Quy định thống nhất việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện
Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân Quy định mới nhất về những đối tượng được miễn giảm học phí |
Mục tiêu ban hành Nghị định 93
Theo ông Vũ Đức Hội, tình hình thiên tai, dịch bệnh tại Việt Nam những năm gần đây có diễn biến rất phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Cùng với nguồn lực từ ngân sách Nhà nước chi cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, việc huy động nguồn đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để khắc phục thiệt hại, giảm bớt khó khăn do thiên tai, sự cố đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện tình đoàn kết và chia sẻ khó khăn của nhân dân.
Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2008/NĐ-CP; qua đó, các tổ chức, đơn vị đã kêu gọi, vận động nguồn đóng góp tự nguyện góp phần hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, góp phần ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai Nghị định 64/2008/NĐ-CP đã phát sinh một số bất cập.
Cụ thể: Cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp một số luật có liên quan đến hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh đã được ban hành như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật phòng, chống thiên tai, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật thú y,...
![]() |
Ông Vũ Đức Hội – Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) trả lời cơ quan báo chí một số vấn đề liên quan đến Nghị định số 93/2021/NĐ-CP |
Thực tế công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện thời gian qua, đặc biệt là trong các đợt bùng phát dịch Covid-19, có một số bất cập như: Phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 64/2008/NĐ-CP chưa bao quát hết các đối tượng; chưa điều chỉnh đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện; nội dung chi hỗ trợ còn chưa rõ ràng, cụ thể, chưa bao quát hết nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Thời gian để tổ chức tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện sau mỗi đợt thiên tai, sự cố còn ngắn, chưa phù hợp.
Từ tình hình trên, Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo để thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP là cần thiết.
Mục tiêu đặt ra khi xây dựng Nghị định số 93/2021/NĐ-CP là để quy định thống nhất việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo trên phạm vi cả nước. Quy định cụ thể các nội dung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, cơ quan kêu gọi vận động, thời gian vận động, tiếp nhận, các nội dung chi từ nguồn đóng góp tự nguyện; tránh chồng chéo trong việc triển khai thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối. Đảm bảo công tác vận động, tiếp nhận, phân phối các nguồn đóng góp tự nguyện hiệu quả, kịp thời; khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân. Đồng thời, quy định việc vận động, tiếp nhận và phân phối đảm bảo công khai, minh bạch.
Phạm vi điều chỉnh so với Nghị định 64
Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP có sự thay đổi như thế nào so với Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ, ông Vũ Đức Hội cho biết: Căn cứ quy định của các luật để xây dựng Nghị định và thực tế trong cuộc sống về công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đã mở rộng về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng so với Nghị định số 64/2008/NĐ-CP nhằm vận động tối đa nguồn lực từ xã hội để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
![]() |
Nghị định 93/2021/NĐ-CP đảm bảo tính công khai, minh bạch về đóng góp thiện nguyện (ảnh minh họa) |
Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 64/2008/NĐ-CP về vận động, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP bổ sung thêm quy định về khắc phục khó khăn do dịch bệnh từ nguồn đóng góp tự nguyện; bao gồm các bệnh truyền nhiễm ở người quy định tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh động vật quy định tại Luật thú y, dịch hại thực vật quy định tại Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Về đối tượng áp dụng, bên cạnh các nhóm đối tượng được tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh sự cố đã được quy định tại Nghị định số 64/2008/NĐ-CP như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các quỹ từ thiện; Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đã bổ sung thêm Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai (trong tình huống khẩn cấp về thiên tai cần kêu gọi đóng góp tự nguyện từ quốc tế); các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND cấp tỉnh, cấp huyện; các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự.
Đảm bảo tính công khai, minh bạch
Để đảm bảo tính công khai, minh bạch khi cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện, Nghị định đã quy định cụ thể như sau: Khi vận động, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên phương tiện truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (với tiền), địa điểm tiếp nhận (với hiện vật), thời gian cam kết phân phối; đồng thời, người vận động gửi văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú thông báo về nội dung này. Chính quyền xã sẽ lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
Cá nhân tham gia vận động phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo từng cuộc vận động, để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp; bố trí địa điểm tiếp nhận, bảo quản hiện vật đóng góp; có biên nhận các khoản đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật tiếp nhận được nếu người đóng góp yêu cầu và không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết; có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.
![]() |
Cá nhân vận động quyên góp thông báo đến địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi, nhóm người cần hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ (ảnh minh họa). |
Cá nhân vận động quyên góp thông báo đến địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi, nhóm người cần hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ. Chậm nhất 3 ngày làm việc, chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ phải hướng dẫn các nội dung trên; cử lực lượng tham gia phân phối cùng người vận động khi cần thiết hoặc theo đề nghị của người đó. Nếu số tiền đóng góp tự nguyện còn dư thì người đứng ra vận động thống nhất với những người đóng góp để có phương án sử dụng; hoặc chuyển cho Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện chính sách an sinh xã hội đảm bảo phù hợp với mục tiêu đã cam kết.
Cá nhân đứng ra vận động cứu trợ phải tự chi trả toàn bộ các chi phí liên quan, như chi phí tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp... Trường hợp tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì cá nhân vận động được trích kinh phí từ nguồn vận động được nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.
Để đảm bảo tính công khai, minh bạch các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, phân phối để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, người vận động cần mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về quá trình này, từ khâu tiếp nhận đến khi phân phối xong; công khai trên truyền thông và gửi kết quả đến UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết tại trụ sở trong 30 ngày. Các nội dung công khai gồm: Văn bản vận động cứu trợ; kết quả tiếp nhận (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận); kết quả phân phối... Trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu, người vận động cứu trợ có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người
Tin khác

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ
Tài chính 13/05/2025 14:58

Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế
Tài chính 13/05/2025 14:27

Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tài chính 13/05/2025 14:25

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động
Tài chính 08/05/2025 10:08

Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi
Tài chính 08/05/2025 09:23

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân
Tài chính 06/05/2025 18:17

Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số
Tài chính 06/05/2025 18:07

Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm
Tài chính 05/05/2025 11:56

Hà Nội: Thu, chi ngân sách trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2025
Infographic 04/05/2025 16:35

Hà Nội thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 61,4% dự toán
Tài chính 02/05/2025 21:27