-->

Quận Hoàn Kiếm tiếp xúc cử tri triển khai đề án phát triển kinh tế đêm

Chiều nay (3/9) Thường trực Hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “về triển khai đề án phát triển kinh tế đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm”. Tại hội nghị 100% ý kiến cử tri phát biểu đều nhất trí với nội dung Đề án, đồng thời đóng góp thêm nhiều ý kiếm tâm huyết, thiết thực.
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công
Lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm ra quân trong ngày đầu thực hiện giãn cách
Đại hội Đảng bộ quận Hoàn Kiếm khoá XXVI: Xây dựng Quận ngày càng giàu đẹp, hiện đại, thanh lịch, văn minh

3 tiềm năng, thuận lợi để phát triển kinh tế đêm

Theo bà Nguyễn Thị Phương Chung – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân quận Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm có 3 tiềm năng thuận lợi để phát triển kinh tế đêm. Đó là với vị trí là trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm kinh tế, trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng, thuận lợi để phát triển kinh tế đêm. Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử, truyền thống văn hoá Thăng Long - Hà Nội, hội tụ rất nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đêm, đặc biệt là có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng.

Quận Hoàn Kiếm tiếp xúc cử tri triển khai đề án phát triển kinh tế đêm
Cử tri quận Hoàn Kiếm tham gia Hội nghị

Cùng với đó những năm gần đây, số lượng du khách quốc tế lưu trú trên địa bàn tăng nhanh (năm 2016 đạt 1,4 triệu lượt, năm 2017 đạt 1,8 triệu lượt, năm 2018 đạt 2,1 triệu lượt, năm 2019 đạt 2,35 triệu lượt). Việc đa dạng các sản phẩm dịch vụ du lịch ban đêm tạo cơ hội cho du khách có thêm nhiều trải nghiệm thú vị và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, góp phần tăng thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách. Hơn nữa, khách quốc tế từ các nước như Châu Âu, Mỹ, Úc, Đài Loan,… đã quen với việc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ban đêm tại nước của họ, do vậy, họ cũng kỳ vọng sẽ được khám phá những nét đặc sắc ở sản phẩm du lịch đêm tại điểm đến du lịch.

Thủ đô nói chung, quận Hoàn Kiếm nói riêng có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, cũng rất thuận lợi cho phát triển kinh tế đêm.

Trên thực tế, kinh tế đêm đã hình thành ở quận Hoàn Kiếm từ nhiều năm nay diễn ra dưới các loại hình như: Các không gian đi bộ, chợ đêm, các tuyến phố ẩm thực, cửa hàng tiện lợi, quán café, quán bar, vũ trường, karaoke và các sự kiện, chương trình văn hóa nghệ thuật, giải trí trong nhà và ngoài đường phố,… vào ban đêm. Một số hoạt động đêm đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa, đời sống của một bộ phận người dân địa phương và là địa điểm không thể bỏ qua của khách du lịch khi đến với Hoàn Kiếm.

Hoàn Kiếm đã tổ chức thí điểm mở rộng giới hạn thời gian kinh doanh đến 02 giờ sáng. Thực hiện chủ trương của Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ tháng 9/2016 đến nay, Uỷ ban nhân dân quận đã triển khai tổ chức thí điểm mở rộng giới hạn thời gian kinh doanh đến 02 giờ sáng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn quận, thu hút 65 cơ sở kinh doanh đủ điều kiện và đăng ký tham gia; tạo thêm không gian vui chơi, thu hút du khách khi đến với Thủ đô và quận Hoàn Kiếm; đáp ứng nhu cầu giải trí, giao lưu, tìm hiểu cuộc sống ban đêm của du khách đặc biệt là du khách quốc tế, tăng thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách.

Quận Hoàn Kiếm cũng đã tổ chức Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Đến nay, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã tạo dựng được một điểm đến, điểm hẹn, điểm nhấn của Thủ đô; tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước.

