-->
Say theo câu hát

Sắc bùa ngày Xuân

“Hôm nay ngày rạng/ Tháng tốt ngày lành/ Phường bùa chúng tôi đi chúc đi chơi/ Về đây với tôi…” - đó là giai điệu lôi cuốn trong những lời hát sắc bùa của người Mường (Hòa Bình) vào mỗi dịp lễ, Tết. Với nội dung cầu chúc bình an, nhân khang vật thịnh cho mọi gia chủ vào dịp đầu xuân, sinh hoạt sắc bùa hàm chứa đậm nét những giá trị nhân văn, tín ngưỡng phồn thực, quan niệm về một cuộc sống đủ đầy của người Mường, qua âm thanh của tiếng cồng, chiêng và giai điệu sắc bùa đầy mê hoặc.
tin nhap 20170116151302 Kể chuyện câu đối ngày xuân
tin nhap 20170116151302 Ngày xuân nói chuyện “Giữ gìn”

“Bí ẩn” hát sắc bùa

Từ thuở xa xưa khi những cánh hoa đào, hoa mận bừng nở sắc xuân, cũng là lúc khắp các bản Mường lại rộn rã với những trò chơi dân gian như quả còn tung liệng (ném còn), cây nêu đón rước tổ tiên, những cuộc hát sắc bùa (xắc pùa – tiếng Mường) để đáp ứng nhu cầu của con người trong cả "cõi thiêng" và "cõi tục". Thế nhưng đặc sắc hơn cả, đó chính là những giai điệu gần gũi, lôi cuốn của lối hát sắc bùa khi hòa quyện với âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng, thực sự tạo nên một bản sắc rất riêng của người Mường và được lưu truyền cho đến tận ngày nay.

tin nhap 20170116151302
Phường Sắc bùa cùng uống rượu cần và hát đối.

Đề cập đến nét cuốn hút, đặc sắc trong các làn điệu sắc bùa của người Mường, họa sĩ Vũ Đức Hiếu (Hiếu Mường) - Giám đốc Bảo tàng không gian văn hóa Mường Hòa Bình cho biết, thực chất người Mường ở Hòa Bình cũng không biết hát sắc bùa có từ bao giờ, chỉ biết rằng đó là một loại hình ca hát kết hợp với diễn xướng dân gian của dân tộc Mường vào mỗi dịp đầu xuân, với những câu hát chúc tụng mang tính khích lệ, tươi vui, cầu chúc cho gia chủ năm mới ấm no, bình an và thịnh vượng.

Cũng theo họa sĩ Hiếu, những người hát sắc bùa được gọi là phường bùa, họ tụ họp lại vào mỗi dịp cuối năm và hình thành từng tốp hát, sau đó đi đến từng nhà hát chúc Tết vào đầu năm mới. Mỗi phường bùa sẽ phải có một người đứng đầu phường hát và họ gọi những người này là “trùm phường”. Trùm phường thường là những người có giọng hát tốt, có năng khiếu lĩnh xướng để đỡ giọng cho cả phường và có khả năng ứng xử tình huống nhanh. Theo phong tục của người Mường, ngày mùng 1 Tết thường là ngày cúng tổ tiên, vì thế, phải bắt đầu từ ngày mùng 2 Tết các phường bùa mới bắt đầu đi chúc Tết và hát những điệu hát vui tươi trong các làn điệu sắc bùa.

Phường bùa có 12 người, tương ứng với một bộ chiêng Mường gồm 12 cái. Phường bùa cũng không phân biệt gái, trai, già, trẻ chỉ cần có lòng đam mê với văn hóa truyền thống và là những người hát hay, thạo đánh cồng, chiêng nhất (cồng, chiêng là loại nhạc cụ duy nhất trong cuộc hát sắc bùa). Khi tập hợp chuẩn bị đến từng nhà hát sắc bùa, trùm phường thường là người ăn mặc khác hơn cả đoàn. Con trai tham gia phường bùa thường mặc áo màu cánh ngắn, sáng màu, khoác áo choàng đen hoặc nâu, mặc quần sáng màu và đầu đội khăn nhiễu (khăn cuốn tròn quanh đầu, phần đuôi được thả nhiễu xuống cạnh tai - pv); đối với con gái, thì thường bịt đầu bằng một mảnh khăn trắng, mặc chiếc áo cóm truyền thống, phía ngoài khoác một chiếc áo trắng, ngắn và không có cúc; mặc váy truyền thống với cạp váy được thêu các họa tiết thổ cẩm bắt mắt.

