--> -->

Ráo riết, quyết liệt ứng phó bão số 4

Bão số 4 rất đặc biệt, bởi có đường đi phức tạp, tốc độ di chuyển thay đổi liên tục, khu vực tác động rộng và càng vào gần bờ càng mạnh lên. Chính vì vậy, nếu các bộ ngành, các địa phương không ráo riết, quyết liệt trong ứng phó, hậu quả sẽ rất khôn lường. 
rao riet quyet liet ung pho bao so 4 Lập tổ cơ động xử lý sự cố cây xanh trong cơn bão số 4
rao riet quyet liet ung pho bao so 4 Nghiêm túc thực hiện công tác ứng phó với bão số 4
rao riet quyet liet ung pho bao so 4 Bão số 4 gây mưa rất to ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 3 ngày liên tiếp

Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 4, diễn ra vào chiều ngày 15/8.

Thông tin tại cuộc họp, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương Hoàng Đức Cường cho biết, lúc 13 giờ ngày 15/8, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) 390 km, cách Thái Bình 550 km, cách TP Vinh (Nghệ An) 670 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110 km tính từ tâm bão.

rao riet quyet liet ung pho bao so 4
Dự báo đường đi của bão số 4

Sáng ngày 16/8, bão số 4 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ và ảnh hưởng trực tiếp tới vùng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Đến sáng 17/8, bão sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng - Nghệ An, với sức gió mạnh cấp 8.

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 sẽ gây mưa to đến rất to tại các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ nay đến ngày 18/8 với lượng mưa từ 250 - 350mm. Trọng tâm mưa lớn sẽ là khu vực Đông Bắc, Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

Từ ngày 16 - 18/8, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2 - 4m; các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3 - 6m. Đỉnh lũ trên sông Đà, sông Thao, sông Hoàng Long, sông Bùi, sông Bưởi có khả năng lên mức báo động (BĐ) 2 - BĐ 3; thượng lưu sông Thái Bình ở mức BĐ1, thượng lưu sông Mã lên mức BĐ1 - BĐ2, hạ lưu mức BĐ1.

Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, ngập úng tại các vùng trũng, thấp có khả năng xảy ra, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Riêng đối với Hà Nội, đợt mưa tới nhiều khả năng sẽ khiến mực nước sông Bùi lên mức BĐ 2 - 3. Ngập lụt tại huyện Chương Mỹ nhiều khả năng sẽ xảy ra, dù không nghiêm trọng như trong đợt mưa lũ tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, bão số 4 rất đặc biệt, bởi có đường đi phức tạp, tốc độ di chuyển thay đổi liên tục, khu vực tác động rộng và càng vào gần bờ càng mạnh lên. Chính vì vậy, nếu các bộ ngành, các địa phương không ráo riết, quyết liệt trong ứng phó, hậu quả sẽ rất khôn lường.

Đối với nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển xem xét phát lệnh “cấm biển” trong sáng 16/8. Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, bao gồm cả hoạt động du lịch. Các địa phương cần khẩn trương rà soát các công trình cao tầng, nhà ở dân cư dễ bị tổn thương khi có mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất. Kiên quyết di dời người dân khỏi những vùng nguy hiểm.

Để giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị 6 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng tập trung tiêu nước đệm bằng cưỡng bức và tự chảy. Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều. Bên cạnh đó, cần phân công quản lý, vận hành cụ thể, gắn con người tại những điểm xung yếu để phát hiện sớm và xử lý sự cố về hồ chứa thủy lợi…

M.Q

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác Mặt trận

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác Mặt trận

Sáng nay (26/7), Chi bộ Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển, Đại hội tiến hành đánh giá kết quả đạt được của Chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025; thảo luận và quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Từ năm 2026, Hàn Quốc sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tăng thêm 2,9% cho người lao động. Như vậy, lương của lao động Việt Nam đang làm việc tại quốc gia này cũng được tăng theo…
Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Ngày 27/7 hằng năm, Ngày Thương binh - Liệt sĩ là dịp thiêng liêng để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Sáng 26/7, tại trụ sở Hội Nhà văn Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên - Mông” của tác giả Phùng Văn Khai và phát động cuộc thi “Đến với con đường tương lai” dựa trên sách “Con đường tương lai" tập 1 của nhà nghiên cứu, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.
Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại xã đảo Minh Châu

Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại xã đảo Minh Châu

Ngày 25/7, Đoàn khảo sát của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Thị Thanh Mai - Phó Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại xã Minh Châu nhằm khảo sát tình hình tổ chức hoạt động của HĐND xã và thăm, tặng quà tri ân các gia đình chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Trì lần thứ I: Khẳng định khát vọng đổi mới

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Trì lần thứ I: Khẳng định khát vọng đổi mới

Sáng nay (26/7), Đảng bộ xã Thanh Trì (thành phố Hà Nội) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, thể hiện quyết tâm chính trị cao trong xây dựng xã vững mạnh toàn diện, là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử sau sắp xếp đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

“Bức tranh nhỏ, nhưng tình cảm thì lớn lắm. Thế hệ sau vẫn nhớ đến chúng tôi, thế là đủ ấm lòng rồi”, thượng sĩ Nguyễn Chí Tường - cựu chiến binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (xã Long Điền, TP.HCM) xúc động chia sẻ khi nhận được bức tranh do chính con em nhân viên Vinamilk vẽ tặng.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác

Dự báo ngày 25/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và những áp lực môi trường ngày một gia tăng, các chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường không còn là một nhiệm vụ hành chính đơn thuần, mà đã trở thành một phong trào sâu rộng, thu hút được sự tham gia chủ động của đông đảo người dân. Thành phố Hà Nội cũng đang đi theo hướng đó, để rồi hình ảnh người dân cùng nhau quét dọn, thu gom rác thải từ các tuyến phố trung tâm Hà Nội cho tới ngõ nhỏ, làng quê ven đô đã dần trở thành nét đẹp văn hóa.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội có mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
Xem thêm
Phiên bản di động