Quận cũng tổ chức các không gian đi bộ trong khu phố cổ, như tuyến phố đi bộ kết hợp thương mại Hàng Đào - Hàng Giấy và chợ đêm Đồng Xuân: các tuyến phố đi bộ mở rộng Khu bảo tồn cấp I - khu phố cổ Hà Nội. Cùng với đó là các không gian ẩm thực đêm, như không gian ẩm thực tại Chợ đêm Đồng Xuân:không gian ẩm thực tại tuyến phố Tống Duy Tân - ngõ Cấm Chỉ…

5543 img 2467
Cử tri đồng tình với nội dung trong Đề án phát triển kinh tế đêm quận Hoàn Kiếm

Để phát huy các giá trị văn hóa, xúc tiến du lịch, thu hút khách du lịch, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách, qua đó góp phần khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của quận Hoàn Kiếm và Thành phố Hà Nội, việc triển khai đề án phát triển kinh tế đêm quận Hoàn Kiếm là hợp lý và cần thiết. Theo Đề án phát triển kinh tế đêm quận Hoàn Kiếm, phạm vi hoạt động kinh tế chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí; Dịch vụ ăn uống; Dịch vụ mua sắm; Dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Các hoạt động du lịch; Các hoạt động vận chuyển; Các hoạt động tài chính, ngân hàng bổ trợ cho các hoạt động kinh tế đêm.

Để tham gia tổ chức thí điểm phát triển kinh tế đêm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện cơ bản gồm: Phải có đăng ký kinh doanh và các giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật. Có địa điểm kinh doanh trong nhà, cam kết đảm bảo các yêu cầu về văn minh thương mại, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; có phương án chủ động đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ tại cơ sở kinh doanh, bố trí nơi gửi phương tiện cho khách hàng. Tổ chức phát wifi miễn phí và cho du khách sử dụng miễn phí nhà vệ sinh của cơ sở kinh doanh. Thực hiện thủ tục đăng ký tổ chức các hoạt động kinh tế đêm với uỷ ban nhân dân phường nơi có địa điểm kinh doanh để theo dõi và quản lý.

Các hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn quận được tổ chức không giới hạn thời gian hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần. Các không gian đi bộ trong Khu phố cổ, không gian văn hóa, dịch vụ, thương mại, du lịch Phùng Hưng - Gầm Cầu tổ chức đồng bộ với thời gian tổ chức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Các hoạt động ngoài trời tổ chức đến 24h00. Các điểm di tích, di sản phục vụ du lịch mở cửa đến 24h00.

100% ý kiến cử tri đồng tình việc triển khai Dự án Phát triển kinh tế đêm

Phát biểu tại hội nghị, đại diện cử tri phường Lý Thái Tổ, bà Nguyễn Thị Minh Hà, đồng tình với đề án phát triển kinh tế đêm của quận. Theo bà Hà, qua thời gian thí điểm tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận rồi chính thức triển khai; thí điểm bán hàng đến 2 giờ đêm có thể thấy việc kinh doanh đêm rất hiệu quả thu hút nhiều hơn du khách du lịch đến với Hà Nội, và lưu trú lâu hơn ở Hà Nội. Theo bà Hà, ban ngày du khách đi tham quan các địa điểm du lịch, ban đêm họ cũng muốn đi dạo và mua sắm. Nếu không có những điểm để họ mua bán dêm thì rất đáng tiếc.

