-->

Quận Tây Hồ siết chặt quản lý mô hình “vùng xanh” an toàn

Bám sát sự chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội, quận Tây Hồ đang nỗ lực từng ngày để việc siết chặt quản lý “vùng xanh” an toàn là bước đi vững chắc, là giải pháp kịp thời trong thời điểm giãn cách xã hội hướng tới mục tiêu giữ vững, mở rộng “vùng xanh”, thu hẹp “vùng đỏ” và “vùng cam”, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người dân, duy trì hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại địa bàn.
Chung tay xây dựng và bảo vệ “vùng xanh doanh nghiệp” Người dân phường Bưởi chung tay giữ gìn, bảo vệ “vùng xanh” Huyện Ứng Hòa điều chỉnh phù hợp để quyết tâm giữ vững "vùng xanh"

Đẩy nhanh tiến độ, siết chặt quản lý

Bà Lê Thị Thu Hằng, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Tây Hồ cho biết, trước những nỗ lực, sự chủ động và kết quả bước đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tây Hồ, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị quận trong việc triển khai các mô hình mới, cách làm sáng tạo, đạt hiệu quả. Tiêu biểu như triển khai nhanh chóng Nghị Quyết 68 hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; triển khai thẻ vào chợ, phân chia thời gian người dân đi chợ...

Quận Tây Hồ siết chặt quản lý mô hình “vùng xanh” an toàn
Chốt kiểm soát "vùng xanh" trên địa bàn phường Bưởi

Việc triển khai “vùng xanh” an toàn trên địa bàn quận Tây Hồ là nét mới, sáng tạo gắn với văn hóa người Hà Nội, gắn liền với phong trào xây dựng các tổ dân phố an toàn, khu dân cư an toàn chung tay đẩy lùi Covid-19. Đồng thời, quận Tây Hồ cũng được Trung ương, Thành phố ghi nhận, khen thưởng về việc tích cực vận động ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid-19. Đây chính là khởi nguồn của Kế hoạch số 44-KH/QUTH ngày 13/8/2021 của Ban Thường vụ Quận ủy: siết chặt quản lý các “vùng xanh” an toàn đảm bảo thực chất, hiệu quả, xác định xây dựng các tổ dân phố xanh an toàn trong tổ dân phố có nhiều “vùng xanh” an toàn.

Theo đó mục tiêu quan trọng mà quận Tây Hồ tiếp tục hướng tới đó là giữ vững và mở rộng các “vùng xanh” an toàn, triển khai nhanh tiêm vắc xin theo hướng khoanh vùng, tập trung tiêm vắc xin ở những “vùng đỏ”, “vùng cam”, giữ vững các “vùng xanh” để đạt miễn dịch cộng đồng.

Tính đến thời điểm này, toàn quận có 106 tổ dân phố xanh an toàn, 35 chung cư an toàn, lập 274 chốt với thời gian thực hiện từ 6h đến 22h hàng ngày. Sở Chỉ huy quận đã phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương Hà Nội triển khai 7 điểm cung cấp thực phẩm an toàn tại địa bàn dân cư (Nhật Tân, Bưởi, Xuân La, Yên Phụ, Phú Thượng, Thụy Khuê, Tứ Liên), tiếp tục đề xuất 12 điểm bán hàng bằng xe lưu động để đáp ứng nhu cầu của người dân trong các “vùng xanh”.

Khắc phục khó khăn, xác định đúng “vùng xanh”, đảm bảo thực chất

Các phường trên địa bàn quận Tây Hồ đã chủ động rà soát, lập các chốt cứng đảm bảo đáp ứng điều kiện thực tế với các địa bàn dân cư. Các “vùng xanh” xây dựng nội quy dựa trên quy ước của tổ dân phố đảm bảo nhân dân phát huy quyền làm chủ, tự kiểm tra, giám sát, tiến tới tạo nhiều “vùng xanh” an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Trước mắt, quận chỉ đạo triển khai khẩn trương tại 3 phường Yên Phụ, Bưởi, Thụy Khuê; từ đó rút kinh nghiệm triển khai đồng bộ tại 8 phường.

Quận Tây Hồ siết chặt quản lý mô hình “vùng xanh” an toàn
Quận Tây Hồ triển khai xây dựng "vùng xanh" tại các khu chung cư nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa dịch

Ông Hoàng Xuân Sáng, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ cho biết, ngay sau khi nhận được kế hoạch, phường Yên phụ đã xây dựng và triển khai thành lập ngay 28 chốt “vùng xanh” an toàn, 2 chốt “vùng đỏ”, trong đó có 2 chốt chợ, 4 chốt cứng đảm bảo nghiêm tại các vùng giáp ranh phường Tứ Liên và phường Phúc Xá (quận Ba Đình).

“Thực tế địa bàn phường có nhiều ngõ ngách nhỏ, do vậy Sở Chỉ huy phường đã phân công rõ trách nhiệm cho các Tổ trưởng dân phố tiếp tục rà soát điểm chốt, hoàn thiện nội quy và cách thức quản lý các “vùng xanh” an toàn. Công tác xét nghiệm và tiêm vắc xin được triển khai nhanh chóng tới các khu vực có nguy cơ lây nhiễm. Công tác đảm bảo an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm, phường đã hỗ trợ, trao tặng trên 7.000 suất quà. Bước đầu thực hiện siết chặt “vùng xanh” an toàn được người dân trên địa bàn đồng tình, ủng hộ”, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND phường Yên Phụ chia sẻ.

