Quốc hội quyết nghị giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường
Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công Quy hoạch Thủ đô: Trục sông Hồng trở thành trung tâm hội tụ Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc cho phép bán thuốc qua mạng |
Sáng 21/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025, với đa số đại biểu có mặt tán thành.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho biết, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 130/2024/QH15 ngày 8/6/2024 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, trong đó xác định: Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lấy phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết và chỉnh lý lại dự thảo Nghị quyết.
Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025.
![]() |
Các đại biểu tại Kỳ họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Sau đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết bằng hình thức bấm nút điện tử để thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025. Kết quả, với 91,99% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Mục đích giám sát nhằm đánh giá việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó trọng tâm là đánh giá việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên quan đến bảo vệ môi trường.
Chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường;
Kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Phạm vi giám sát tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2024.
Đối tượng giám sát là Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nội dung giám sát là việc ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát (trong đó xác định cụ thể nội dung tập trung giám sát), các đề cương báo cáo, tổ chức triển khai thực hiện và tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát; quyết định điều chỉnh thành phần Đoàn giám sát trong trường hợp cần thiết theo đề nghị của Trưởng Đoàn giám sát.
Đoàn giám sát báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tại Phiên họp tháng 9/2025, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp với Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh lựa chọn nội dung, phạm vi giám sát phù hợp điều kiện thực tế của địa phương để tổ chức giám sát và gửi báo cáo về Đoàn giám sát của Quốc hội; cử đại diện tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.
Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương có liên quan theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Sức lan toả từ các phong trào thi đua

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông
Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G
Tin mới 16/04/2025 16:56

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
Tin mới 16/04/2025 12:27

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024
Tin mới 15/04/2025 18:31

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Tin mới 15/04/2025 17:55

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc
Tin mới 15/04/2025 16:15

Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025
Tin mới 15/04/2025 16:04

Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 14:39

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tin mới 15/04/2025 11:30

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 09:45

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 15/04/2025 00:14