“Sau khi chỉnh trang đội hát, phường bùa bắt đầu xuất phát từ nhà để cồng, chiêng rồi đi đến từng nhà hát chúc Tết theo thứ tự: Trùm phường đi trước, tiếp đến là những người cầm chiêng dóng, đến người cầm chiêng dàm, chiêng đúc, chiêng thau, thanh la, cuối cùng là hai người khiêng thúng (đựng quà Tết là gạo, lúa, bánh từ chủ nhà mà phường bùa ghé qua chúc Tết). Khi tiếng chiêng ngân vang khắp bản Mường, nhà nhà háo hức đợi phường bùa đến để nhận được những lời hát chúc vui vẻ, cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, cây cối ra hoa kết trái…” – họa sĩ Hiếu chia sẻ.

tin nhap 20170116151302
Một góc bản Mường ngày xuân.

Giai điệu đầy mê hoặc

Kể về phong tục hát sắc bùa truyền thống, bà Đinh Thị Thế (65 tuổi, ở xã Bình Thanh, Cao Phong) cho biết: “Mở đầu cuộc hát sắc bùa, phường bùa thường tụ họp ở nơi trung tâm bản, đánh cồng, chiêng với âm thanh rộn rã rồi lần lượt đi đến từng nhà trong bản chúc Tết. Hát xong ở sân, phường bùa chuyển sang hát bài "gọi cửa" chủ nhà với những câu hát đầy ý nghĩa như: "Chúc cho ông trên đụn/ Bà trên nhà/ Hết năm cũ đã qua/ Bước sang năm mới/ Làm nên ăn, giàu có/ Cơm kho, lọ tiếng/ Con cái vương trưởng/Muốn gì được nấy...". Sau khi nghe phường bùa hát, chủ nhà cũng sẽ hát hát đối lại và mời phường bùa vào hát trong nhà như: "Dạ ơn/ Có lòng dạ ơn, phường Bùa đã đến nhà/ Phường Bùa quá độ vào nhà/ Mời trầu, mời nước/ Để hát cho vui cửa vui nhà/ Làm ăn khấm khá...” – bà Thế kể.

“Ngày nay thế hệ trẻ không còn biết nhiều đến hát sắc bùa, vì thể ngày xuân trên các bản Mường cũng vắng dần những phường bùa vào dịp Tết. Để ngày xuân những làn điệu dân ca trong hát sắc bùa, cùng âm thanh của tiếng cồng, chiêng rộn ràng có cơ hội vang lên trên khắp các bản làng; đồng thời để mỗi khi nhắc tới hát sắc bùa của người Mường, chúng ta lại cảm thấy nôn nao, cảm xúc dâng trào đón chờ một mùa xuân mới về, thì ngay lúc này rất cần một hướng bảo tồn dài hơi và khoa học, để sắc bùa lại trở về đúng giá trị thực là món ăn tinh thần của người dân bản Mường mỗi dịp tết đến, xuân về” - bà Thế tâm sự.

Theo lời mời của chủ nhà, phường bùa sẽ lên nhà và cùng chủ nhà quây quần bên vò rượu cần, rồi thưởng thức các món ẩm thực cổ truyền được chủ nhà chuẩn bị sẵn, với niềm hân hoan và tình đoàn kết. Trong không khí vui tươi, trùm phường sẽ hát những câu ngợi khen gia đình no ấm và chúc gia chủ một năm mới may mắn, hạnh phúc... Chủ nhà hát lời đáp lại cảm ơn. Cuộc vui tiếp tục trong hơi men chuyếnh choáng của rượu cần hoà cùng hương vị ngày Tết, làm thắm đượm tình người, tình xuân…sau những câu hát, sau hơi men rượu cần, dẫu không muốn rời, nhưng phường bùa cũng phải hát lời cảm tạ và tiếp tục đến chúc nhiều gia đình khác trong bản. Trước khi chia tay, gia chủ đem gạo, bánh tặng cho phường bùa để cảm ơn…

Cuốn hút và đời thường, hát sắc bùa ngấm vào lòng và trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân bản Mường mỗi dịp Tết đến, xuân về. Qua đó, giai điệu đầy mê hoặc của lối hát sắc bùa, cùng tiếng pôông pêêng của âm thanh cồng, chiêng làm sống lại trong ký ức các mế, các già làng, trưởng bản bao kỷ niệm về một thời tuổi trẻ, say sưa, quay cuồng cùng những lời chúc tụng trong làn điệu sắc bùa. Độc đáo, quyến rũ là vậy, nhưng hiện nay việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật và phổ biến dân ca Mường còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, việc bảo tồn và phát triển những làn điện dân ca trên chủ yếu dựa vào truyền miệng. Vì thế, ngày nay hát sắc bùa của người Mường không còn phổ biến nữa, nó chỉ còn xuất hiện tại một vài bản Mường lớn như: Mường Bi, Mường Vang, hay tại các lễ hội truyền thống.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo đoàn viên, người lao động

Nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo đoàn viên, người lao động

Trong dịp Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo cho đoàn viên, người lao động.
Khoảnh khắc khó quên khi đón đoàn tàu Thống nhất tại ga Vinh

