-->

Nữ bác sĩ tiên phong trên tuyến đầu chống dịch Covid-19

Trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, đội ngũ y, bác sĩ là những “chiến sĩ áo trắng”. Đây là lực lượng thường trực ở tuyến đầu chịu nhiều áp lực, vất vả và phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao… nhưng vượt qua mọi khó khăn, họ vẫn nỗ lực hết mình vì trách nhiệm và hơn cả vì sức khỏe của nhân dân. Phóng viên (PV) báo Lao động Thủ đô đã có cuộc chia sẻ trực tiếp với Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Oanh, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang, để hiểu thêm về công việc lặng thầm của những chiến sĩ trên tuyến đầu diệt “giặc” Covid-19.
Kỳ 2: Những bệnh viện tiên phong điều trị hậu Covid-19 Gác niềm riêng sau màu áo blouse trắng Vững tin vượt sóng cả giữ yên bình cho Thủ đô

PV: Với trọng trách là một trong những lãnh đạo tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, đảm nhiệm khá nhiều nhiệm vụ quan trọng tại đơn vị, bác sĩ có thể chia sẻ bí quyết giúp mình đảm đương khối lượng công việc nhiều tới vậy?

Bác sĩ Trần Thị Oanh: Cuộc chiến chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc” đang bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt. Trong nhiều tháng qua, ngành Y tế Thủ đô đã và đang căng mình chống dịch. Cả hệ thống Y tế từ trạm y tế xã, phường tới các cơ sở điều trị bệnh viện tầng 2, tầng 3 đều phải liên tục cập nhật, đào tạo chuyên môn để phát hiện, theo dõi ca bệnh nhẹ, phân tầng điều trị các ca bệnh nặng, rồi tham gia chiến dịch tiêm vắc xin thần tốc của Thành phố với mong muốn người dân sớm nhất có được miễn dịch bảo vệ.

Nữ bác sĩ tiên phong trên tuyến đầu chống dịch Covid-19
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Oanh, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang.

Với sứ mệnh chữa bệnh, cứu người, thời gian qua Bệnh viện đa khoa Đức Giang được Sở Y tế Hà Nội giao trọng trách là một trong những đơn vị phụ trách điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại tầng 3 của Thành phố. Thực sự có những ngày, đêm các y, bác sĩ trong viện vô cùng căng thẳng vì lượng bệnh nhân nặng quá tải phải sắp xếp để tiếp nhận và điều trị.

Bản thân tôi, ngay từ đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, với vai trò là thành viên Tiểu Ban điều trị Covid-19 của Bệnh viện đa khoa Đức Giang, đã cùng các thành viên trong nhóm tích cực xây dựng phác đồ điều trị ca bệnh nặng, nguy kịch tại đơn vị; đồng thời, tham gia đào tạo trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới điều trị để hạn chế việc bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng, nâng tầng…

Với khối lượng công việc lớn và áp lực, bởi vậy tôi luôn phải sắp xếp thời gian và công việc khoa học để có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó. Đơn cử, trước một ca trực với nhiều bệnh nhân nặng, nguy cơ diễn biến bất cứ lúc nào; rồi có thể phải tiếp nhận nhiều ca bệnh nặng cùng một lúc; vừa phải tham gia hội chẩn cấp cứu… thì người thầy thuốc từ lúc nhận ca đã phải biết sắp xếp công việc hợp lý để quán xuyến và đảm bảo guồng công việc diễn ra trôi chảy.

Với hơn 25 năm trong nghề Y và gần 20 năm làm Hồi sức cấp cứu nên tôi đủ bình tĩnh và kinh nghiệm để xử lý mọi tình huống có thể diễn ra. Và chính nghề nghiệp tạo cho bản thân thói quen sắp xếp công việc khoa học và cố gắng tìm giải pháp phù hợp, để có thể hoàn thành các công việc được giao một cách hiệu quả nhất.

PV: Là một trong những thành viên tích cực tham gia xây dựng hệ thống Quản lý F0 tại nhà, xin bác sĩ có thể chia sẻ những hiệu quả thực tiễn của hệ thống mang lại trong bối cảnh dịch, bệnh hiện nay?

