-->

Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị, trước yêu cầu mới đòi hỏi phải xây dựng nông dân Thủ đô khác biệt về tư duy và nhận thức. Nông dân Hà Nội sản xuất không chỉ để phục vụ thị trường khoảng 10 triệu dân của Thủ đô mà còn hướng tới thị trường toàn cầu.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô Đối thoại, hỗ trợ nông dân Thủ đô chuyển đổi số và liên kết hợp tác

Sáng 29/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024. Hội nghị diễn ra trực tiếp tại hội trường UBND thành phố Hà Nội, kết nối trực tuyến đến 18 điểm cầu tại các huyện, thị xã, thu hút sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu, gồm nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, chủ trang trại, giám đốc hợp tác xã và nông dân tiêu biểu.

Đối thoại có chủ đề “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.

Nhiều chính sách đặc thù để hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp

Điều hành phần đối thoại giữa hội viên, cán bộ Hội nông dân, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, để chuẩn bị cho buổi đối thoại, Ban Thường vụ Hội Nông dân đã nhận được tổng cộng 68 câu hỏi, ý kiến, kiến nghị, đề xuất, trong đó có một số ý kiến trùng hợp, qua tổng hợp còn 35 ý kiến, kiến nghị thuộc 6 nhóm vấn đề liên quan đến chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn; các cơ chế, chính sách về đất đai; cơ chế chính sách về môi trường, an toàn thực phẩm; cơ chế hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số; hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác; hỗ trợ cán bộ, hội viên nông dân…

Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024.

Sau một buổi sáng làm việc với tinh thần khẩn trương, tích cực, thẳng thắn, cởi mở và trách nhiệm cao, Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với nông dân Thủ đô đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra.

Tại hội nghị có 12 kiến nghị trực tiếp của cán bộ hội, hội viên, nông dân; các ý kiến tập trung vào 3 nhóm vấn đề: các vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn; các vấn đề liên quan ứng dụng chuyển đổi số và liên kết hợp tác trong sản xuất nông nghiệp; các vấn đề liên quan công tác bảo vệ môi trường nông thôn, xây dựng vùng sản xuất an toàn, xúc tiến thương mại và hỗ trợ nông nghiệp. Các kiến nghị đã được đại diện lãnh đạo các sở, ngành Thành phố chia sẻ, giải đáp, làm rõ ngay tại hội nghị.

Cụ thể, liên quan đến các câu hỏi của nông dân đối với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.

Với câu hỏi liên quan đến xúc tiến, tạo đầu ra cho sản phẩm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Đại cho biết, năm 2023 lần đầu tiên Hà Nội đã xuất khẩu nông sản đạt 1 tỷ USD, 6 tháng đầu năm 2024 thống kê cho thấy sản phẩm nông nghiệp của Thành phố xuất khẩu được hơn 800 triệu USD. Với đà này, chắc chắn năm 2024 Hà Nội sẽ xuất khẩu vượt kết quả năm 2023.

Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị.

Ngoài sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề cũng xuất khẩu khá tốt. Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các tổ chức quốc tế đưa 2 làng nghề Vạn Phúc và Bát Tràng vào mạng lưới các làng nghề thủ công mỹ nghệ thế giới, mở ra hướng đi cho xuất khẩu sản phẩm.

Về những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và khôi phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, một số ý kiến hội viên nông dân cho rằng còn thấp và đề nghị cần nâng mức hỗ trợ thêm, ông Nguyễn Xuân Đại đồng tình và cho rằng đúng là hiện nay nhiều chính sách hỗ trợ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do vướng các quy định của Trung ương. Hiện nay, Luật Thủ đô, Thành phố đã đưa vào rất nhiều các chính sách đặc thù để hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp cao hơn so với quy định của Trung ương…

Thay đổi để đáp ứng nhu cầu thời kỳ mới

Ghi nhận những đóng góp của giai cấp nông dân Thủ đô, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đánh giá, trong những năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng hàng hoá tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại hội nghị.

Nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò là chủ thể trong tham gia phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn có những thay đổi vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dần được nâng cao; an ninh trật tự xã hội ở nông thôn được đảm bảo.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần sỹ Thanh khẳng định: Thành ủy, HĐND, UBND và chính quyền địa phương các cấp thành phố Hà Nội luôn luôn coi trọng và đánh giá rất cao vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Người đứng đầu chính quyền Hà Nội nhấn mạnh, đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, giai cấp nông dân cần thích ứng với thời đại, không nằm ngoài xu thế này. Theo Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh, cần xây dựng một giai cấp nông dân Hà Nội mang bản sắc riêng, thể hiện tầm vóc Thủ đô.

Trước yêu cầu mới, đòi hỏi phải xây dựng nông dân Thủ đô khác biệt về tư duy và nhận thức. “Xưa chúng ta vẫn có suy nghĩ là nông dân nghĩ nhỏ, làm việc nhỏ nay nông dân phải nghĩ lớn và làm lớn. Nông dân Hà Nội sản xuất không chỉ để phục vụ thị trường khoảng 10 triệu dân của Thủ đô mà còn hướng tới thị trường toàn cầu”, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị.

Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm
Đại diện nông dân Thủ đô nêu kiến nghị.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cũng cho biết, định hướng đến năm 2030, nông nghiệp Hà Nội phải là nông nghiệp sạch, từ đất, nước đến không khí, và làm sạch môi trường, đặc biệt là các con sông. Hà Nội phải tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu nông sản và làng nghề Hà Nội.

Nông dân phải biết “thổi hồn” vào sản phẩm, phải có câu chuyện cho sản phẩm nông sản và làng nghề. Các sản phẩm phải có chứng nhận và phải xây dựng được thương hiệu “made in Ha Noi”.

Nông dân cần thực hiện sản xuất sạch, không còn tình trạng “rau hai luống, lợn hai chuồng”, mà phải “rau một luống, lợn một chuồng”, đồng thời giảm thiểu phát thải môi trường, từ đó xây dựng thương hiệu nông nghiệp và làng nghề đặc trưng của Hà Nội.

Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định sẽ có kế hoạch, chiến lược và tầm nhìn cụ thể tạo động lực cho phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn. Trong đó, phải làm tốt công tác quy hoạch và sẽ hỗ trợ nông dân trong vùng quy hoạch không để cung vượt cầu. Các cấp Hội nông dân cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương cũng cần vào cuộc để hỗ trợ nông dân.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cũng bày tỏ mong muốn đến năm 2030, hội viên nông dân được hưởng đầy đủ bảo hiểm y tế và người nông dân có quyền nghỉ hưu như các tầng lớp khác, thay vì phải lao động đến cuối đời như trước đây.

Chủ tịch UBND Thành phố hứa sẽ đáp ứng tối đa nguyện vọng hợp lý, hợp tình để hỗ trợ nông dân; tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nông dân và các cấp hội vươn lên. Nhà nước sẽ đóng vai trò hỗ trợ hiệu quả như “bà đỡ”, nhưng sự chủ động và trách nhiệm nằm ở chính người nông dân.

Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh với đại diện Nông dân Thủ đô dự hội nghị.

Do đó, mỗi nông dân, mỗi làng nghề cũng cần có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu thời kỳ mới. Mỗi nông dân cần suy nghĩ mình là nông dân Thủ đô, phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm và những kết quả cụ thể.

Nông nghiệp, nông dân Thủ đô đạt nhiều kết quả quan trọng

Trước đó, báo cáo kết quả thực hiện Kết luận của Thường trực Thành ủy tại hội nghị Đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Phạm Hải Hoa cho biết, thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Từ năm 2023 đến 2024, Hà Nội đã có 526.199 lượt hộ hội viên nông dân đăng ký Hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Qua bình xét có 326.110 lượt hộ đạt tiêu chuẩn, chiếm 62% so với số hội viên đăng ký. Tổ chức duy trì 206 Câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp cơ sở nhằm tạo diễn đàn cho nông dân giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, liên kết giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời thành lập và ra mắt “Câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” cấp Thành phố; chỉ đạo thành lập và ra mắt câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện tại Quốc Oai, Ba vì, Ứng Hòa, Thạch Thất.

Các cấp Hội cũng đã phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức về kỹ năng thông tin, thị trường, khoa học, kỹ thuật công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến cho hơn 251.700 lượt cán bộ, hội viên nông dân; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hơn 53.800 lượt cán bộ, hội viên, nông dân...

Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới
Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới

Vận động, hướng dẫn thành lập mới được 792 tổ hợp tác với hơn 6.680 thành viên và 59 hợp tác xã với hơn 1.060 thành viên; hướng dẫn thành lập được 27 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề, nhân cấy nghề cho hơn 12.200 hội viên nông dân về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, phát triển nghề tiểu tủ công nghiệp.

Năm 2023 và 2024, Hội đã kết nạp được 19.175 hội viên, nâng tổng số hội viên của Thành phố là 447.449 hội viên. Công tác xây dựng, quản lý quỹ Hội được tiếp tục triển khai hiệu quả. Tổng nguồn quỹ Hội đến nay đạt hơn74 tỷ đồng.

Về kết quả xây dựng, cụ thể hóa các Đề án, Hội Nông dân Thành phố đã cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo và tổ chức ký kết, triển khai các Chương trình phối hợp với các sở, ngành giai đoạn 2023 - 2028.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Hà Nội vẫn còn chưa tương xứng và chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô: quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, việc hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân còn hạn chế. Hoạt động của Hội Nông dân các cấp chưa phát huy hết được tiềm năng, sức sáng tạo của cán bộ, hội viên, nông dân; các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyện vọng của nông dân...

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.

Tin khác

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Chủ tịch thành phố Hà Nội nghiêm cấm hủy trái phép tài liệu khi sắp xếp bộ máy

Chủ tịch thành phố Hà Nội nghiêm cấm hủy trái phép tài liệu khi sắp xếp bộ máy

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nghiêm cấm tình trạng chiếm giữ, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu khi sắp xếp bộ máy.
Xem thêm
Phiên bản di động