Nỗi niềm mùa Vu lan của các cụ ở trung tâm dưỡng lão
Với các cụ già, trung tâm dưỡng lão là nhà, một ngôi nhà chưa bao giờ ngớt tiếng cười nói. Ngoài chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, xem ti vi, các cụ được tham gia vào những hoạt động tập thể do nhân viên tổ chức. Ví dụ như chụp ảnh chung cùng nhau, tổ chức tiệc vào các ngày lễ hay hội thi thể dục thể thao. Ở trung tâm các cụ gọi nhân viên là con và họ tỏ ra rất vui với việc xưng hô như vậy. Thay vì chỉ có 1 – 2 người con chăm sóc, vào viện dưỡng lão, họ có rất nhiều người con luân phiên phục vụ.
Tại trung tâm dưỡng lão, các cụ được ngâm chân thư giãn trong dịp Vu lan (Ảnh do trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cung cấp) |
Tới giờ ăn trưa, các cụ xuất hiện tại bàn ăn, người ngồi xe lăn, người ngồi ghế,... những nhân viên của trung tâm chuẩn bị từng suất ăn phù hợp cho mỗi cụ. Có một cụ ông quát nhân viên chuẩn bị đồ ăn thật nhanh cho cụ. Ông cụ cáu gắt, giọng to vang khắp căn phòng, nam nhân viên trung tâm nhanh nhảu lấy cơm, thìa cho cụ.
Ở một dãy bàn khác bên cạnh, một nữ nhân viên quay lại đỡ một cụ bà ngồi xuống ghế bàn ăn,... Tất cả độ vài chục cụ cùng nhau ngồi ăn, có những cụ trò chuyện với nhau, trò chuyện với nhân viên trung tâm có cụ ngồi ăn tách biệt không chuyện trò cùng ai.
Nhìn các cụ ăn, tôi hiểu thêm rằng, có lẽ tuổi già là thế, là đong đầy tâm sự cùng những nỗi niềm, nhưng chỉ cần con, cháu thậm chí người xa lạ ngồi xuống ân cần lắng nghe, trò chuyện chúng ta sẽ thấu hiểu hết những tâm tư, nguyện vọng của các cụ.
Các cụ được tham gia vẽ tranh (Ảnh do Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cung cấp) |
Sau bữa ăn đó, cụ Lê Thiện S (88 tuổi, Hà Nội) đã kể cho tôi nghe về quá khứ, về thời trẻ của mình. Cụ từng có một thời sống cho lý tưởng, cho tình yêu cùng những kỷ niệm buồn vui gắn liền với những giai đoạn lịch sử của dân tộc. Những năm tháng đi Liên Xô rồi tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc sau đó là những năm cống hiến tuổi trẻ cho công việc giảng dạy tại một trường Đại học có danh tiếng ở Hà Nội.
Giờ đây khi tuổi già, cụ chọn trung tâm dưỡng lão để con, cháu được yên tâm làm việc, đỡ phần nào vất vả. Với cụ, ở trung tâm luôn có những niềm vui tuy nhiên trong sâu thẳm tâm trí cụ nỗi nhớ những bữa cơm nhà, gia đình tụ tập ấm áp vẫn da diết.
Bà Trương Thị Th (Hà Nội, 68 tuổi) bị tai biến, huyết áp cao. Chồng bà đã mất, bà chỉ có một cô con gái. Ban đầu con gái đưa bà vào trung tâm để bà được chăm sóc, phục hồi chức năng sau tai biến. Tuy nhiên, sau khi phục hồi, bà thích nên con gái đã cho bà ở lại trung tâm. Bà Th là người sống tình cảm, yêu mến mọi người trong trung tâm, tính cách cởi mở, thích mặc đồ đẹp và màu sắc sặc sỡ.
Ngồi trò chuyện cùng chúng tôi, bà Th khoe tất những chuyện vui mà bà có được ở trung tâm. Bà kể ở trung tâm được chơi, được hát, có bạn nên bà vui lắm. Mặc dù vậy nhưng khi nhắc đến ngày Vu Lan, dù nhớ con, nhớ nhà da diết nhưng bà đành phải cất nỗi nhớ chảy ngược vào trong.
Bà tâm sự: “Mùa Vu Lan các năm trước, mẹ sẽ đạp xe đạp đi chợ, làm 3 mâm cơm cúng rồi mẹ thích lên chùa lắm. Ở đây mẹ có bạn, được chơi các trò chơi vui nhưng có lúc mẹ vẫn nhớ nhà. Về nhà, ở một mình thì mẹ lại sợ buồn nên mẹ không dám về. Vu Lan này con gái, con rể, cháu ngoại sẽ vào thăm và mua quà cho mẹ nhưng chắc còn bận làm nên con chưa đến, chắc ngày mai con sẽ đến”.
Tại trung tâm các cụ được đắp mặt nạ (Ảnh do trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cung cấp) |
Bà Hoàng Thị Thu Ngân, Phó Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cho biết, hiện tại trung tâm có khoảng 100 cụ đang sinh sống ở hai cơ sở. “Các cụ vào đây mỗi người một hoàn cảnh, nhưng đều theo diện tự nguyện. Đa phần các cụ ban đầu vào trung tâm đều có chung cảm giác nhớ nhà, không có cụ nào vào là thích luôn. Tuy nhiên, sau khi ở một thời gian, các cụ quen với bạn bè đồng tuổi nên không muốn về nhà.
Để hỗ trợ cho các cụ nhanh chóng hòa nhập, vơi bớt nỗi nhớ nhà, trung tâm bố trí chuyên viên tâm lý luôn bên cạnh để sẻ chia cùng các cụ. Trung tâm vẫn thường xuyên bố trí các buổi tham quan, tổ chức trò chơi để các cụ được tham gia vận động cơ thể và đem đến sự gắn kết giữa các thành viên trong trung tâm, đem lại niềm vui cho các cụ.
Sau cuộc trò chuyện, rời trung tâm vào giữa trưa, khi các cụ đang say giấc ngủ, bước chân qua những bậc cầu thang, tôi thấu hiểu hơn, tuổi già, cái tuổi mà ai cũng đến lúc phải tới, quy luật sinh lão bệnh tử không ai tránh khỏi. Do đó dù sống ở nhà hay trung tâm dưỡng lão các cụ rất cần sự quan tâm của người nhà, con cháu để giúp các cụ thấy an yên và đầm ấm hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05