-->
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội:

Phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu của người dân và hình thành nét đẹp văn hóa truyền thống dịp đầu năm, hiện nhiều di tích lịch sử trên địa bàn Thủ đô đã được mở cửa trở lại. Theo ghi nhận, công tác phòng chống dịch được Ban Quản lý các di tích và du khách thực hiện nghiêm túc, đảm bảo.
Lễ hội Từ Lương Xâm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Những ngày đầu di tích trên địa bàn Thủ đô mở cửa, công tác phòng, chống dịch được đảm bảo

Không khí xuân rộn ràng

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thiên nhiên như đang thay màu áo mới, tô điểm rạng rỡ thêm cho vẻ đẹp trầm lắng của các công trình kiến trúc cổ kính nơi đây. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện không còn cảnh phải chen chúc hay xếp hàng đợi tới lượt mua vé tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám như trước đây. Công tác phòng, chống dịch cũng được đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt. Ngay từ cổng vào, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã bố trí đầy đủ máy đo thân nhiệt, sát khuẩn tự động, khu vực niêm yết mã QR, bàn khai báo giấy phục vụ người dân và du khách khai báo y tế trước khi vào tham quan di tích.

Phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch
Du khách đảm bảo các quy định phòng chống dịch khi đi chiêm bái tại chùa Hương. Ảnh: Thúy Hà

Theo ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch, phương án mở cửa đón khách tham quan theo các cấp độ dịch; thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn các khu vực của di tích, chuẩn bị các trang thiết bị, điều kiện đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân viên, người lao động và khách tham quan.

“Trung tâm cũng bố trí cán bộ nhắc nhở người dân và du khách xếp hàng giãn cách, tuân thủ khoảng cách tại khu mua vé, cổng soát vé. Bảng khuyến cáo tuân thủ “5K” được đặt tại nhiều địa điểm trong khuôn viên di tích”, ông Lê Xuân Kiêu cho biết.

Không khí du xuân, vãn cảnh, xin chữ đầu Xuân đã thay thế cho sự vắng lặng, im lìm của nhiều ngày đóng cửa. Bạn Nguyễn Minh Hồng Anh, sinh viên năm nhất trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay: “Thời gian này, khi đến với di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, em được vãn cảnh di tích vào Xuân, xin chữ may mắn đầu năm, tham gia tìm hiểu, trải nghiệm in tranh chữ Hán cổ bằng phương pháp truyền thống... Em luôn đảm bảo đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, tránh tụ tập đông người để giữ gìn cho mình và mọi người”.

Còn tại Hoàng thành Thăng Long, không gian nơi đây cũng tràn ngập sắc xuân và đón những vị khách đầu tiên từ ngày 16/2. Theo bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Hướng dẫn - Thuyết minh (Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội), Trung tâm đã xây dựng Kế hoạch, phương án mở cửa, đảm bảo các yêu cầu phòng dịch Covid-19 cho khách tham quan. Cụ thể, chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện phòng dịch, bố trí đầy đủ máy đo thân nhiệt tự động, máy sát khuẩn tự động, mã QR check in, khai báo y tế… Tiến hành vệ sinh các khu vực đón tiếp, nhà trưng bày và các điểm di tích, đảm bảo môi trường tham quan an toàn, xanh, sạch, đẹp. Bố trí phân luồng giãn cách tại nhà đón tiếp và các phòng trưng bày. Du khách tới đây tuân thủ tốt các quy định phòng chống dịch, đặc biệt hào hứng chụp ảnh cùng đàn chim bồ câu, khóm hoa, thảm cỏ hay bức tường thành cổ kính, check in để được tặng một món quà nhỏ với lời chúc may mắn đầu năm từ Trung tâm.

Nêu cao tinh thần phòng, chống dịch

Theo thống kê, trong ngày đầu mở cửa đón du khách trẩy hội, chùa Hương đã đón hơn 8.000 lượt khách thập phương về lễ Phật, cầu bình an. Lượng du khách về với chùa Hương ngày một đông, nhất là những ngày thứ Bảy và Chủ Nhật. Theo Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Ngọc Việt, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch ở chùa Hương, tại 3 cổng trạm vào khu di tích, huyện Mỹ Đức đã bố trí đầy đủ lực lượng yêu cầu du khách thực hiện nghiêm “5K”, yêu cầu 100% đeo khẩu trang (bố trí bán khẩu trang bổ sung), sát khuẩn tay, khai báo y tế bằng QR code. Bố trí 8 chốt kiểm soát dịch và 3 lều y tế lưu động để xử lý các tình huống dịch bệnh phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ: Sốt, ho, mệt mỏi có yếu tố dịch tễ. Ban Tổ chức lễ hội cũng đã bố trí lực lượng công an tăng cường phân luồng xe, tránh ùn tắc giao thông.

Ông Nguyễn Văn Viên - Chủ đò tại bến Yến cho biết: Từ rạng sáng, gia đình tôi thay nhau trực tại bến để phục vụ khách có nhu cầu đi thuyền. Chùa Hương mở cửa đón khách giúp gia đình và nhiều hộ dân có thu nhập. Mỗi chuyến tôi chở dao động từ 5-10 người để phòng chống dịch. Du khách về với quần thể thắng cảnh Hương Sơn đều rất phấn khởi bởi phong cách phục vụ văn minh, lịch sự của Ban Tổ chức và nhân dân xã Hương Sơn. 3.000 đò vận chuyển du khách được trang bị phao cứu sinh, nước sát khuẩn và trở đúng số người theo quy định.

Đang là thời điểm tháng Giêng, tại Phủ Tây Hồ cũng đông người đến lễ đầu năm nhưng không có cảnh chen lấn, xô đẩy như trước đây. Theo ghi nhận của phóng viên, tại trục đường chính vào Phủ Tây Hồ, lực lượng công an phường, Ban Quản lý Phủ Tây Hồ chặn hàng rào chia thành từng đợt người vào để tránh quá đông và liên tục nhắc nhở người dân chấp hành các quy định phòng chống dịch, thực hiện quy định “5K” của Bộ Y tế. Ban Quản lý di tích cũng khuyến cáo người dân khi dâng lễ xong nên về luôn, tránh tụ tập đông người tại khuôn viên Phủ.

Trước đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã về tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động tại các di tích năm 2022. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo vệ, giữ gìn di tích, thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống đảm bảo phù hợp với tình hình dịch trên địa bàn và chỉ đạo của Thành phố.

Đối với hoạt động lễ hội truyền thống, không tổ chức phần hội, chỉ thực hiện các nghi lễ với thành phần tham dự chính, đồng thời chủ động có phương án hạn chế các hoạt động tập trung đông người không cần thiết theo thẩm quyền; tăng cường tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng bằng nhiều hình thức... /.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Xem thêm
Phiên bản di động