-->

Quy hoạch khu phố cổ, khu thương mại và chợ đêm để tái hiện Hà Nội 36 phố phường

Quy hoạch khu phố cổ, khu thương mại và chợ đêm để tái hiện Hà Nội 36 phố phường với các sản phẩm nghề thủ công truyền thống đặc trưng, với định hướng làng nghề - phố nghề là đề xuất chính sách trong sửa đổi Luật Thủ đô của Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm.
Cần cơ chế, chính sách để phát huy các giá trị văn hóa của quận Hoàn Kiếm Đề xuất sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô Hà Nội đề xuất sớm sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô

Đề xuất trên được thể hiện trong Báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), năm 2021, định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025; đánh giá tình hình thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn quận và đề xuất cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) của UBND quận Hoàn Kiếm.

Tăng cường công tác quản lý khu vực phố cổ

Với vị trí là quận trung tâm Thủ đô, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội, quận Hoàn Kiếm đã đề xuất nhiều nội dung về bảo vệ và phát triển văn hóa trên địa bàn quận.

Thời gian qua, thực hiện theo Đề án “Tập trung bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, mở rộng hợp tác quốc tế”, UBND quận đã tu bổ, tôn tạo tổng thể, hoàn chỉnh được 7 di tích (trong đó ngân sách Nhà nước đầu tư 83 tỷ đồng, xã hội hóa 9 tỷ đồng), lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng 5 di tích.

Cùng với việc bảo tồn các công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa, việc khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hóa cũng được chú trọng, các lễ hội văn hóa truyền thống được duy trì tổ chức hàng năm. Quận cũng tổ chức các buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian, giới thiệu nghề thủ công truyền thống, gắn phố nghề với làng nghề; tổ chức giới thiệu và quảng bá giá trị văn hóa phi vật thể…

Quy hoạch khu phố cổ, khu thương mại và chợ đêm để tái hiện Hà Nội 36 phố phường
Vẽ truyền thần trên phố đi bộ quanh Hồ Gươm thu hút đông đảo du khách (ảnh chụp trước thời điểm xảy ra dịch Covid-19).

Bên cạnh đó, việc tổ chức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận kết nối không gian đi bộ trong khu phố cổ đã tạo điểm nhấn du lịch cho khu vực trung tâm Hà Nội. UBND quận cũng tiếp tục phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Đề án tuyến phố sách Hà Nội tại phố 19/12, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tới tham quan, mua sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Quận Hoàn Kiếm cũng phối hợp tốt với Đại sứ quán các nước, các sở, ngành Thành phố tổ chức các chương trình, sự kiện giao lưu văn hóa tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Trung tâm giao lưu văn hóa 50 Đào Duy Từ, Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm như: Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản, lễ hội hoa hồng Bulgaria...

Bên cạnh đó, UBND quận đã chỉ đạo Ban Quản lý phố cổ Hà Nội, UBND 10 phường trong khu vực phố cổ và các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý khu vực phố cổ theo Luật Di sản văn hóa, Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc khu phố cổ; có cơ chế quản lý cụ thể đối với 21 tuyến phố trong phạm vi bảo vệ, tôn tạo cấp I; 58 tuyến phố trong phạm vi bảo vệ, tôn tạo cấp II, 86 biệt thự cũ, 25 công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954.

Quận Hoàn Kiếm cũng phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội xây dựng đề án “Nghiên cứu, tổ chức lễ hội truyền thống trong Khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm”; qua đó đã phê duyệt bảo tồn 14 lễ hội (trong đó 7 lễ hội cấp quận, 7 lễ hội cấp phường); xây dựng và triển khai đề án “Một số nét văn hóa ứng xử của người dân trong khu phố cổ”…

Hoàn thiện các cơ chế đặc thù phát triển sản phẩm du lịch

Trên cơ sở Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội, căn cứ Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, các Chương trình, Đề án, Kế hoạch phát triển du lịch, quận Hoàn Kiếm đã xác định một trong những sản phẩm du lịch đặc thù của quận là du lịch văn hóa (bao gồm các sản phẩm vật thể và phi vật thể).

