-->

Quy định rõ thủ tục để công dân đăng ký dự thính họp Quốc hội

Dự thảo Nội quy cần quy định rõ về những phiên họp mà công dân được dự thính, số lượng và thành phần được mời. Đây cũng là dịp để nhân dân giám sát trực tiếp hoạt động của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ thảo luận về 6 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu

Ngày 8/9, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã thảo luận về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Quy định rõ về những phiên họp mà công dân được dự thính

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cho rằng, chương trình của kỳ họp, các phiên họp, cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới, giảm bớt thời gian trình bày bằng văn bản. Mỗi phiên họp toàn thể của Quốc hội cần bố trí thời gian hợp lý để Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua các quyết định, bảo đảm để đại biểu Quốc hội có đầy đủ thông tin, có đủ thời gian để nghiên cứu, nắm chắc các vấn đề khi quyết định, tăng thời lượng thảo luận tại các phiên họp toàn thể, giảm thời lượng thảo luận tổ, nâng cao chất lượng thảo luận tổ.

Quy định rõ thủ tục để công dân đăng ký dự thính họp Quốc hội
Đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị các phiên họp cần giảm bớt thời gian trình bày bằng văn bản. (Ảnh: Quốc hội)

Dự thảo quy định trường hợp không thể tham gia dự phiên họp dưới 2 ngày, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Quốc hội. Trường hợp đại biểu Quốc hội không thể dự họp Quốc hội hoặc vắng mặt tổng số 2 ngày trở lên thì phải báo cáo bằng văn bản, có nêu rõ lý do đến Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời gửi văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy định trên sẽ không linh hoạt và có thể phát sinh những công việc đột xuất nên đại biểu không biết trước mình sẽ vắng mặt tổng số là bao nhiêu. Do đó, để đảm bảo sự linh hoạt, thuận lợi trong việc điều hành của Chủ tịch Quốc hội, cần sửa đổi lại quy định trên theo hướng chỉ trong trường hợp đại biểu Quốc hội vắng mặt 2 ngày liên tục trở lên tại kỳ họp mới do Chủ tịch Quốc hội quyết định.

“Dự thảo Nội quy cần quy định rõ về những phiên họp mà công dân được dự thính, số lượng và thành phần được mời. Đây cũng là dịp để nhân dân giám sát trực tiếp hoạt động của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội”, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị.

Cùng quan tâm đến những người được mời dự thính kỳ họp Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn Thừa Thiên Huế) dẫn quy định tại khoản 5 Điều 5 Dự thảo Nội quy cho biết: Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.

Quy định rõ thủ tục để công dân đăng ký dự thính họp Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, việc để công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội là điều rất cần thiết. (Ảnh: Quốc hội)

“Việc để công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội là điều rất cần thiết, thể hiện tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Quốc hội và đưa Quốc hội đến gần dân, đến gần với cử tri của cả nước hơn. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định giao Tổng Thư ký Quốc hội hướng dẫn về quy trình, thủ tục, đồng thời công khai rộng rãi để cử tri, nhân dân có thể nắm bắt và đăng ký tham dự theo quy định và cũng không thể quá số lượng đại biểu Quốc hội trong hội trường, phải có những hạn định”, đại biểu nói đoàn Thừa Thiên Huế đề nghị.

Mời Chủ tịch tỉnh, thành dự phiên chất vấn

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội) lại mong Quốc hội xem xét, cân nhắc, sửa chữa các quy định để mời thêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành dự các phiên chất vấn. “Nếu làm được thì chất lượng phiên chất vấn sẽ tốt hơn và giải quyết sau chất vấn sẽ tốt hơn”, đại biểu nói.

Quy định rõ thủ tục để công dân đăng ký dự thính họp Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Anh Trí mong Quốc hội xem xét mời thêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành dự các phiên chất vấn. (Ảnh: Quốc hội)

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu về việc đại biểu vắng mặt tại phiên họp. “Vắng thì phải xin phép và được phép thì mới được vắng, họp Quốc hội là vô cùng quan trọng, tại sao chỉ báo xong là nghỉ. Đại biểu Quốc hội vắng không quá 30% thời gian họp ở mỗi kỳ họp, phải nói thẳng như vậy, bận mấy thì bận, tất cả thời gian là do mình tự sắp xếp hết, dù đồng chí đó giữ một cương vị rất lớn của một tỉnh thành nào thì sắp xếp lịch cũng phụ thuộc rất lớn vào chính đồng chí đó cho nên đồng chí phải tự sắp xếp”.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng đề nghị thời gian tranh luận nên quy định không quá 3 phút, vì đã tranh luận thì phải tranh luận tương đối cho ra nhẽ, nói quá ngắn cũng không đảm bảo được, hết được ý, vì các vấn đề tranh luận thường là những vấn đề phải nói là gay cấn.

Đề cập đến quyền tổ chức họp báo hoặc là thông tin với báo chí về những nội dung đại biểu cần quan tâm, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) cho rằng qua kênh này rất tốt và cũng là một hình thức thảo luận trước khi vào trong phiên họp, nhiều vấn đề dư luận quan tâm cũng như đại biểu quan tâm. Nhưng trong Nội quy kỳ họp chưa quy định vấn đề này.

“Khi đại biểu Quốc hội tổ chức họp báo hoặc thông tin với báo chí thì báo cáo ở đâu, xin phép như thế nào và các quy định cụ thể như thế nào, tôi nghĩ cũng nên quy định ở trong Nội quy này”, đại biểu đoàn Quảng Nam đề nghị.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Chiều 17/4, sau 4 ngày làm việc (từ 14-17/4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả để thông tin cho người tiêu dùng và đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động