Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu
Tăng lương phải đồng hành với kiềm chế lạm phát, trượt giá Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) |
Sáng 29/6, với 454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 93,42%, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với nhiều điểm mới quan trọng.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cho biết, về đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu, được quy định tại Điều 64 dự thảo Luật.
Theo đó, đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m, n Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội, khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động.
b) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1 tháng 1 năm 2021;
![]() |
Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua dự án Luật. Ảnh: Quốc hội. |
c) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có từ đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định của Chính phủ;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đối tượng quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1 tháng 1 năm 2021;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Chính phủ quy định việc hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh hoặc mất hồ sơ và các trường hợp đặc biệt khác.
Về ý kiến đề nghị thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần yếu tố có tính chất quyết định đối với công thức tính lương hưu, tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia và khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Việc thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần cần được đánh giá toàn diện, tổng thể. Trong khi chưa đánh giá được tác động của việc thay đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ như dự thảo Luật.
Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tại thời điểm năm 2022, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bình quân của người lao động là 29,93 năm (trong đó nam 31,38 năm, nữ 28,44 năm), thời gian hưởng lương hưu bình quân là 26,04 năm (trong đó nam 25,3 năm; nữ 27,7 năm).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Nhận định Ipswich vs Arsenal: Pháo thủ lấy đà trước thềm đại chiến châu Âu

Cựu nhân viên Vietcombank chiếm đoạt gần 49 tỷ đồng của khách hàng

Nhận định Heidenheim vs Bayern Munich: Hùm xám dồn lực, chủ nhà lâm nguy

Nhận định trận đấu Everton vs Man City: Không dễ cho nhà vô địch

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Giá vàng hôm nay (19/4): Vàng nhẫn, vàng miếng tiếp tục tăng
Tin khác

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau
Tin mới 18/04/2025 06:24

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả
Tin mới 17/04/2025 20:51

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”
Tin mới 17/04/2025 15:43

Tại nạn lao động tại Bình Dương khiến 3 người chết
Tin mới 17/04/2025 15:32

Không thể để hiện tượng “một mâm cơm 5 người quản lý”
Tin mới 17/04/2025 14:05