--> -->

Phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam

Chiều 22/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp tổ chức Hội nghị “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam” nhằm tạo chuyển biến thực chất và triển khai hiệu quả Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”.
Xây dựng Luật Dữ liệu để phát triển Chính phủ số, thúc đẩy kinh tế số Dấu ấn lấn biển và kỳ tích kinh tế của “nước siêu giàu Trung Đông” Phấn đấu tăng trưởng kinh tế Thủ đô đạt 2 con số ít nhất trong 10 năm liên tục

Đây là sự kiện đầu tiên có quy mô toàn quốc, lớn nhất về Halal, với sự tham dự của nhiều lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, tỉnh, thành phố cùng 600 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến, trong đó có hơn 50 đoàn khách quốc tế đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức quốc tế, trung tâm chứng nhận và các doanh nghiệp Halal uy tín trên thế giới, đại diện ngoại giao của các tổ chức quốc tế, các quốc gia và thị trường Halal tiêu biểu.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sáng kiến của Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị, qua đó góp phần định hướng cho chiến lược phát triển ngành Halal Việt Nam, mở ra các cơ hội kinh doanh - đầu tư mới. Thủ tướng đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của Hội nghị góp phần thúc đẩy kết nối kinh tế, văn hóa, con người giữa Việt Nam với các nước trên thế giới thông qua sản phẩm, dịch vụ Halal.

Phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam
Chiều 22/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp tổ chức Hội nghị “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam”. Ảnh: Nhật Bắc.

Nhấn mạnh tiềm năng của thị trường Halal toàn cầu, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.

Thủ tướng đánh giá Việt Nam có 3 cơ sở quan trọng để phát triển ngành Halal. Thứ nhất, Việt Nam có tình hình chính trị, xã hội ổn định, tiềm lực và quy mô nền kinh tế, dân số ngày càng lớn mạnh, đứng thứ 34 về quy mô kinh tế, thuộc nhóm 20 quốc gia có quy mô thương mại hàng đầu và đang ở giai đoạn dân số vàng với 100 triệu người...

Thứ hai, Việt Nam có quan hệ đối ngoại và liên kết kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia trên thế giới, quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với 32 nước, tham gia hơn 70 tổ chức khu vực, quốc tế quan trọng và có quan hệ hợp tác tốt đẹp với cộng đồng các quốc gia Hồi giáo trên thế giới.

Thứ ba, Việt Nam có các lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi để tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ Halal nhờ kinh nghiệm và đóng góp về bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, có nhiều sản phẩm nông nghiệp có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về Halal, cũng như lợi thế trong phát triển du lịch, trong đó có du lịch Halal với đường bờ biển dài, hệ sinh thái đa dạng...

Phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng cũng khẳng định 3 thông điệp của Việt Nam trong phát triển ngành Halal. Một là, Việt Nam mong muốn đưa Halal thành “nội hàm hợp tác kinh tế quan trọng, trụ cột mới, động lực mới” trong phát triển quan hệ với các nước. Hai là, Việt Nam coi Halal là “cơ hội vàng” để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất và tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu. Ba là, Việt Nam chủ trương phát triển ngành Halal trên cơ sở tôn trọng các giá trị văn hóa, nhất là văn hóa con người, giá trị về chung sống hòa bình, thể hiện sự đóng góp, trách nhiệm của Việt Nam để cùng xây dựng thế giới hòa bình, đa dạng, hài hòa và cùng phát triển.

Để Việt Nam phát huy nội lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về Halal, Thủ tướng đề nghị cần thực hiện 5 thúc đẩy gồm thúc đẩy hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; thúc đẩy đàm phán, ký kết các thỏa thuận, hiệp định, bản ghi nhớ hợp tác, các thỏa thuận công nhận và thừa nhận lẫn nhau về chứng nhận Halal; thúc đẩy các đối tác khu vực, quốc tế đến đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam; thúc đẩy quảng bá, xúc tiến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu Halal Việt Nam và mở cửa các thị trường; thúc đẩy giao lưu nhân dân, hợp tác trao đổi văn hóa, tăng cường hiểu biết giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

Phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, Việt Nam có nền tảng vững chắc về khoa học và công nghệ để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm Halal chất lượng cao, cam kết tiếp tục phối hợp với các đối tác quốc tế để đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất và nâng cao năng lực chứng nhận Halal của Việt Nam, nhằm nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.

Phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam
Các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Tại Hội nghị, các đại biểu trong nước và quốc tế đánh giá cao các tiềm năng, thế mạnh và chiến lược của Việt Nam trong việc tích cực tham gia vào thị trường Halal toàn cầu. Chủ tịch Cơ quan Halal Ấn Độ Mohamed Jinna đánh giá Việt Nam đang đứng trước “tương lai tươi sáng” khi tiếp cận một thị trường Halal toàn cầu “đang rộng mở”, trong đó chứng nhận Halal sẽ là “cánh cửa” để Việt Nam tiếp cận một thị trường trải dài trên nhiều ngành công nghiệp khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang, du lịch...

Tổng Thư ký Viện Tiêu chuẩn và Đo lường các quốc gia Hồi giáo (SMIIC) Ihsan Ovut đánh giáo cao sự phát triển kinh tế năng động của Việt Nam, tiềm năng của Việt Nam trong phát triển ngành du lịch Halal, thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm Halal. Chủ tịch Trung tâm Chứng nhận Halal Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) Moteb Al-Mezani cho rằng, chứng nhận sản phẩm nói chung, trong đó có chứng nhận Halal, là sự thể hiện cao nhất của niềm tin đối với chất lượng sản phẩm, chủ trương phát triển ngành Halal của Việt Nam phù hợp với lợi ích, định hướng phát triển quan hệ hợp tác của các nước vùng Vịnh.

