-->

Phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô từ các không gian sáng tạo

Khai thác giá trị không gian sáng tạo là một bước đi hiệu quả và đầy tiềm năng để thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Khai mạc Tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo Kiến tạo các không gian để Hà Nội thêm văn minh

Thế mạnh trong việc phát huy các không gian sáng tạo

Ngày 22/2, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đặc biệt, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu "Thành phố sáng tạo" của UNESCO với các biện pháp cụ thể như: Xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội; xây dựng, củng cố, kết nối, đầu tư cho các không gian sáng tạo; tổ chức tuần Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội hằng năm; tổ chức mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo trẻ...

Đây là một chiến lược đúng đắn bởi Hà Nội là một trong những địa phương có tiềm năng, thế mạnh trong việc phát huy các không gian sáng tạo.

Phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô từ các không gian sáng tạo
Không gian sáng tạo tại Manzi Art Space.

Theo khảo sát của Văn phòng Hội đồng Anh tại Hà Nội, Thủ đô đang dẫn đầu cả nước với hơn 100 không gian văn hóa sáng tạo. Theo định nghĩa của Hội đồng Anh thì không gian sáng tạo là “một địa điểm, có thể là địa điểm thực hoặc địa điểm trực tuyến, là nơi đem những con người sáng tạo đến với nhau. Đó là nơi tụ họp, chia sẻ không gian và hỗ trợ cho các hoạt động kết nối, phát triển kinh doanh và thu hút cộng đồng trong các lĩnh vực sáng tạo, văn hóa và công nghệ”.

Hình ảnh người dân Hà Nội cuối tuần tham gia hoạt động văn hoá tại phố đi bộ Hồ Gươm, vui chơi tại phố bích hoạ Phùng Hưng hay tham dự các buổi trình diễn nghệ thuật tại Ơ Kìa Hà Nội, VICAS Art Studio, Heritage Space, Cà phê thứ Bảy, Manzi, Hanoi Grapevine… là những ví dụ sinh động về các không gian sáng tạo của Thủ đô.

Có nhiều mô hình về không gian sáng tạo như vừa kết hợp kinh doanh cà phê, vừa biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật, các buổi hội thảo, toạ đàm với đa dạng các loại hình văn hoá, từ: Mỹ thuật, tạo hình, thời trang, kiến trúc đến phim ảnh…

Không gian sáng tạo còn là nơi mà các doanh nghiệp có thể kết nối, hỗ trợ cho thuê mặt bằng hoặc hỗ trợ không gian cho các nghệ sĩ trong việc trưng bày, truyền thông, kinh doanh các tác phẩm nghệ thuật, các trò chơi, công cụ giải trí nhằm đưa chúng gần hơn với cộng đồng, kết nối xã hội.

Phát triển không gian sáng tạo mang lại sinh kế cho người dân

Phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô từ các không gian sáng tạo
Suối Cheonggyecheon ở Seoul, Hàn Quốc.

Ở các nước phát triển, không gian sáng tạo đóng vai trò rất lớn trong việc tạo dựng bản sắc đô thị và mang lại nguồn lợi không nhỏ. TS. Lê Thị Việt Hà, người có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về văn hoá kinh doanh Hàn Quốc cho biết: "Người Hàn Quốc rất giỏi trong "văn hoá hoá kinh doanh" và "kinh doanh hoá văn hoá". Công nghiệp văn hoá là viên gạch nền tảng của kinh tế sáng tạo. Khai thác giá trị không gian sáng tạo là một bước đi hiệu quả và đầy tiềm năng ở Hàn Quốc".

Theo TS. Lê Thị Việt Hà, ngay giữa Thủ đô công nghệ số như Seoul, người Hàn đã xây dựng, phục dựng và bảo tồn các không gian văn hoá thành công với sự giúp sức không chỉ từ chính phủ mà còn cả cộng đồng người dân sinh sống xung quanh.

"Như chúng ta đã biết Cheonggyecheon vốn là một dòng suối dài gần 6km chảy qua trung tâm Seoul, từng bị chôn lấp dưới lớp bê tông suốt gần 50 năm để xây dựng đường cao tốc Cheonggye phía trên, xung quanh là những khu nhà tồi tàn… nhưng người Hàn Quốc đã "hồi sinh" nó một cách thần kỳ. Hiện nay, nơi đây đã trở thành điểm du lịch xanh lý tưởng và là biểu tượng của thủ đô Seoul. Đây không chỉ là hình mẫu về phát triển không gian đô thị mà còn về tiềm năng thương mại và văn hoá.