Bác sĩ Trần Thị Oanh: Những ngày cuối năm 2021, dịch diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Số ca bệnh tăng cao dẫn đến nguy cơ quá tải hệ thống bệnh viện nếu không có sự phân luồng bệnh nhân phù hợp. Bởi vậy tổ chuyên môn của Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã tích cực xây dựng công cụ chuyên môn, phối hợp Công ty phần mềm xây dựng hệ thống Quản lý F0 tại nhà giúp phân loại nhanh chóng mức độ nặng bệnh nhân và quản lý người bệnh bị nhiễm. 90% các bệnh nhân nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ, hoặc không triệu chứng được quản lý tại nhà; được hướng dẫn tự khai báo theo dõi sức khỏe hàng ngày, được theo dõi và kết thúc cách ly; khi người bệnh có nguy cơ chuyển nặng sẽ được y tế cơ sở tiếp cận sớm nhất, liên hệ chuyển viện phù hợp.

Hệ thống này được cập nhật liên tục theo các văn bản hướng dẫn phân luồng tiếp nhận người bệnh Covid-19 của Sở Y tế theo từng thời điểm. Từ đó, giúp phân độ nặng, phân tầng bệnh nhân và chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế phù hợp, đúng tầng bệnh, tránh quá tải bệnh viện.

Nữ bác sĩ tiên phong trên tuyến đầu chống dịch Covid-19
Bác sĩ Trần Thị Oanh đi buồng thăm, khám cho bệnh nhân.

PV: Trực tiêp hội chẩn, đi buồng, chỉ đạo điều trị các ca bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch tại Bệnh viện… nên nguy cơ lây nhiễm rất cao và thậm chí đồng nghiệp cũng dính bệnh, vậy lúc đó bác sĩ có hoang mang hay không? Và với bác sĩ, những ngày lễ, Tết không trọn vẹn bên gia đình, người thân có khiến chị chạnh lòng?

Bác sĩ Trần Thị Oanh: Ngay từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19 bản thân tôi đã là một trong những thành viên tích cực của Tiểu ban tuyên truyền của Bệnh viện với các chương trình tuyên truyền, đào tạo cộng đồng về cơ chế lây truyền, cách dự phòng lây nhiễm, đặc biệt với nhân viên y tế trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc người bệnh. Luôn luôn nhắc nhở đồng nghiệp và tự nhắc mình cẩn trọng trong tuân thủ bảo hộ, nên tôi hoàn toàn tự tin khi đi buồng, hội chẩn các ca bệnh Covid-19.

Bản thân có chuyên môn, tôi tự tin động viên đồng nghiệp không may nhiễm bệnh yên tâm theo dõi sức khỏe, bởi sẽ có rất ít nguy cơ bệnh nặng vì tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện đã được tiêm vắc xin phòng bệnh đủ liều.

Nghề y là nghề đặc thù và người làm nghề y làm việc trong môi trường đặc thù. Nên khi đã chọn nghề y, tôi xác định sẽ sống với những khác biệt của nghề nghiệp này. Nghề y thường không bao giờ có những ngày lễ, Tết trọn vẹn vì không thể tránh được các buổi trực. Bởi vậy, đã lâu rồi tôi không còn cảm giác chạnh lòng khi Tết đến Xuân về mà bản thân không dành trọn vẹn thời gian bên gia đình, người thân nữa.

Ngay trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, việc tham gia hội chẩn các ca bệnh Covid-19 qua điện thoại cũng vẫn là công việc thường xuyên. Và may mắn, người thân trong gia đình đã quen, đã hiểu những vất vả trong nghề nghiệp của một bác sĩ nên tôi cũng được mọi người dành cho sự cảm thông, ưu ái. Sau phần lớn thời gian dành cho công việc, thời gian còn lại, tôi sẽ dành tối đa những thương yêu, quan tâm cho gia đình.

PV: Sắp tới Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), nhiều cá nhân ngành Y tế Thủ đô sẽ được tôn vinh vì những cống hiến trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, bác sĩ có cảm xúc như thế nào?

Bác sĩ Trần Thị Oanh: Trước thềm ngày 27/2, nhân viên y tế chúng tôi càng cảm nhận rõ trọng trách của mình trong vai trò là người thầy thuốc, nhất là trong bối cảnh bệnh dịch Covid-19. Thấy sự cố gắng của mình mỗi ngày trong công việc đều rất cần cho mọi người, từ việc động viên, hướng dẫn mọi người tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe tại nhà khi nhiễm Covid-19 thể nhẹ, đến sát cánh cùng đồng nghiệp điều trị các ca bệnh nặng, nguy kịch.