Đồng tình với ý kiến của bà Minh Hà, bà Diệu, đại diện Cty TNHH thương mại, dịch vụ Phong Cách Việt cho rằng du khách đén với Hà Nội là rất lớn, chỉ tính riêng năm 2019 ngành du lịch Thủ đô đón 29 triệu lượt khách(7 triệu là du khách Quốc tế), ngoài ra Hà Nội có khảng 10 triệu người sinh sống bap gồm cư dân, người nước ngoài và ngoại tỉnh. Tuy nhiên các dịch vụ kinh doanh ở Hà Nội chủ yếu hoạt động từ 7 h sáng đến 18 h tối và đây là một hạn chế. Mức chi tiêu trung bình của du khách tại Việt Nam còn khá thấp, bình quân khoảng 95USD/ngày. Trong khi đó theo thống kê của các nước du khách sẽ dành 50% chi tiêu ban ngày 50% chi tiêu cho các dịch vụ giải trí ban đêm. Thay mặt các DN có hoạt động vào ban đêm bà Diệu mong muốn được kéo dài hoạt động kinh doanh vào ban đêm để khách thoải mái du lịch và tham quan vào ban đêm; mở rộng mạng lưới giao thông công cộng ban đêm như kéo dài hoạt động một số tuyến xe bus; mở thêm điểm đón taxi buổi đêm; mở thêm các điểm trông xe ban đêm.

5542 img 2470
Cử tri mong Đề án sớm được Thành phố phê duyệt và triển khai

Cử tri Nguyễn Khắc Minh, phường Hàng Buồm cho rằng, Đề án được thực hiện sẽ góp phần phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của Quận sau đại dịch Covid. Tuy nhiên theo ông Minh để triển khai Đề án hiệu quả cần đầu tư xây dựng, nâng cấp khu vực phố đi bộ, các khu vực gầm cầu; các điểm thương mại như chợ đồng Xuân. Cũng theo ông Minh hiện Hoàn Kiếm cần phải có kế hoạch liên kết các HTX, các trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố để đa dạng mặt hàng kinh doanh phục vụ du khách. Các nhà mặt phố phải sạch đẹp; quy hoạch các khu bán từng mặt hàng rõ rệt; giá cả phải được kiểm soát. Đồng thời cần cần có sự phối hợp giữa các ban ngành để giải quyết tiếng ồn ban đếm; vấn đề vệ sinh môi trường… để đảm bảo môi trường du lịch hấp dẫn.

Cư tri Nguyễn Quyết Thắng, Phường Hàng Mã: Cũng rất đồng tình với Đề án và đóng góp ý kiến: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về du lịch cũng như phát triển kinh tế đêm của Quận. Theo ông Thắng để thu hút được du khách cần bố trí giao thông hợp lý, như bến bãi trông xe thuận lợi cho việc mua sắm,, tham quan của du khách. Bố trí nhà vệ sinh, điểm thu gom rác hợp lý. “Phải Phát triển mạng viễn thông đủ mạnh và đảm bảo công tác an ninh trật tự về đêm, muốn vậy phải lắp đặt hệ thống camera công cộng”, ông Thắng chia sẻ.

Còn theo bà Lê Thị Phong Lan, cử tri phường Trần Hưng Đạo: Phát triển kinh tế ban đêm là tất yếu, điều đó vừa khai thác tốt tiềm năng vốn có, vừa phát triển kinh tế nhất là lĩnh vực du lịch – thế mạnh của quận Hoàn Kiếm. Bà Lan đóng góp ý kiến, nên đầy mạnh quảng bá hình ảnh phong cảnh, con người Việt Nam; định kỳ tổ chức chương trình biểu diễn thời trang, lễ hội đường phố; phát triển nghệ thuật truyền thống như tuồng, chéo, múa rối…phát triển du lịch ven khu vực sông Hồng.

“Kích thích tiêu dùng ban đêm sẽ sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cho kinh tế của quận, tuy nhiên phải xử lý nghiêm nạn lừa đảo bán hàng giả, chéo kéo khách du lịch, giá cả chặt chém du khách” bà Lan nói.

Ông Nguyễn Văn Lượng, cử tri phường Hàng Bông cho rằng hiện Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng đã tổ chức một số hoạt động ban đêm như tuyến phố đi bộ khu mua sắm, khu ẩm thực, các cửa hàng tiện ích,… tuy nhiên các hoạt động này chưa thể gọi là phát triển kinh tế đêm theo đúng nghĩa mà mới chỉ là khai thác quy mô nhỏ lẻ, chưa tạo điểm nhấn, chưa thực sự đóng góp vào tăng trưởng kin tế của Quận.

