Phát triển kinh tế báo chí truyền thông thời kinh tế số
Hội thảo là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thường niên mang tên “Diễn đàn báo chí tháng 6” do Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Báo Vietnamnet (Bộ TTTT) và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đồng chủ trì tổ chức.
Hội thảo được tổ chức nhằm nhận diện bức tranh kinh tế báo chí Việt Nam, đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế quản lý để phát triển kinh tế báo chí truyền thông số cũng như các giải pháp cho bài toán kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam, những gợi mở và kết nối ý tưởng.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại hội thảo. |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng cho biết, báo in, báo điện tử hay phát thanh, truyền hình đều dựa khá nhiều vào nguồn thu quảng cáo. "Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan báo chí đang phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi khoảng 70% doanh thu của báo chí chính thống. Hiện nay các cơ quan báo chí đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong các quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó là cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu sản xuất cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước” - Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nói.
Theo Phó Giáo sư. Tiến sĩ Bùi Chí Trung - Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, việc phát triển kinh tế báo chí truyền thông không chỉ cần nhìn từ một vài trường hợp cụ thể, từ riêng một lĩnh vực hay loại hình riêng biệt mà cần được nhìn nhận ở quy mô tổng thể, chiến lược và toàn diện của hệ thống báo chí quốc gia, gắn với bối cảnh phát triển kinh tế số mạnh mẽ hiện nay. Từ đó có bước phát triển nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng báo chí cách mạng, của hệ thống truyền thông Việt Nam chuyên nghiệp và nhân văn.
“Vấn đề kinh tế báo chí - truyền thông Việt Nam chưa bao giờ nóng bỏng, phức tạp và nan giải như những năm gần đây. Cả giới báo chí cùng các nhà thiết kế chính sách đã bàn luận về nhiều định hướng, mô hình và phương thức tháo gỡ. Tuy nhiên, bài toán khó dường như vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Những kết quả đạt được mới chỉ tiến đến một vài khía cạnh của cơ chế chính sách, những đề xuất dường như mới tóm lược một số mô hình tham khảo bên ngoài. Chúng ta vẫn chưa thực sự thẳng thắn đề cập đến bản chất, thậm chí còn đang né tránh những nút thắt cơ bản kìm hãm sự phát triển kinh tế báo chí - truyền thông. Nút thắt đó mang tính nguyên lý, như một “vòng kim cô” cần được “niệm chú” nới bỏ", Phó Giáo sư. Tiến sĩ Bùi Chí Trung cho hay.
![]() |
Quang cảnh hội thảo |
Hội thảo đã nhận được hơn 50 tham luận của các học giả hàng đầu về kinh tế và báo chí, truyền thông đến từ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như: Đức, Áo, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…, chuyên gia đến từ các tập đoàn Google, Viettel, VieOn, Le Bross… Các tham luận và ý kiến đã tiếp cận phong phú theo nhiều góc độ, nhiều chiều cạnh về vấn đề kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh kinh tế số.
Hội thảo “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” được tổ chức với 3 phiên họp, thảo luận. Trong đó, phiên toàn thể nhận diện bức tranh kinh tế báo chí báo chí Việt Nam. Phiên thảo luận chuyên đề tập trung về việc đổi mới cơ chế quản lý để phát triển kinh tế báo chí truyền thông số; bài toán kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam, những gợi mở và kết nối ý tưởng.
Các phiên thảo luận tại Hội thảo đã tập trung làm rõ những thành công, hạn chế, những vấn đề bất cập trong kinh tế báo chí tại Việt Nam; những mô hình, ý tưởng, cơ chế phát triển kinh tế báo chí, đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quốc tế và những bước tiến mới tại Việt Nam. Các ý kiến thảo luận cũng đi sâu phân tích về những dự báo, vấn đề cần quan tâm chú trọng trong hoạt động kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển kinh tế số trong thời gian tới; sự đồng hành của hệ thống cơ sở đào tạo báo chí truyền thông trong lĩnh vực kinh tế báo chí nói riêng cũng như trong sự phát triển bền vững lâu dài của báo chí Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ TTTT sẽ lắng nghe, ghi nhận tổng hợp các ý kiến đề xuất và kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ những “nút thắt” để thúc đẩy phát triển kinh tế báo chí trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công đoàn tổ chức hiệu quả Tháng Công nhân, thúc đẩy người lao động EVN đổi mới, sáng tạo

Nhận định Las Palmas vs Brighton: “Chim mòng biển” bay cao

Sớm phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam giành ngôi Á quân chặng 2 SEA V.League 2025 đầy ấn tượng

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Hoà Xá: Tặng quà tri ân các gia đình thân nhân liệt sĩ
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3
Tin mới 21/07/2025 08:22

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ
Tin mới 20/07/2025 21:00

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã
Tin mới 20/07/2025 18:00

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3
Tin mới 20/07/2025 16:39

Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm
Tin mới 20/07/2025 15:10

Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3
Tin mới 20/07/2025 15:07

Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"
Tin mới 20/07/2025 15:04

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy
Tin mới 20/07/2025 06:41

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long
Tin mới 19/07/2025 22:17

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3
Tin mới 19/07/2025 22:10