-->

Rộn rã nhịp hát trống quân Khánh Hà

Quanh năm gắn bó với ruộng vườn, ban ngày chân lấm tay bùn nhưng mỗi khi đêm về, những nông dân ở xã Khánh Hà (huyện Thường Tín, Hà Nội) lại trở thành những nghệ sĩ thực thụ. Những làn điệu trống quân trong đêm văn nghệ nơi đây luôn có sức hút kỳ lạ, ngọt ngào làm mê đắm lòng người.
ron ra nhip hat trong quan khanh ha 10 năm, đào tạo trên 1000 hạt nhân văn hóa văn nghệ cơ sở
ron ra nhip hat trong quan khanh ha Nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Loại hình nghệ thuật đặc sắc

Từ lâu, xã Khánh Hà được biết tới như một nơi có địa hình thơ mộng với sông Nhuệ và sông Tô Lịch tựa dải lụa mềm chảy ngang qua. Đến giờ, những người Khánh Hà vẫn truyền tai nhau rằng, điệu hát đặc sắc của vùng có từ thời vua Lê Lợi. Với họ, hát trống quân đã trở thành một nét văn hoá đẹp, là chất keo kết nối tình làng nghĩa xóm.

Nói sâu hơn về gốc tích điệu hát, ông Nguyễn Văn Tươi - Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) hát trống quân xã Khánh Hà cho biết: Trước kia, cứ đến khi trăng đầu tháng nhô khỏi lũy tre làng, người dân sống dọc hai bờ sông Nhuệ và Tô Lịch, đặc biệt là các tốp nam thanh nữ tú lại rủ nhau ra ven bờ hát đối đáp. Để hát được trống quân, người hát phải có chất giọng tốt, cao, tròn vành, rõ tiếng. Mỗi nhóm tham gia thường có từ 5 đến 7 người. Nam mặc bộ quần áo nâu tươi, đầu quấn khăn lưỡi rìu, nữ mặc váy nâu, áo cánh nâu bên ngoài, đầu quấn khăn nhung đen.

ron ra nhip hat trong quan khanh ha
Các thành viên chủ chốt trong CLB trống quân thường họp nhau ôn luyện các điệu hát trước khi truyền dạy.

Theo lời ông Tươi, câu hát, điệu đối hay những dụng cụ của hát trống quân thường rất dân dã và dễ kiếm tìm. “Hát trống quân hay nhờ chiếc trống bằng đất, một dây mây già giúp tạo âm thanh trầm bổng. Khi đi hát, thanh niên thường khoét xuống đất một hố theo kiểu hình chum, bề ngang miệng hố rộng khoảng 40cm, sâu độ 50cm. Sau khi khoét hố sẽ đặt một tấm gỗ mỏng lên trên, căng một sợi dây mây hoặc dây chão được xe thật chặt trên một chiếc nạng gỗ nhỏ đặt chính giữa tấm gỗ. Dây sẽ được cột chắc hai đầu bằng hai cọc tre xuống đất. Khi hát, người ta làm dùi trống là thanh tre nhỏ, bằng hai ngón tay, được mài nhẵn gõ vào sợi dây, dây tác động vào hố tạo nên những tiếng thình thùng rất trầm ấm” – ông Tươi chia sẻ.

Lề lối hát trống quân ở Khánh Hà đặc biệt hơn nhiều vùng miền khác ở chỗ, kép hát luôn tuân thủ chặt ở các chặng hát. Các chặng hát thường là, chặng chào hỏi mở đầu, tiếp đó là chặng đối đáp tâm tình, xe kết người hát, cuối cùng là hát hẹn giã biệt.

Theo lời bà Lanh, sự đối đáp không chỉ trong phạm vi vùng miền ở Khánh Hà hoặc các vùng lân cận, bên nam nữ khi hát có thể đưa ra những câu có nội dung hay về một vấn đề nào đó như thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, tình cảm lứa đôi… Dĩ nhiên, khi một bên không đối đáp được với bên còn lại thì sẽ thua. Giải thưởng cuộc hát rất giản đơn chỉ là tấm lụa hoặc cái khăn, cái áo.

