn để thành lập 2 thôn mới. Thị xã Sơn Tây sáp nhập 45 thôn, tổ dân phố để thành lập 20 thôn, tổ dân phố mới. HĐND Thành phố cũng đồng ý đổi tên 53 thôn, tổ dân phố thuộc 2 huyện Phúc Thọ (41 thôn, tổ dân phố) và Thạch Thất (12 thôn).
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương
Sự kiện 20/01/2025 20:24