Sẵn sàng tiếp nhận du học sinh về nước học tập
Tọa đàm có sự tham gia của: PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo); GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Phó trưởng Ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội; PGS.TS Vũ Thu Hiền - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Ngoại thương.
![]() |
Tọa đàm "Sẵn sàng tiếp nhận du học sinh về nước học tập" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức. |
Được biết, tình trạng lây lan và tỉ lệ tử vong của đại dịch Covid-19 tại nhiều nước tăng cao, cùng với đó một số nước tạm thời không tiếp nhận học sinh nước ngoài… đã khiến nhiều du học sinh Việt Nam mong muốn được trở về nước để học tập.
Thực hiện Thông báo kết luận số 238/TB-VPCP ngày 12/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành, để hỗ trợ các du học sinh và sinh viên quốc tế có nguyện vọng được học tiếp tại Việt Nam, ngày 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 2582/BGDĐT-GDĐH gửi các cơ sở giáo dục đại học về việc tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế không tiếp tục học tập ở nước ngoài do dịch Covid-19. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục đại học xem xét, tiếp nhận các du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế có nhu cầu, có đủ điều kiện tiếp tục học tập vào các chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Trao đổi cụ thể hơn về nội dung này tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, dù du học sinh đã được tuyển đầu vào đại học ở nước ngoài nhưng khi về Việt Nam học vẫn phải đáp ứng yêu cầu đầu vào không thấp hơn điều kiện trúng tuyển chương trình đào tạo tương ứng của trường xin chuyển đến. Bên cạnh đó, các trường đại học của Việt Nam cũng cần căn cứ vào chuẩn đầu ra, nội dung và yêu cầu của chương trình đào tạo tại trường và số tín chỉ, nội dung học tập, kết quả học tập mà người học đã tích lũy trong thời gian học ở cơ sở giáo dục nước ngoài để xem xét miễn giảm tín chỉ, học phần cho người học theo các quy định hiện hành...
Thủ tục khi cho du học sinh quay trở lại nước học tập đã ghi rất rõ trong thông tư 10/2014/TT-BGDĐT ban hành quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài, tại điều 10, khoản 3. Du học sinh có thể căn cứ theo thông tư này để làm thủ tục.
Đại diện trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Ngoại Thương khẳng định đã ở tâm thế sẵn sàng với tình huống tiếp nhận, hỗ trợ để du học sinh Việt Nam không bị gián đoạn học tập.
Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền (Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội), tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội có 12 chương trình dạy bằng tiếng Anh cho các ngành mũi nhọn về khoa học công nghệ và 10 chương trình liên kết quốc tế với 4 ngoại ngữ giảng dạy là Anh, Pháp, Đức, Nhật.
Trường đã công bố các yêu cầu tiếp nhận du học sinh Việt Nam cũng như sinh viên quốc tế có nhu cầu chuyển trường đại học ở nước ngoài về học tại Việt Nam. Theo đó, trường sẽ căn cứ vào chương trình học tập và kết quả học tập của sinh viên ở nước ngoài để xem xét miễn và công nhận tín chỉ cho sinh viên theo quy chế đào tạo.
Ngoài ra, các du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế có thể đăng ký học tập một số học phần theo nguyện vọng. Khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ được nhà trường cấp chứng nhận hoàn thành học phần kèm theo kết quả học tập.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo (Phó trưởng Ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng cho biết, Đại học Quốc gia Hà Nội đã yêu cầu các trường thành viên, các khoa trực thuộc xây dựng chương trình học chi tiết hơn, đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công bố khung chương trình, từng loại hình đào tạo, hướng dẫn chi tiết chỉ tiêu bao nhiêu, đào tạo ngôn ngữ gì, điều kiện chương trình đào tạo để học viên nắm rõ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025
Tin khác

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới
Giáo dục 09/05/2025 17:39

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định
Giáo dục 08/05/2025 21:25

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp
Giáo dục 08/05/2025 21:18

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh
Giáo dục 08/05/2025 20:02

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn
Giáo dục 08/05/2025 17:38

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân
Giáo dục 08/05/2025 12:50

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 08/05/2025 10:39

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số
Giáo dục 08/05/2025 06:01

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh
Giáo dục 07/05/2025 19:11

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 07/05/2025 13:56