--> -->

Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện quy định đối với tiền ảo

Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua chiều 15/11 với 483/488 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Luật gồm 4 chương và 66 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023.
Quốc hội thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi) Sống nghĩa tình, nhân ái, khơi dậy niềm tự hào của người Hà Nội Đại biểu Quốc hội có thể báo cáo trực tuyến việc vắng mặt tại kỳ họp

Luật này quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện quy định đối với tiền ảo
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội)

Việc phòng, chống hành vi rửa tiền của tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Đối tượng áp dụng là tổ chức tài chính; tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan; tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan; tổ chức, cá nhân khác và các cơ quan có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết một số ý kiến đề nghị cần tiếp tục rà soát nội dung của dự thảo Luật với các quy định của pháp luật chuyên ngành khác có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan rà soát kỹ lưỡng, đối chiếu các nội dung của dự thảo Luật với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong đó có Luật An ninh mạng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Công chứng, dự án Luật Giao dịch điện tử...; rà soát bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, sự phù hợp với các điều ước quốc tế, cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên để bảo đảm tính khả thi, sự phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện quy định đối với tiền ảo
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. (Ảnh: Quốc hội)

Có ý kiến đề nghị cân nhắc điều chỉnh tại dự thảo Luật về vấn đề rửa tiền qua tiền ảo, tài sản ảo, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số nhằm hạn chế rủi ro về rửa tiền.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết năm 2017, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp là đầu mối, phối hợp các bộ, ngành nghiên cứu, rà soát đánh giá tổng thể thực trạng pháp luật về tài sản ảo, đề xuất hoàn thiện thể chế đối với vấn đề này. Hiện nay, các bộ, ngành mới đang triển khai nghiên cứu, đề xuất trên cơ sở phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Vì vậy, chưa có đủ cơ sở để quy định ngay các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động này tại dự thảo Luật.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, để có căn cứ bổ sung quy định liên quan đến tiền ảo, tài sản ảo, cũng như hoạt động khác có thể phát sinh trong tương lai, dự thảo Luật quy định theo hướng giao Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền chưa được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 của đối tượng báo cáo sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro rửa tiền nói riêng và rủi ro tài chính nói chung.

Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện quy định đối với tiền ảo
Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). (Ảnh: Quốc hội)

Một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi của dự thảo Luật, lo ngại về việc tăng chi phí tuân thủ, gây khó khăn không cần thiết cho doanh nghiệp, người dân, nhất là với đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan. Một số ý kiến cho rằng dự thảo Luật còn có khá nhiều nội dung quy định chưa rõ ràng, chưa minh bạch, còn định tính, có thể dẫn đến tình trạng lúng túng, không thống nhất trong quá trình áp dụng và thiếu tính khả thi trong thi hành.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng dự thảo Luật cơ bản kế thừa một số quy định như Luật hiện hành và quá trình triển khai chưa thấy Chính phủ báo cáo gặp vướng mắc.

Cụ thể, về phân loại đối tượng báo cáo, vẫn quy định phân tách đối tượng báo cáo theo loại hình, gồm: tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan và chỉ điều chỉnh một số quy định về hoạt động của đối tượng báo cáo (sửa đổi tên gọi của một số hoạt động của đối tượng báo cáo phù hợp với nội hàm khái niệm của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) và với quy định của pháp luật có liên quan; chỉ bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán).

Về nghĩa vụ của đối tượng báo cáo, cơ bản đã được quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 như nhận biết khách hàng, báo cáo giao dịch có giá trị lớn, báo cáo giao dịch đáng ngờ và báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử vượt mức quy định… Đây là các nghĩa vụ được quy định xuyên suốt trong các khuyến nghị của FATF. Ngoài ra, quy định trách nhiệm ban hành các quy định, quy trình về quản lý rủi ro (tại Điều 16, 17, 19, 24) và xây dựng quy định nội bộ của đối tượng báo cáo (tại Điều 24) cũng đều được kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012.

Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện quy định đối với tiền ảo
Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) với 483/488 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. (Ảnh: Quốc hội)

Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo, rà soát giảm bớt 4/10 nội dung xây dựng quy định nội bộ của đối tượng báo cáo là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ (Điều 24); cho phép đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật, thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức khác hoặc bên thứ ba để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp (khoản 2 Điều 12); được gửi dữ liệu điện tử hoặc báo cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử trong trường hợp cần thiết (Điều 36); điều chỉnh thời hạn gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ từ 02 ngày làm việc lên 03 ngày làm việc (Điều 37)…

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội và chỉnh lý tại dự thảo Luật nhiều điều, khoản nhằm bảo đảm tính khả thi, rõ ràng, cụ thể, dễ triển khai hơn trong thực tiễn.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phúc Thọ đã tổ chức chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Cầu mây Việt Nam vào chung kết thế giới sau màn hạ đẹp Thái Lan và Hàn Quốc