Khoảnh khắc khó quên khi đón đoàn tàu Thống nhất tại ga Vinh

Tối 30/4, sân ga Vinh rực rỡ ánh đèn và tràn ngập tiếng reo vui khi đoàn tàu Thống Nhất – hành trình đặc biệt chính thức cập bến ga Vinh.
Vinamilk gửi tặng hơn 150.000 sản phẩm đến người dân tham gia “concert quốc gia”

Vinamilk gửi tặng hơn 150.000 sản phẩm đến người dân tham gia “concert quốc gia”

Chuỗi hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm Giải Phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với các sự kiện chính diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 4, thu hút hàng trăm ngàn người náo nức tham gia. Vinamilk đã đồng hành cùng các khoảnh khắc hân hoan mừng đại lễ tại TP.HCM, tiếp thêm dinh dưỡng cho các lực lượng và người dân.
Ngày đầu tháng 5 toàn quốc xảy ra 65 vụ tai nạn giao thông

Ngày đầu tháng 5 toàn quốc xảy ra 65 vụ tai nạn giao thông

Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an cho biết, ngày nghỉ thứ 2 dịp lễ 30/4 - 1/5, toàn quốc xảy ra 65 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương.
3 chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2025

3 chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2025

Từ tháng 5/2025, 3 chính sách giáo dục sẽ chính thức có hiệu lực, liên quan đến: Tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách.
Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Hà Nội sẽ có chính sách thu hút nhân tài tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội sẽ có chính sách thu hút nhân tài tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đội ngũ nhà giáo có năng lực, trình độ, tay nghề cao vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhà giáo chủ chốt; nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ năng cho lãnh đạo quản lý và đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tin khác

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội những ngày này đi đâu cũng thấy màu cờ đỏ trang trọng, màu sắc vui tươi, đầy ý nghĩa của tranh cổ động. Cùng với dòng chảy thời gian, mọi thứ có thể thay đổi nhưng sức sống và vai trò của tranh cổ động, phản ánh những sự kiện quan trọng của địa phương, đất nước thì mãi trường tồn. Giờ tìm được lớp người: “muôn năm cũ” chuyên về dòng tranh cổ động không phải chuyện dễ. Chúng tôi tìm về thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội để tìm một người như thế.
Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và điện ảnh trên toàn địa bàn thành phố, mang đến cho người dân và du khách cơ hội thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ đón mừng dấu mốc Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những ngày này, tôi cảm nhận rõ không khí hân hoan đón mừng ngày hội trọng đại của người dân nơi đây.
Cùng lan tỏa tình yêu đất nước

Cùng lan tỏa tình yêu đất nước

Thời gian trôi qua nhưng ký ức về ngày 30/4/1975 - ngày đất nước hoàn toàn thống nhất vẫn in đậm trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Năm nay, khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, niềm xúc động lại trào dâng trong từng câu chuyện, từng ánh mắt và nụ cười của những người sinh ra trong hòa bình và cả những người trẻ đang tiếp bước dựng xây Tổ quốc.
Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Khoa Âm nhạc Truyền thống (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) đã tổ chức thành công chuỗi ba chương trình biểu diễn âm nhạc dân tộc đặc sắc "Thanh xuân đất Việt", "Âm thanh Tuổi Trẻ" và "Ngọc âm".
Ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai" nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai" nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 29/4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đã diễn ra Lễ ra mắt tác phẩm "Con đường tương lai - Tập 1" của nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn.
Lan tỏa xúc cảm tự hào về lịch sử dân tộc

Lan tỏa xúc cảm tự hào về lịch sử dân tộc

Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, trên các nền tảng mạng xã hội ngập tràn những hình ảnh cờ Tổ quốc, clip về các lực lượng tham gia tập luyện cho Lễ kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất, cùng với đó là những bình luận xúc động, những chia sẻ của giới trẻ tự hào về lịch sử đất nước, về tinh thần đoàn kết dân tộc...
Triển lãm "Con đường thống nhất" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Triển lãm "Con đường thống nhất" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức triển lãm "Con đường thống nhất" tại di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67. Dự triển lãm có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Vũ Thu Hà.
Tối nay Hà Nội bắn pháo hoa tại Công viên Thống Nhất

Tối nay Hà Nội bắn pháo hoa tại Công viên Thống Nhất

Từ 21h45 đến 22h tối nay (27/4), Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp tại khu vực sân khấu đa năng của Công viên Thống Nhất.
Công viên Thống Nhất sẽ là điểm cầu “Vang mãi khúc khải hoàn" tại Hà Nội tối 27/4

Công viên Thống Nhất sẽ là điểm cầu “Vang mãi khúc khải hoàn" tại Hà Nội tối 27/4

Công viên Thống Nhất - biểu tượng lịch sử của khát vọng hòa bình, Bắc Nam sum họp sẽ là một trong ba điểm cầu đặc biệt trong chương trình truyền hình trực tiếp "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động