Những người truyền lửa

Đặc sắc và độc đáo là vậy nhưng từng có thời điểm hát trống quân ở Khánh Hà bị gián đoạn, có lúc tưởng rơi vào quên lãng. Chứng kiến những câu hát đã chinh phục bao lớp người dần rơi vào quên lãng, những người tâm huyết với điệu hát này như ông Nguyễn Văn Tươi và nhiều cao niên như cụ Vẫy, cụ Bôn… luôn ấp ủ phải làm một điều gì đó để lưu giữ nét văn hoá đặc sắc này. Ông Tươi bộc bạch: “Năm 2005, tôi và nhiều cụ cao tuổi trong xã tìm và sưu tập các bài hát để gây dựng phong trào văn hóa văn nghệ. Thời điểm đó chúng tôi ấp ủ sẽ lưu giữ rồi truyền dạy nghệ thuật hát này lại cho lớp con cháu. Năm 2008, xã Khánh Hà ra quyết định thành lập CLB. Từ đó đến nay, CLB đã truyền dạy được cho 4 lớp cháu nhỏ. Lớp đầu tiên chúng tôi truyền được cho 40 cháu, sinh hoạt định kỳ vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần”.

Theo tìm hiểu, mỗi năm CLB lại mở một lớp tập hát cho trẻ từ 9 đến 15 tuổi. Qua nhiều năm hoạt động, hiện có khoảng 100 người dân trong 7 thôn thuộc Khánh Hà đã được truyền dạy hát trống quân, trong đó có 45 thành viên thường xuyên tham gia sinh hoạt trong đội văn nghệ và tham gia biểu diễn dịp hội làng, lễ tết... Đặc biệt, gần đây CLB vinh dự có 6 người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian trong đó có 5 người còn sống.

Bước qua thời điểm khó khăn, giờ đây trống quân Khánh Hà đã ít nhiều được xa gần biết tới, lớp trẻ cũng không vì những phù phiếm đời sống thường nhật mà lãng quên điệu hát. Song bên cạnh niềm vui đó, ông Tươi và những thành viên trong CLB vẫn không giấu nổi ưu tư. Ông Tươi cho biết, hiện khó khăn lớn nhất mà CLB phải đối mặt là lớp trẻ lớn lên, họ lập gia đình nên thường bỏ hát. Đáng lo hơn cả, CLB chỉ tìm được các kép nữ, không tìm được kép nam. Các nghệ nhân phần nhiều tuổi đã cao như cụ Nguyễn Thị Vẫy (80 tuổi), Nguyễn Văn Bôn (80 tuổi), Lê Văn Trường (gần 70 tuổi), Nguyễn Thị Lơ (82 tuổi) và Nguyễn Thị Điệp (66 tuổi)… nên công tác lưu giữ và truyền dạy điệu hát càng trở nên cấp bách hơn.

Đối mặt nhiều khó khăn là vậy nhưng không vì thế mà trống quân Khánh Hà lơi nhịp. Minh chứng dễ thấy là CLB thường xuyên giành các giải thưởng cao tại các hội diễn dân ca, dân vũ, hội diễn văn nghệ không chuyên… Trao đổi thêm về CLB, ông Nguyễn Đại Tình – Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Khánh Hà cho biết: Địa phương rất quan tâm đến loại hình văn hóa văn nghệ này. Nếu như trước kia việc lưu giữ và truyền dạy hát trống quân chỉ là phong trào tự phát thì nay đã được chú trọng quan tâm và khôi phục bài bản hơn. CLB trống quân hoạt động tích cực đã giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về giá trị văn hóa văn nghệ của quê hương, góp phần lưu giữ nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Khánh Hà.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động