Nỗi niềm gà ta!
Bắt hai vụ vận chuyển gần 2 vạn quả trứng gà lậu ở Móng Cái trong đêm | |
Bí ẩn nguồn gốc trứng gà ta giá rẻ bán đầy chợ |
Kim ngạch nhập khẩu gà không ngừng tăng
Số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, các nước Việt Nam nhập khẩu thịt gà chủ yếu là các nước có chất lượng sản phẩm cao như Hoa Kỳ (chiếm 61,8% tổng lượng nhập khẩu); tiếp theo là Brazil (13,1%) và Hàn Quốc chiếm 12,3%. Thịt gà nhập khẩu tập trung vào hai loại là thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt, chiếm 98% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt gà; trong đó, đùi gà chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất (71,5%); tiếp theo là chân gà (8,7%), gà nguyên con (8,2%), cánh gà (5,8%), các bộ phận khác (5,8%).
Việc tăng đàn ồ ạt khiến giá thịt gà ở Đông Nam Bộ sụt giảm thời gian qua. |
Đại diện Cục Xuất khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, qua theo dõi số liệu thống kê trong các tháng đầu năm 2019 có thể thấy, lượng nhập khẩu thịt gà tăng trong giai đoạn từ tháng 4 - 6 /2019, nhưng đã giảm dần từ tháng 6 đến nay. Việc quản lý nhập khẩu đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn nói chung và thịt gà nói riêng hiện nay được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện như sau: Chỉ cho phép nhập khẩu từ các nước đã thỏa thuận và thống nhất với Việt Nam về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch động vật đối với sản phẩm thịt xuất khẩu vào Việt Nam.
Ngoài ra, tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y, tiêu chuẩn và mức giới hạn cho phép đối với vi sinh vật có hại, tồn dư hóa chất độc hại đối với thịt nhập khẩu được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.
Theo đó, các lô hàng thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu phải thực hiện lưu giữ tại khu vực cửa khẩu nhập, không cho phép đưa về bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm dịch động vật, kiểm tra an toàn thực phẩm; được các cơ quan thú y cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn nhiệt độ bảo quản...
Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu và được thông quan, các doanh nghiệp nhập khẩu có thể bán trực tiếp thịt nhập khẩu cho các cơ sở kinh doanh, nhà hàng… hoặc vận chuyển về kho bảo quản bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y để tiêu thụ dần. Như vậy, có thể thấy, trước tháng 8/2019, giá gà thịt trong nước tương đối ổn định, và chỉ giảm cục bộ tại một khu vực, với một chủng loại trong một thời điểm (giá thịt gà ta, gà công nghiệp tại phía Bắc gần như không có sự thay đổi, chỉ giảm giá thịt gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 9/2019).
Cụ thể, giá nhập khẩu bình quân thịt gà tháng 8 là 910 USD/tấn, tương đương 21.500 đồng/kg, tháng 9 là 857 USD/tấn, tương đương 20.000 đồng/kg (chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chi phí, thủ tục nhập khẩu, bảo quản kho lạnh...), trong khi vào thời điểm giữa tháng 9/2019, giá thịt gà công nghiệp tại Đông Nam Bộ là 16.000-18.000 đ/kg, mức giá sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm 2018.
Nhận định về tình hình trên, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cũng cho rằng, do giai đoạn từ tháng 4 - 6/2019 bị thiếu hụt nguồn cung thịt lợn trong nước do dịch tả lợn châu Phi nên số lượng nhập khẩu thịt gà mới tăng mạnh. Ngay sau đó, tốc độ nhập khẩu thịt gà từ giai đoạn tháng 6 đến nay có xu hướng giảm do giá nhập khẩu bình quân thịt gà bắt đầu tăng, cộng thêm nguồn cung sản xuất trong nước tăng liên tục, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ trong nước đối với thịt gà vẫn không tăng dù có dịch tả lợn châu Phi do sự chuyển đổi thói quen sử dụng từ thịt lợn sang thịt gà vẫn hạn chế, nhập khẩu thịt gà chủ yếu để thực hiện các hợp đồng cung ứng phục vụ các ngành chế biến thực phẩm và bếp ăn công nghiệp.
Lượng gà nuôi cũng nhảy vọt
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, hiện giá thịt gà công nghiệp tại các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nơi tập trung các trang trại chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn của cả nước ở mức 25.000-25.500 đồng/kg, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, đây là mức giá đã tăng hơn nhiều so với thời điểm giữa tháng 9/2019, là giai đoạn các hộ chăn nuôi đang ồ ạt bán tháo cắt lỗ gây giá sụt giảm mạnh (16.000-18.000 đồng/kg). Các tỉnh phía Bắc, giá thịt gà nuôi công nghiệp dao động từ 35.000-37.000 đồng/kg, giá các loại thịt gà ta vẫn giữ mức giá ổn định, thậm chí nhiều nơi có mức giá tốt.
Gà nhập khẩu không phải là nguyên nhân khiến giá thịt gà sụt giảm |
Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, giá gà thịt trong nước vẫn tương đối ổn định, giá thịt gà trong nước chỉ giảm cục bộ tại một khu vực với một chủng loại trong một thời điểm. Do đó, lượng gà nhập khẩu tăng mạnh không phải là nguyên nhân chính yếu khiến giá gà tại Đông Nam Bộ giảm mạnh. Nguyên nhân chính được các bên liên quan nhận định là do thời điểm dịch tả lợn châu Phi lan rộng, nhiều hộ chăn nuôi lợn ở khu vực Đông Nam Bộ dự báo người tiêu dùng sẽ không ăn thịt lợn, vì vậy đã chuyển sang chăn nuôi gà công nghiệp ồ ạt, làm tăng đàn tự phát, thiếu kiểm soát.
Việc phát triển “nóng” ngành chăn nuôi gà tại khu vực này đã gây sức ép cho các hộ, các cơ sở chăn nuôi bán giảm giá để cắt lỗ, thu hồi vốn. Có thời điểm mỗi tuần, khu vực Đông Nam Bộ cho xuất chuồng đến 2,5 triệu con gà. Đây là những nguyên nhân chính đẩy giá gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ giảm sâu trong 2 tháng 8 - 9/2019. Dự kiến trong thời gian từ nay đến cuối năm, giá thịt gà công nghiệp vẫn duy trì ở mức thấp, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Bộ do nguồn cung ứng trong nước vẫn dồi dào.
Trước tình hình này, Bộ Công Thương khuyến cáo các hộ, các cơ sở chăn nuôi cân nhắc việc tăng đàn, tránh tự phát, ồ ạt; các địa phương chăn nuôi gà trọng điểm tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền đến các hộ, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn nhằm kiểm soát tình hình chăn nuôi, đáp ứng đúng quy hoạch, tránh dẫn đến nguồn cung quá lớn, làm giảm giá bán.
Cùng với đó, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình giá tại thị trường trong nước đối với các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt thịt các loại nhập khẩu, kịp thời có giải pháp phù hợp khi có những diễn biến bất thường về giá hoặc lượng tiêu thụ. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đàm phán với cơ quan hữu quan các nước để mở cửa thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Nhập khẩu thịt gà tăng, đàn gà trong nước cũng tăng chóng mặt khiến giá gà trên thị trường giảm sâu. Để tránh thông điệp, “được mùa rớt giá” bên cạnh việc quy hoạch bài bản chiến lược phát triển gia cầm cũng như khuyến cáo về thị trường cho bà con, các cơ quan chức năng cũng cần có các biện pháp phản vệ kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu gà. Nếu vẫn diễn ra tình trạng này thì tội nghiệp cho những con gà ta!
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22