Từ đó, quận Hoàn Kiếm đề nghị Thành phố chỉ đạo các sở, ngành phối hợp các quận, huyện tiến hành rà soát, xây dựng quy định cụ thể về quy trình tiếp nhận, quản lý, sử dụng khoản đóng góp bằng công trình xây dựng, quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp xây dựng về bảo tồn di tích, hoạt động quảng cáo...

Bổ sung quy định cho phép cấp phường, xã được tiếp nhận đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đồng thời, kiến nghị với Trung ương, Thành phố xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của quận; quy hoạch khu phố cổ, khu thương mại và chợ đêm để tái hiện Hà Nội 36 phố phường với các sản phẩm nghề thủ công truyền thống đặc trưng với định hướng làng nghề - phố nghề; phục dựng một số phố nghề và hệ thống tư liệu trưng bày giới thiệu về phố nghề, làng nghề, tổ nghề và các lễ hội truyền thống, tổ chức các hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân trên khu vực phố cổ.

UBND quận Hoàn Kiếm cũng đề xuất cần lựa chọn và định hướng xây dựng các tuyến phố ẩm thực theo chủ đề; phối hợp tổ chức tốt các chương trình giới thiệu, trình diễn ẩm thực, văn hóa truyền thống trong khu vực, nhằm tạo ra nét đặc trưng riêng của người dân phố cổ; phát triển các loại hình nghệ thuật đường phố.

Cải thiện, nâng cấp hệ thống các di tích lịch sử, cách mạng trên địa bàn quận; tăng cường các hoạt động tương tác với khách tham quan, thông qua việc ứng dụng công nghệ hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển các sản phẩm văn hóa tinh thần có tính giáo dục, phổ cập cộng đồng và thế hệ trẻ, giúp tái hiện lại không khí, thực cảnh lịch sử…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương

Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trịnh Văn Tuấn và Li Xi để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".
Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, một đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại khu vực núi Chàng Rể - Vườn quốc gia Ba Vì. Vị trí cháy thuộc địa bàn xã Minh Quang.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Dự báo ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; đêm không mưa. Gió đông nam đến nam cấp 2-3.
Nhận định Dortmund vs M’Gladbach: Cuộc chiến cho tấm vé châu Âu

Nhận định Dortmund vs M’Gladbach: Cuộc chiến cho tấm vé châu Âu

Nhận định bóng đá trận Dortmund vs M'Gladbach diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 30 Bundesliga 2024/25. Với phong độ khởi sắc cùng hàng công đang thăng hoa, Dortmund có cơ hội lớn để giành trọn 3 điểm và vượt qua chính M’Gladbach trên bảng xếp hạng.
Nhận định AC Milan vs Atalanta: Trận chiến sinh tử tại San Siro

Nhận định AC Milan vs Atalanta: Trận chiến sinh tử tại San Siro

Nhận định bóng đá trận Milan vs Atalanta diễn ra vào lúc 01h45 ngày 21/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Khi mà hai đội đều đang phải vật lộn để duy trì vị trí trong top 7, ba điểm tại San Siro sẽ mang tính sống còn.
Nhận định Real Madrid vs Bilbao: Thử thách khắc nghiệt cho Los Blancos

Nhận định Real Madrid vs Bilbao: Thử thách khắc nghiệt cho Los Blancos

Trận đấu giữa Real Madrid vs Bilbao trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 21/4. Dù Real Madrid vẫn được đánh giá nhỉnh hơn nhờ đẳng cấp và lợi thế sân nhà, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, họ sẽ phải rất nỗ lực mới có thể vượt qua được Bilbao.
Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Sau đợt tăng giá “khủng” vừa qua, giới chuyên gia cho rằng, vàng có thể sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh trước khi tăng giá trở lại.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động