Các đại biểu tin tưởng nỗ lực của Việt Nam trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế sẽ đạt kết quả tích cực trong thời gian tới, tiếu tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, sự phát triển chung của ngành Halal thế giới.

Các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị Halal quy mô lớn, mang tầm quốc tế đã tạo cơ hội kết nối các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác tiềm năng trong thị trường Halal toàn cầu. Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn nhấn mạnh, thông qua việc tăng cường hợp tác quốc tế về Halal, các doanh nghiệp của tỉnh đã được tiếp cận thông tin về thị trường, hiểu rõ hơn về cách thức phát triển sản phẩm Halal và kết nối với các đối tác Halal toàn cầu.

Phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm Halal của doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Nhật Bắc

Các đại biểu tham gia Hội nghị đều có chung nhận định, để thâm nhập, tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung vào một số nhóm biện pháp chính gồm hỗ trợ kết nối địa phương, doanh nghiệp với các đối tác, thị trường Halal toàn cầu trong các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, du lịch, dệt may, dược và mỹ phẩm; đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách quản lý nhà nước về Halal, tối ưu hóa quy trình chứng nhận, thúc đẩy thừa nhận, công nhận lẫn nhau về chứng nhận Halal; đẩy mạnh giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các quốc gia, cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu đã chứng kiến Giới thiệu Trung tâm chứng nhận Halal quốc gia Việt Nam (HALCERT), Bộ Tiêu chuẩn Halal Việt Nam, Lễ ra mắt “Góc Halal” trên Báo Thế giới và Việt Nam, và Lễ trao 5 văn kiện hợp tác giữa Trung tâm Chứng nhận GCC, Cơ quan Halal Hàn Quốc, Trung tâm Chứng nhận Halal châu Âu, Học viện Halal thuộc công ty TNHH GAE (Malaysia) và Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh với các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam về tiêu chuẩn và Halal.

Trong khuôn khổ Hội nghị cũng đã diễn ra Phiên Kết nối Địa phương - Doanh nghiệp với hàng chục hoạt động tiếp xúc giữa các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác quốc tế. Sau Hội nghị, đoàn đại biểu quốc tế sẽ thăm tỉnh Quảng Ninh và làm việc với một số doanh nghiệp có tiềm năng về Halal của tỉnh. Ngoài ra, đoàn doanh nghiệp Hy Lạp - ASEAN cũng thăm tỉnh Quảng Ngãi để tìm kiếm cơ hội hợp tác và kinh doanh với địa phương và doanh nghiệp.

Hội nghị đã truyền tải được thông điệp về một Việt Nam sẵn sàng “cùng hợp tác và cùng phát triển”, kết hợp hài hòa giữa “nội lực” từ các tiềm năng, thế mạnh trong nước với “ngoại lực” đến từ việc phát huy hiệu quả hợp tác quốc tế để phục vụ phát triển ngành, hệ sinh thái Halal Việt Nam toàn diện và bền vững, từng bước khẳng định vị thế vững chắc trên bản đồ Halal toàn cầu.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.

Tin khác

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Hôm nay (21/7), giá dầu thế giới tăng nhẹ khi thị trường phản ứng trước loạt thông tin trái chiều về kinh tế và thuế quan tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent tăng 0,12 USD/thùng, tương đương 0,17%, giảm 0,35%, giá dầu WTI tăng 0,17 USD/thùng, tương đương 0,25%.
Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.185 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,46 điểm.
Giá vàng hôm nay (21/7): Vẫn duy trì ở mức cao

Giá vàng hôm nay (21/7): Vẫn duy trì ở mức cao

Giá vàng hôm nay 21/7: Giá vàng trong nước và thế giới có tuần giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Các chuyên gia tiếp tục tỏ ra lạc quan về giá vàng trong tuần này có thể vượt mốc 3.400 USD
Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Trong nước, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn giảm trở lại. Giá vàng thế giới được dự báo khởi sắc.
Giá xăng sẽ tiếp tục giảm trong tuần tới?

Giá xăng sẽ tiếp tục giảm trong tuần tới?

Dự báo trong kỳ điều hành tuần tới, giá xăng có khả năng sẽ tiếp tục giảm. Trong khi đó, giá dầu có thể tăng nhẹ.
Thị trường du lịch dịp 2/9: Nhiều tour “cháy” sớm, giá cả ổn định

Thị trường du lịch dịp 2/9: Nhiều tour “cháy” sớm, giá cả ổn định

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhưng thị trường du lịch đã bắt đầu “nóng” lên từng ngày. Nhiều công ty lữ hành ghi nhận lượng khách đăng ký tour tăng nhanh, đặc biệt là các tour ngắn ngày và hành trình khám phá thiên nhiên, biển đảo. Năm nay, giá tour nhìn chung ổn định, nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu được tung ra sớm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lên kế hoạch nghỉ lễ.
Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7), giá dầu thô thế giới giảm nhẹ do lo ngại về nguồn cung sau khi Liên minh châu Âu (EU) công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,23 USD/thùng, giảm 0,35%, giá dầu WTI ở mốc 67,30 USD/thùng, giảm 0,30%
Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước hiện đang ổn định. Giá vàng thế giới đang dao động trong vùng cao, cho thấy khả năng duy trì ổn định bất chấp căng thẳng chính trị và bất định kinh tế.
Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.185 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,51%, lên mức 98,46.
Xem thêm
Phiên bản di động