Cầu mây Việt Nam vào chung kết thế giới sau màn hạ đẹp Thái Lan và Hàn Quốc

Tại giải vô địch cầu mây thế giới 2025 đang diễn ra ở Songkhla (Thái Lan), cả đội tuyển nam và nữ Việt Nam đã cùng tạo nên chiến tích ấn tượng khi giành chiến thắng thuyết phục tại vòng bán kết nội dung 4 người, qua đó xuất sắc ghi tên mình vào trận chung kết của giải đấu uy tín nhất hành tinh ở môn thể thao này.
U23 Indonesia vượt Thái Lan sau loạt luân lưu, tái ngộ U23 Việt Nam ở chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Indonesia vượt Thái Lan sau loạt luân lưu, tái ngộ U23 Việt Nam ở chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Indonesia xuất sắc đánh bại U23 Thái Lan 7-6 trên chấm luân lưu sau khi hai đội hòa 1-1 trong 120 phút thi đấu tại bán kết U23 Đông Nam Á 2025. Với chiến thắng nghẹt thở này, đội bóng xứ vạn đảo giành vé vào chung kết và sẽ đối đầu U23 Việt Nam trong trận tranh cúp vô địch diễn ra ngày 29/7 tới.
Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Trận đấu giao hữu giữa Liverpool và AC Milan vào lúc 18h30 ngày 26/7 tại Hồng Kông không chỉ là một màn chạm trán kinh điển gợi nhớ về hai trận chung kết Champions League hào hùng giữa thập niên 2000, mà còn là cơ hội để cả hai “ông lớn” của bóng đá châu Âu thử nghiệm đội hình, chiến thuật dưới triều đại huấn luyện viên mới. Đặc biệt, với Liverpool, đây là trận đấu đầu tiên trên đất châu Á, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới dưới thời HLV Arne Slot.
Nhận định Arsenal vs Newcastle: Cuộc đối đầu đầy “duyên nợ”

Nhận định Arsenal vs Newcastle: Cuộc đối đầu đầy “duyên nợ”

Trận đấu giao hữu giữa Arsenal và Newcastle diễn ra vào lúc 18h30 ngày 27/7 tại Sân vận động Quốc gia Singapore hứa hẹn sẽ là một màn thử sức đáng chú ý cho cả hai đội trước thềm mùa giải mới. Trong khi Arsenal đang tìm cách củng cố đội hình và hoàn thiện lối chơi để hiện thực hóa tham vọng vô địch, Newcastle lại đang đối mặt với nhiều bất ổn sau một khởi đầu mùa hè không mấy suôn sẻ.
Manchester United vs West Ham: Màn khởi động đầu mùa giải mới của Quỷ Đỏ

Manchester United vs West Ham: Màn khởi động đầu mùa giải mới của Quỷ Đỏ

Trận đấu giao hữu giữa Manchester United và West Ham vào lúc 06h00 ngày 27/7 tại New Jersey không chỉ là một màn chạm trán mang tính thử nghiệm mà còn là cơ hội để cả hai câu lạc bộ định hình lại bộ mặt trước thềm mùa giải mới đầy cam go.
Nhận định Luton vs Tottenham: Đẳng cấp chênh lệch, kịch bản khó khăn

Nhận định Luton vs Tottenham: Đẳng cấp chênh lệch, kịch bản khó khăn

Vào lúc 21h00 ngày 26/7, Tottenham Hotspur sẽ có chuyến làm khách đến Kenilworth Road để đối đầu với Luton Town trong khuôn khổ trận đấu giao hữu tiền mùa giải 2025. Đây là trận đấu thứ hai trong ngày của Spurs, một kế hoạch “kỳ quặc” nhưng đầy tính toán của HLV Thomas Frank nhằm rà soát lực lượng và tối ưu hóa thời gian chuẩn bị. Trong khi Tottenham đang hừng hực khí thế sau một mùa giải thành công rực rỡ, Luton lại đang chìm sâu trong khủng hoảng và phải vật lộn tìm đường trở lại.

Tin khác

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Ngày 25/7, Bộ Tài chính đã thông tin chính thức về vụ tai nạn dẫn đến việc ông Phan Đức Dũng - Vụ trưởng bị ngã tử vong.
Phường Ô Chợ Dừa góp ý dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ phường

Phường Ô Chợ Dừa góp ý dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ phường

Chiều 25/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Ô Chợ Dừa tổ chức Hội nghị tham gia góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ phường Ô Chợ Dừa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội đã dâng hương viếng Anh hùng liệt sĩ và đến thăm, tặng quà của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội tới các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã Minh Châu.
Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Rà soát những khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang được Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp thực hiện, nhằm tập hợp các vướng mắc cần sửa đổi để đề xuất, tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai

Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai

Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), Đồng Nai đã và đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025).
Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Ban Công tác Công đoàn lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Ban Công tác Công đoàn lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng nay (25/7) Đại hội Chi bộ Ban Công tác Công đoàn (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam) lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Dự kiến trong ngày 25/7, Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam) sẽ tiếp tục tổ chức 4 chuyến bay vận chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An.
Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ổn định, phát huy hiệu quả, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động