Hay câu chuyện bảo tồn các làng cổ ngay giữa Seoul như làng Bukchon Hanok, làng dân tộc Namsan Hanok – vốn là nơi sinh sống của các quan lại, quý tộc từ thời Joseon. Trong những ngôi nhà ở các làng này, người dân cùng chính quyền địa phương bảo tồn nhà cửa, làm dịch vụ du lịch rất tốt, khiến cho bất cứ du khách nào đi tour Seoul cũng phải ghé qua một lần cho biết. Như vậy có thể nói, phát triển không gian sáng tạo mang lại sinh kế cho người dân", TS. Lê Thị Việt Hà cho hay.

Ngoài ra, một ví dụ không thể không nhắc đến là Tobacco Factory Theatre ở thành phố Bristol (Anh). Đây là một không gian sáng tạo được hình thành từ việc cải tạo một công trình đã cũ – nhà máy thuốc lá bị bỏ hoang. George Ferguson, một chính trị gia lúc đó đã bỏ tiền ra mua nhà máy này và khuyến khích các nghệ sĩ biến khu đất bỏ hoang này thành một địa điểm nghệ thuật; kéo theo sự mở cửa của hàng loạt cửa hàng và dịch vụ, một khu vực đáng sống với người dân địa phương...

Tuy nhưng, để phục dựng và bảo tồn các không gian văn hoá thành công không phải chuyện một sớm một chiều và chỉ đến từ một phía, mà cần sự huy động nguồn lực từ chính quyền và cả cộng đồng.

Dự án Nghệ thuật công cộng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) cũng là ví dụ điển hình cho những nỗ lực của chính quyền và người dân trong việc tạo dựng thành công một không gian sáng tạo. Dự án được Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm khởi xướng và đã hoàn tất vào năm ngoái. Chỉ trong chưa đầy 2 tháng thi công, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn và các nghệ sĩ đã cải biến khu vực ven sông Hồng vốn được coi là mặt sau của Thành phố trở thành một điểm nhấn nghệ thuật thu hút cộng đồng, các bạn trẻ và khách nước ngoài đến tham quan, chụp ảnh.

Hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế, một nhà nhà nghiên cứu mỹ thuật nổi tiếng đã có tác phẩm “Bức tường danh vọng” trong dự án này. Sau một thời gian dài giãn cách vì dịch Covid-19, mới đây, anh đã quay trở lại Phúc Tân từ sáng sớm để tận hưởng luồng không khí trong lành từ dòng sông Hồng.

Hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế cho biết: "Thật vui được gặp lại bà con và tác phẩm của mình sau thời gian xa cách. Có những chỗ cây đã mọc che gần hết những chiếc cổng của tôi. Với bà con Phúc Tân, dự án nghệ thuật này đem đến một không gian sống lành mạnh, tươi sáng, cho lũ trẻ ven sông có thêm nhiều hy vọng vào ngày mai tươi đẹp".

"Thành phố là một tuyệt tác của tập thể", để Hà Nội là một nơi không gian sáng tạo, không gian đáng sống, cần rất nhiều công sức đến từ mỗi cá nhân, tập thể có trách nhiệm. Mong rằng với việc thực hiện tốt Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Thành phố sẽ có những cơ chế, chính sách đồng bộ hơn để khuyến khích các doanh nghiệp xã hội, cộng đồng phát triển nhiều không gian sáng tạo hơn nữa trong tương lai.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), quận Thanh Xuân đã tổ chức gặp mặt hơn 300 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sinh sống trên địa bàn quận.
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - chìa khóa để thành công

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - chìa khóa để thành công

Ngành Điện lực là một trong những ngành có nhiều rủi ro và nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động luôn được Công ty Điện lực Thường Tín (thuộc Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội) quan tâm hàng đầu nhằm bảo vệ, giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể gây tai nạn cho người lao động, qua đó góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ trong sản xuất, kinh doanh.
“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (1995 - 2025) và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc - biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.

Tin khác

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã và đang từng bước hình thành tầm nhìn mới trong việc phát triển công nghiệp văn hóa. Hiện, Thành phố đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Nhiều chuyên gia cho rằng, các khu công nghiệp, nhà máy cũ nằm trong nội đô cũng cần được nhìn nhận lại với tư duy tái sinh đô thị sáng tạo.
TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm

Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm

Chiều 14/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung.
Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc nhằm thể hiện ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.
Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng

Tính năng biến ảnh cá nhân thành mô hình đồ chơi bằng Chat GPT đã gây sốt trên mạng xã hội suốt những ngày qua. Tuy thế, người dùng cần cẩn trọng và cân nhắc trước khi tải ảnh và các thông tin cá nhân của mình lên các mô hình trí tuệ nhân tạo, bởi nhiều nguy cơ có thể sẽ xảy ra mà bạn không lường trước được.
Xem thêm
Phiên bản di động