Gác lại những vất vả của bản thân, tôi cùng các đồng nghiệp trong Bệnh viện đều cảm thấy mọi vất vả, hy sinh của nhân viên y tế như được bù đắp vì đã tích cực điều trị các các bệnh nặng, cứu sống nhiều ca bệnh nguy kịch, hạn chế số ca tử vong do Covid-19 trên địa bàn Thành phố xuống mức thấp nhất. Và những vất vả, hy sinh đó đã được người thân, bạn bè và toàn xã hội cảm nhận rõ hơn, dành cho nhiều sự chia sẻ và tôn trọng.

Nữ bác sĩ tiên phong trên tuyến đầu chống dịch Covid-19
Bác sĩ Trần Thị Oanh tham gia tập huấn các kíp trực trước khi vào khu điều trị Covid-19.

PV: Bác sĩ có gửi gắm, nhắn nhủ gì đến các đồng nghiệp để mọi người có thêm động lực vững vàng bước tiếp, sẵn sàng "chiến đấu" tiến tới đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả?

Bác sĩ Trần Thị Oanh: Với những trải nghiệm đã đi qua và còn phải tiếp tục đối mặt chiến đấu với dịch Covid-19, tôi vẫn luôn cho rằng đã khoác áo blouse trắng thì luôn phải sống cống hiến và sống có trách nhiệm với cộng đồng. Người “anh cả” tại Bệnh viện vẫn động viên, khích lệ cán bộ, nhân viên y tế tại đơn vị: “Chúng ta hãy làm những việc cần cho xã hội, cho dân trước khi được giao nhiệm vụ”. Câu nói đó đã truyền lửa cho tôi, cho Tiểu Ban điều trị Covid-19 tại Bệnh viện. Bản thân tôi muốn lan tỏa câu nói này tới các đồng nghiệp, bởi khi xác định được ý nghĩa của việc bản thân đang làm, mình sẽ thấy luôn có động lực để vững vàng bước tiếp, dù công việc phía trước còn nhiều khó khăn, vất vả.

Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Minh Khuê (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Trong dòng chảy hiện đại hóa của đất nước, doanh nhân không chỉ là lực lượng phát triển kinh tế, mà cần vươn mình trở thành những kiến trúc sư xã hội, người truyền cảm hứng văn hóa, tri thức và đổi mới thể chế.
Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Sáng 17/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ ba khóa X để thảo luận, cho ý kiến một số nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cá thể và nền kinh tế số đang mang đến những cơ hội lớn cho cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, việc chưa nắm rõ các quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế khiến nhiều hộ, cá nhân rơi vào tình huống vi phạm pháp luật mà không hay biết.
Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Ra huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà không một lần đặt chân kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài Hải đội Hoàng Sa rồi tới giếng Vua còn được người dân gọi là giếng Gia Long hay giếng Xó La, nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh thì chưa thể gọi là đến đảo tiền tiêu. Cạnh tượng đài vẫn còn ngôi mộ tụ hồn từ xa xưa như muốn nhắc nhở con cháu muôn đời sau rằng ông cha họ xưa kia bất chấp hiểm nguy, hy sinh tuổi xuân thẳng tiến Hoàng Sa để đánh dấu phần biển đảo thiêng liêng của đất nước.
Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động nhân dịp Tháng Công nhân

Nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động nhân dịp Tháng Công nhân

Tháng Công nhân không chỉ là chuỗi sự kiện thường niên, mà là hành trình lan tỏa tinh thần gắn kết, tri ân và nâng cao nhận thức về vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Với nhiều hoạt động thiết thực, Công đoàn các cấp huyện Thanh Trì đã hành động cụ thể, chăm lo sát sườn đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Tin khác

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Theo các chuyên gia y tế, khả năng lây của bệnh não mô cầu rất lớn, không thua kém bệnh sởi. Bởi vậy, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), toàn Thành phố ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Một người lớn tử vong do sởi

Một người lớn tử vong do sởi

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm 2025. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Xem thêm
Phiên bản di động