Phải khắc phục tình trạng “thiếu giáo viên, thiếu lớp học, thiếu sách giáo khoa”
Hà Nội thời tiết nắng ráo trong ngày khai giảng năm học mới TRỰC TUYẾN: Học sinh Thủ đô hân hoan chào đón năm học mới |
Sáng 5/9, ngay sau khi dự lễ khai giảng tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm cơ sở vật chất của nhà trường và có cuộc làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường về công tác chuẩn bị cho năm học mới và thực tế triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Hà Nội nghiên cứu triển khai cơ chế “đặt hàng” dịch vụ từ các cơ sở giáo dục
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội thiếu khoảng 8.000 biên chế giáo viên; vừa qua, các cấp có thẩm quyền đã phân bổ thêm khoảng 2.000 chỉ tiêu biên chế cho Thành phố.
Thành phố sẽ thực hiện việc tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu được phân bổ bảo đảm số lượng và chất lượng; đồng thời quán triệt và chủ động triển khai nghiêm Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 31/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường điều kiện, bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sáng 5/9 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng cho biết, Thành phố sẽ nghiên cứu triển khai cơ chế “đặt hàng” dịch vụ từ các cơ sở giáo dục để đáp ứng nhu cầu của người dân, đặt hàng một cách công bằng, bình đẳng, cạnh tranh, minh bạch giữa công lập và ngoài công lập.
Nhà nước sẽ “đặt hàng” các gói dịch vụ cơ bản; còn người dân ngoài các đối tượng được cung cấp các dịch vụ giáo dục theo quy định thì có thể đặt mua các gói cơ bản hoặc nâng cao. Đây là cơ sở để các trường có thể tiến tới tự chủ, trong đó có việc tự chủ về tuyển dụng giáo viên, giải quyết vấn đề thiếu giáo viên.
Cùng với đó, Thành phố rà soát lại quỹ đất dành cho giáo dục; đặc biệt là ở các quận, huyện có tốc độ tăng dân số cơ học rất lớn, số học sinh tăng rất nhanh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lấy ví dụ như phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai hiện có trên 75.000 người dân trên hồ sơ quản lý và thực tế cao hơn nhiều.
Mọi hoạt động phải hướng tới học sinh, giáo dục toàn diện đức - trí - thể - mỹ
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo bố trí việc dự lễ khai giảng tại một trường ngoài công lập để có thể tìm hiểu cụ thể về những khó khăn, thách thức và cả những mô hình, cách làm hay.
Trước đó, nhân dịp năm học mới, Thủ tướng đã tới thăm 3 ngôi trường công lập khác ở Lào Cai và Phú Thọ. Các chuyến thăm này nhằm khảo sát thực tế thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Thủ tướng bày tỏ ấn tượng với lễ khai giảng trang trọng của Trường Đoàn Thị Điểm, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc “tôn sư trọng đạo”. Thủ tướng nêu rõ, nền giáo dục dân tộc với truyền thống tốt đẹp đó phải kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả với nền giáo dục hiện đại, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, để chúng ta vừa giữ vững độc lập, tự chủ, vừa tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; xây đựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, ngày càng hùng cường, thịnh vượng như Bác Hồ hằng mong muốn, lấy nội lực (gồm con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa - lịch sử) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự liên hoan chào mừng năm học mới sau lễ khai giảng của các em học sinh Trường Đoàn Thị Điểm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu luôn luôn đổi mới trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, bày tỏ tâm đắc với 3 đổi mới của Trường Đoàn Thị Điểm: Một là đổi mới dạy học ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập, dạy ngoại ngữ ngay từ nhỏ cho các em; hai là đổi mới hoạt động bán trú, đây là vấn đề rất quan trọng với cấp tiểu học, một mặt để bố mẹ các em yên tâm công tác, làm việc, mặt khác góp phần giúp việc giáo dục học sinh tại nhà trường không chỉ đơn thuần về mặt văn hóa; ba là đổi mới giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn như bơi lội, ứng phó động đất, cháy nổ, có ý thức tham gia giao thông, bảo vệ môi trường…
Thủ tướng cũng mong muốn nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung liên tục cập nhật, đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức giáo viên trong bối cảnh thế giới có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Ông lấy ví dụ, biến đổi khí hậu đang gây nhiều tác động trên toàn cầu và tại Việt Nam, cần giáo dục, tạo ý thức cho các em ngay từ nhỏ trong bảo vệ môi trường bằng những việc tưởng như nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định.
Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm “nhà trường là nền tảng, học sinh là trung tâm, thầy cô giáo là động lực”; mọi hoạt động phải hướng tới học sinh, giáo dục toàn diện đức - trí - thể - mỹ cho học sinh; thầy cô giáo phải là động lực để chăm lo, tạo sự tin yêu, thực là tấm gương cho các em noi theo.
Thủ tướng đề nghị tổng kết các mô hình hay, kinh nghiệm tốt, cách làm hiệu quả, tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động chính sách để xây dựng, hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó có cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Thủ tướng cho rằng đây là chủ trương đúng nhưng phải tổ chức thực hiện sao cho phù hợp với từng giai đoạn, từng địa phương, giúp các cơ sở giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, công bằng.
Thủ tướng cũng đề nghị các cấp, các ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, các nhà trường; khắc phục bằng được tình trạng “thiếu giáo viên, thiếu lớp học, thiếu sách giáo khoa”, trong đó có việc cho học sinh mượn sách giáo khoa và giáo dục các em ý thức tiết kiệm, giữ gìn sách để sử dụng lâu dài…
Thủ tướng mong muốn đội ngũ lãnh đạo, giáo viên Trường Đoàn Thị Điểm giữ vững đoàn kết, thống nhất, phát huy truyền thống, tinh thần vượt khó, tiếp tục mở rộng “hệ sinh thái Trường Đoàn Thị Điểm” đủ sức cạnh tranh với các trường quốc tế. “Không có việc gì là không khó, nhưng cũng không có việc gì là không thể, như truyền thống của dân tộc ta là càng khó khăn càng thông minh, sáng tạo”, Thủ tướng chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08