Sau 8 năm thực hiện vẫn còn nhiều bất cập!
![]() | Phòng chống báo lực gia đình: Xin đừng vô cảm |
![]() |
GS. Lê Thị Quý. |
Vì sao chúng ta đã có luật và các cơ quan chức năng cũng vào cuộc quyết liệt, nhưng BLGĐ vẫn tồn tại, thậm chí có dấu hiệu gia tăng? Câu hỏi này theo GS. Lê Thị Quý - Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển chính là do Luật PCBLGĐ hầu như chỉ có nhiệm vụ răn đe và giáo dục và trên thực tế, cả 2 nhiệm vụ trên hiện đều chưa tốt.
Cũng theo GS Quý, việc vận dụng và đưa luật vào cuộc sống nhiều khi còn cảm tính. Ví dụ, một người đàn ông uống rượu về sau đó đánh đập vợ, khi bị đưa ra xem xét lại nói rằng, vì say rượu nên đã không làm chủ được mình dẫn đến hành vi bạo hành. Không những thế, có thực tế đáng báo động là nhiều cán bộ thực thi pháp luật về PCBLGĐ, nhưng hiểu luật rất “lơ mơ”. Cũng vì không hiểu luật nên không thấy được tầm quan trọng của luật dẫn đến việc thực thi luật không đến nơi đến chốn.
Theo đó, cần có những cán bộ chuyên trách, chuyên về PCBLGĐ, có cơ chế rõ ràng, không thể là cán bộ kiêm nhiệm như hiện nay được. Có như vậy, việc PCBLGĐ mới hiệu quả. “Khi một bộ luật, thông tư, nghị định… ra đời, chúng ta cũng tổ chức tuyên truyền, phổ biến. Thế nhưng, phổ biến thì không đến nơi đến chốn. Luật phải đi vào cuộc sống, nhưng nhiều khi chỉ cán bộ được phổ biến, mà cán bộ cũng chỉ được phổ biến qua loa, trong khi người dân có biết gì đâu” - GS Quý nói.
![]() |
Tranh minh họa. |
Nhìn dưới góc độ pháp lý, Luật sư Ngọc Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội), cho rằng: BLGĐ là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, gắn liền với truyền thống, văn hoá, phong tục, tập quán của mỗi địa phương và nhận thức, suy nghĩ của người dân. Do đó, công tác PCBLGĐ không chỉ bao gồm việc áp dụng và thực thi pháp luật mà còn phải gắn với việc thực hiện bình đẳng giới và công tác xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc.
Theo thống kê của TAND Tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% số phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình. Tòa án ở một số địa phương thống kê, số vụ ly hôn xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình hằng năm chiếm trên 60%. Ngoài ra, còn có những vụ án người trong cuộc không khai thật những chuyện bạo lực mà họ phải gánh chịu trong gia đình. |
Theo luật sư Ngọc Anh: Để Luật PCBLGĐ đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng trong cộng đồng, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó cần tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về Luật Phòng, chống BLGĐ, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức, tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về BLGĐ; làm tốt công tác hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ; trang bị cho nạn nhân BLGĐ kiến thức để tự bảo vệ mình như: Nghề nghiệp độc lập về tài chính, trình độ học vấn, cách ứng xử trong gia đình…; đẩy mạnh phong trào “Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; xử lý nghiêm người có hành vi BLGĐ theo đúng quy định của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ; thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng, chống BLGĐ, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, ngành; tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện Luật PCBLGĐ và bình đẳng giới…
Được biết, ngày 17.5.2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình. Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương và địa phương về phòng, chống bạo lực gia đình. Các chuyên gia cho rằng, với việc ban hành Quyết định này sẽ góp phần đẩy lùi vấn nạn bạo lực gia đình đáng báo động như hiện nay.
Hà Thanh – Bình Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội nghiêm cấm hành vi lấy số thứ tự "ảo" khi đăng ký làm dịch vụ công online

Công an Hà Nội phá chuyên án, thu giữ trên 100 tấn tân dược và thực phẩm chức năng giả

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Xét tặng giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo" năm 2025

Đẩy mạnh công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động

Tai nạn giao thông giảm ở Hà Nội
Tin khác

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tin mới 16/05/2025 19:17

Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025
Tin mới 15/05/2025 23:27

Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc từ 15/5 - 15/6
Tin mới 15/05/2025 22:01

Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Tin mới 15/05/2025 21:12

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed
Tin mới 15/05/2025 19:03

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải trở thành điển hình phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới
Tin mới 15/05/2025 15:48

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?
Tin mới 14/05/2025 12:36

Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Tin mới 14/05/2025 09:14

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội
Tin mới 13/05/2025 19:54

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ
Tin mới 13/05/2025 15:28