Để xây dựng phát triển kinh tế ban đêm theo ông Lương Thành phố, Quận phải tạo một số sản phẩm hướng tới du lịch hoạt động đêm; những sản phẩm này phải thực hiện thu hút và giữ chân được du khách khi họ đến với Hoàn Kiếm. Việc xây dựng, quy hoạch các địa điểm hoạt động về đêm phải phù hợp với công năng sử dụng không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt củ người dân xung quanh. Cần bố trí các loại hình dịch vụ phù hợp với từng khu vực, chuyên sâu có lựa chọn hợp lý tạo điểm nhấn riêng biệt mà các nơi khác không có. Cần xây dựng khung pháp lý đầy đủ về phát triển kinh tế đêm, theo đó khi phát triển dịch vụ, thời gian, khu vực, người tham gia các lĩnh vực đó phải đáp ứng về các tiêu chuẩn, chất lượng về tiếng ồn, ánh sáng và phải xa tổ dân phố, bệnh viện trường học; đồng thời phải tăng cường năng lực công tác quản lý nhà nước để tránh biểu hiện biến tấu, tệ nạn phát sinh.

Cùng với đó cần phải có quy hoạch, sắp xếp các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp với nét ẩm thực của Hà Nội nói chung quận Hoàn Kiếm nói riêng, mặt hàng nào phù hợp thì khuyến khích phát triển, mặt hàng nào không phù hợp thì tuyên truyền vận động chuyển đổi. Việc tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế ban đêm, phải gắn liền với văn hoá nghệ thuật nhằm bảo tồn di sản văn hoá cũng như xây dựng hình ảnh văn hoá con người Việt, các món ăn truyền thống của Hà Nội.

Phát biểu kết luận hội nghị tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Anh Quân – Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định 100% ý kiến cử tri phát biểu tại hội nghị đồng tình với dự án phát triển kinh tế đêm của quận. Ông Quân cũng cho biết việc thí điểm kinh doanh đêm thời gian qua đã đạt kết quả rất đáng khích lệ. Để củng cố hoạt động phát triển kinh tế đêm, hạn chế sự manh mún, bất cấp thì việc triển khai thí điểm Đề án là rất cần thiết. Quận nhận định cần tạo môi trường kinh doanh, an ninh trật tự đảm bảo để thúc đẩy phát triển kinh tế, sau khi thí điểm sẽ hướng tới kinh doanh 24 giờ.

Khi đề án được Thành phố phê duyệt sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 triển khai trong 1 năm, tập trung phát triển các Không gian động lực cho kinh tế đêm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế đêm toàn diện trên toàn địa bàn quận. Giai đoạn 2 sau khi hoàn thiện giai đoạn 1 sẽ triển khai toàn diện trên địa bàn toàn quận.

Quận Hoàn Kiếm cũng tăng cường xây dựng cải tạo cảnh quan môi trường; lắp đặt thêm hệ thống chiếu sáng; tại các tuyến phố, điểm tham quan du lịch; lắp đặt thêm nhà vệ sinh công cộng; thùng rác ở các điểm công cộng…

Quận phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền về sản phẩm du lịch đặc thù của quận cũng như hoạt động phát triển kinh tế đêm một cách bài bản. Hỗ trợ vận động các hộ kinh doanh chuyển đổi các mặt hàng kinh doanh phù hợp phục vụ khách du lịch. Sắp xếp kinh doanh ở các tuyến phố một cách hợp lý, gắn với ý nghĩa lịch sử của từng tuyến phố. Xây dựng một số tuyến phố biểu diễn nghệ thuật như tuyến phố Tràng thi…

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Xem thêm
Phiên bản di động