Tại phường Bưởi, Sở Chỉ huy phường đã rà soát và thành lập 25 chốt; đảm bảo ghi chép sổ sách quản lý người ra, vào theo mẫu quy định. Rà soát 192 thợ xây còn đang ở lại tại địa bàn đã được hỗ trợ lương thực, thực phẩm.

Ông Phạm Xuân Đức, Bí thư Đảng ủy phường Bưởi cho biết: Trên địa bàn có dân số đông, đường làng, ngõ xóm nhỏ, vì vậy việc triển khai “một ngõ - một cửa” còn gặp khó khăn trong việc xử lý rác thải của người dân. Khu vực chợ Bưởi còn có sự đan xen, giáp ranh với phường Nghĩa Đô nên việc quản lý cần phải chặt chẽ hơn. Bài học kinh nghiệm mà phường đúc rút ra là sự quyết đoán, truyền tải nhanh chóng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Quận ủy; phát huy trách nhiệm của người đứng đầu và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch; phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân, tinh thần tương thân tương ái, góp công, góp sức cùng Đảng bộ, chính quyền trong công tác phòng, chống dịch.

Tại phường Thụy Khuê, sau khi rà soát thực tế tại địa bàn, phường đã thành lập 58 chốt trong đó có 53 chốt tổ dân phố, 5 chốt trong khu dân cư; thành lập và huy động lực lượng tại chỗ tham gia thực hiện nhiệm vụ tại các chốt. Sở Chỉ huy phường đã chỉ đạo rà soát số lượng người lao động ngoại tỉnh ở lại địa bàn, số lượng doanh nghiệp, cửa hàng ngừng hoạt động theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, đồng thời phối hợp cung cấp số liệu để các chốt quản lý theo“vùng xanh” an toàn.

Quận Tây Hồ siết chặt quản lý mô hình “vùng xanh” an toàn
Chợ Phú Gia triển khai "vùng xanh" an toàn, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh tại chợ

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ khẳng định quận cần xây dựng nhiều “vùng xanh” an toàn trong tổ dân phố an toàn. Trên địa bàn quận thống nhất thiết lập 274 “vùng xanh” an toàn, duy trì một đường ra - vào, chặn chốt cứng ngăn cách các địa bàn “vùng xanh”; tổ chốt trực ghi chép đầy đủ, kiểm soát và quản lý chặt chẽ số người ra - vào. Đồng thời quản lý chặt chẽ các chợ dân sinh trên địa bàn, tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm quy tắc 5K, hạn chế tình trạng tụ tập đông người, tránh nguồn lây nhiễm từ các chợ.

Bên cạnh đó, UBND các phường đẩy nhanh việc tiêm vắc xin, phấn đấu đạt tỷ lệ 70% người dân trên địa bàn được tiêm vắc xin. Cùng với việc triển khai thực hiện kế hoạch siết chặt “vùng xanh”, các đơn vị cần tiến hành rà soát các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó đề ra giải pháp hoàn thành mục tiêu kép vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.

Song song với công tác phòng, chống dịch, UBND các phường cần rà soát kỹ các đối tượng người có công, các đối tượng chính sách, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; nắm chắc số người lao động ngoại tỉnh đang phải ở lại địa bàn để hỗ trợ nhằm mục tiêu “không bỏ ai lại phía sau”.

Từ những kết quả quận Tây Hồ đã đạt được cho thấy dù không phải là địa phương đầu tiên tổ chức mô hình “vùng xanh” an toàn trên địa bàn Thành phố nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, hướng đến lợi ích của nhân dân, mô hình “vùng xanh” an toàn tại quận thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.
Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Trận đấu giữa Girona vs Betis trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Ở vòng đấu này chứng kiến cuộc chạm trán tưởng chừng chênh lệch giữa Girona và Real Betis, nhưng lại ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ - đặc biệt trong giai đoạn nước rút của mùa giải.
Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4), giá USD trên thị trường tự do đang tăng cao, theo dự báo của giới chuyên gia, tỷ giá USD/VND có thể tăng xấp xỉ 4% so với thời điểm cuối năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định bóng đá trận Tottenham vs Nottingham Forest trong khuôn khổ vòng 33 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Trận đấu này nhiều khả năng sẽ có thế trận cởi mở, nhưng đội khách với khát khao và phong độ ổn định hơn có thể là những người nở nụ cười sau cùng.
Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Trận đấu giữa Parma vs Juventus diễn ra vào lúc 01h45 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Cuộc đối đầu diễn ra trong bối cảnh Juventus đang phải dàn trải lực lượng để chuẩn bị cho FIFA Club World Cup sắp tới, còn Parma lại ở thế chẳng còn gì để mất, cuộc so tài này hứa hẹn sẽ là một thử thách không hề dễ dàng cho đội khách.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động