-->

Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng

(LĐTĐ) Hàng chục năm nay, múa rồng đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa của người dân xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Đặc biệt từ khi đội múa rồng xã Yên Mỹ được thành lập vào năm 2010 đã góp phần làm cho nét đẹp văn hóa này ngày càng phát triển.
Bừng sáng tinh hoa văn hóa múa rồng của Thủ đô Đặc sắc múa rồng tại phố đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm Múa rồng  đất Thăng Long Đặc sắc Liên hoan các điệu múa dân gian ở huyện Thanh Trì

Gắn bó với múa rồng đã hơn 10 năm nay, anh Nguyễn Ngọc Long, đội trưởng đội múa rồng xã Yên Mỹ đã cùng 25 thành viên của đội múa nỗ lực duy trì nét văn hóa đẹp này ở xã Yên Mỹ. Anh Long cho biết, đội múa rồng xã Yên Mỹ quy tụ nhiều bạn trẻ yêu môn nghệ thuật truyền thống này.

Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng
Đội múa rồng xã Yên Mỹ quy tụ nhiều bạn trẻ yêu môn nghệ thuật truyền thống.

Một trong những cái nôi phát triển loại hình múa rồng là đất Thăng Long xưa. Những màn múa đẹp mắt, hòa quyện nét đẹp tâm linh và võ thuật cổ truyền thường được biểu diễn trong các dịp hội hè, lễ, Tết đã trở thành một dấu ấn văn hóa đậm nét của thủ đô Hà Nội.

Rồng - linh vật tượng trưng cho sự cao quý và uy quyền của bậc vua chúa, gắn liền với các truyền thuyết của văn hóa Việt Nam, đã được cha ông ta tìm tòi phát triển thành nghệ thuật múa rồng mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.

Ở Hà Nội, múa rồng phổ biến ở nhiều vùng, trong đó, huyện Thanh Trì là nơi có nhiều làng, xã còn lưu giữ và phát huy nghệ thuật múa rồng. Như làng Triều Khúc, Ngọc Hồi, Vĩnh Thịnh, Đại Áng, Vĩnh Quỳnh,… Nhiều địa phương vào dịp hội hè, lễ Tết còn tổ chức thi múa rồng với các điệu rồng chầu, rồng lượn, rồng bay, rồng uốn khúc… tạo cho không khí cho lễ hội truyền thống thêm vui tươi, gửi gắm ước mong cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, nhân khang vật thịnh của cư dân nông nghiệp đất Việt.

Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng
Đội múa tham gia biểu diễn ở nhiều lễ hội.

Nếu múa lân - sư chỉ cần có 2 người thì múa rồng cần từ 10-20 người. Có con rồng dài vài chục mét và cũng có những con không quá 5m. Múa rồng đòi hỏi người múa luyện tập rất công phu mới có thể phối hợp nhịp nhàng khi rồng uốn lượn, rồng phóng tới, rồng đảo lại phô diễn thần oai.

Để điệu múa đẹp, hấp dẫn, người múa thể hiện nhiều động tác uyển chuyển, linh hoạt biểu lộ nhiều cung bậc cảm xúc, hòa quyện trong tiếng trống giục giã, sôi động. Khi diễn nhiều đội múa sử dụng các kỹ xảo hấp dẫn như xếp hình cao, phun lửa, phun mưa, nhào lộn...

Ngày nay, việc các câu lạc bộ múa rồng được thành lập và phát triển vừa làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, vừa góp phần bảo tồn những điệu múa cổ, nét đẹp văn hóa dân gian của dân tộc.

“Đội múa rồng xã Yên Mỹ mong muốn được giao lưu, học hỏi và tiếp tục tôn vinh biểu tượng rồng thiêng liêng của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến; cùng nhau hội tụ, đoàn kết, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Vì đội thu hút nhiều các bạn trẻ, nên mọi người phấn khởi khi được tham gia các liên hoan của huyện và của Thành phố; tích cực luyện tập trong nhiều ngày để có được những màn biểu diễn thuyết phục”, anh Long chia sẻ.

Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng
Đi tới đâu, đội múa cũng nhận được sự chào đón nhiệt liệt

Ông Đàm Mạnh Luy - Trưởng thôn 3 xã Yên Mỹ cho biết, múa rồng được coi là một nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm chất nghệ thuật dân gian của người dân xã Yên Mỹ. Mỗi khi có liên hoa nghệ thuật, cả xã nô nức kéo nhau đi cổ vũ đội múa. Còn mỗi khi Tết đến Xuân về hay vào ngày hội làng, hội xã, cảnh rồng uốn lượn, nhào lộn, làm xiếc khiến cho bà con trong xã quên đi những nhọc nhằn, vất vả, hướng đến những ngày tháng thanh bình, no đủ sắp tới.

“Đội múa rồng là linh hồn của lễ hội đối với người dân xã Yên Mỹ, nơi những thanh niên trẻ tuổi biết yêu và gìn giữ nét truyền thống của cha ông. Nhiều năm nay, đội múa rồng xã Yên Mỹ đều tham gia các lễ hội của xã cũng như của huyện Thanh Trì. Đi tới đâu, đội múa cũng nhận được sự chào đón nhiệt liệt của nhân dân, đó chính là động lực giúp các thành viên ngày càng say mê, gắn bó và quyết tâm thể hiện xuất sắc vai diễn của mình”, ông Đàm Mạnh Luy nói.

Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng
Tham gia Liên hoan múa rồng Hà Nội

Được truyền dạy, hướng dẫn từ đường đi nước bước đến ý nghĩa của môn nghệ thuật múa rồng, các thành viên trong đội đã say mê học hỏi, luyện tập, góp ý, hỗ trợ lẫn nhau ngày càng trở nên lão luyện, chuyên nghiệp. Môn nghệ thuật múa rồng đòi hỏi người diễn luôn phải nhanh nhạy trong các động tác, đồng thời mỗi vai diễn trong đội, nhóm đều có một vai trò không thể thiếu để một bài múa thành công.

Ngoài việc biểu diễn phục vụ các lễ hội của xã, đội múa rồng xã Yên Mỹ còn được mời đi biểu diễn tại nhiều sự kiện văn hóa - thể thao và một số lễ hội ở các vùng lân cận trong huyện. Hàng năm huyện Thanh Trì thường xuyên tổ chức liên hoan múa dân gian và đội múa rồng xã Yên Mỹ luôn tích cực tham gia và đạt nhiều giải cao. Đội có nhiều năm liền đạt giải xuất sắc liên hoan múa dân gian huyện Thanh Trì và tham gia thi cấp Thành phố.

Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng
Và nhiều năm giành nhải Nhất, Nhì tại Liên hoan múa rồng Hà Nội

Nhiều năm, đội múa rồng xã Yên Mỹ đại diện cho huyện Thanh Trì tham gia liên hoan múa rồng cấp Thành phố đã mang về 2 giải nhất và 1 giải nhì cho huyện nhà.

Nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của quê hương; năm 2009, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì ban hành Đề án khôi phục các điệu múa cổ, múa dân gian, trong đó có múa rồng. Hàng năm, huyện đều tổ chức Liên hoan múa dân gian để các đội được giao lưu học hỏi và nâng cao kỹ năng, nghệ thuật múa.

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng cho biết, các điệu múa cổ, múa dân gian, là nét văn hóa phong phú, độc đáo được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác của người dân Thanh Trì, góp phần giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Liên hoan múa dân gian hằng năm của huyện cũng sân chơi bổ ích phát huy tài năng nghệ thuật và là dịp để các đội múa được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ, kỹ thuật, nghệ thuật, chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn...

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động