-->

Nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô

Những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm và tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động chuyên môn. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo không chỉ góp phần thay đổi phương pháp dạy - học mà còn tạo ra sự thích ứng nhanh chóng trong bất cứ hoàn cảnh nào; giúp thầy và trò phát huy được tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động.
Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy: Những dấu ấn về văn hóa Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô để hợp tác, đầu tư và phát triển

Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin giúp mở ra những xu hướng mới trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học mang đến nhiều lợi ích thiết thực; tạo kết nối hiệu quả giữa học sinh và giáo viên. Tại Hà Nội,nhờ giáo viên nhanh nhạy ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, những giờ học của học sinh đã trở nên thú vị hơn rất nhiều.

Nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô
Các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin thu hút sự chú ý của giáo viên, học sinh tại Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình năm 2021. Ảnh: L.H

Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô giáo Đặng Hoàng Hà (giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai) nhận thấy học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế. Từ đó, cô đã tìm tòi, học hỏi thêm về công nghệ thông tin để tự làm các bộ phim hoạt hình, các clip tình huống gắn với chính thực tế của học sinh… nhằm tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn học sinh vào tiết học khiến cho hiệu quả giờ dạy được nâng cao. Để tránh đi vào lối mòn của cách giảng dạy truyền thống, cô Hà đã biến lớp học của mình thành một rạp chiếu phim mini. Những đoạn phim hoạt hình vui nhộn được chọn lọc với độ dài phù hợp do chính cô tạo ra đã kích thích trí tò mò của học sinh, khiến học sinh không còn cảm giác khô khan, cứng nhắc khi tiếp nhận những kiến thức mang tính lý thuyết, trừu tượng.

“Với môn học Đạo đức, tôi thường lồng ghép gương mặt của học sinh vào gương mặt của các nhân vật hoạt hình. Khi nhìn thấy những gương mặt quen thuộc xuất hiện trong đoạn phim, học sinh trở nên hào hứng tham gia giải quyết các tình huống trong bài giảng. Thông qua các tình huống trực quan cùng sự phân tích, giải đáp của cô giáo, các em sẽ hiểu được việc làm của mình là đúng hay sai để từ đó tự thay đổi hành vi bản thân. Hay đối với môn Toán và Tiếng Việt, thay vì kiểm tra bài cũ theo phương pháp truyền thống, tôi sẽ cho nhân vật hoạt hình đối thoại với học sinh theo hình thức hỏi đáp, nhờ vậy sẽ kích thích trí tò mò của các em” - cô giáo Đặng Hoàng Hà chia sẻ.

Từ việc vận dụng hoạt hình hóa các nội dung học tập, học sinh đã yêu thích môn học hơn, có sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Đồng thời cũng từ những tình huống đạo đức có trong đoạn phim hoạt hình, học sinh đã tự tin và biết cách tự giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

Hay như cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Thủy (giáo viên Trường Mầm non Họa Mi, quận Cầu Giấy) nhiều năm liền được nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ khối trưởng, khối phó và giáo viên chủ nhiệm lớp điểm các chuyên đề “Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ”, “Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục”. Nhiều năm qua, cô đã nghiên cứu, thiết kế và áp dụng có hiệu quả các bài giảng điện tử, bài giảng E-learning, phần mềm giáo dục.

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Thủy cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, cô đã mày mò nghiên cứu và thiết kế ra các bài giảng điện tử E-learning để đưa vào dạy trẻ. Nhờ phần mềm chuyên dụng dạy học Adobe Presenter và các phần mềm hỗ trợ, việc thiết kế bài giảng trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn. Đến nay, cô Thủy đã cùng các giáo viên trường Họa Mi đóng góp hàng trăm bài giảng điện tử và bài giảng E-learning trong kho dữ liệu của nhà trường. Các bài giảng này được đưa vào lồng ghép với các chủ đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và phân loại đưa vào các chủ đề để dạy trẻ.

Nhận thấy, tại các trường mầm non, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là vô cùng quan trọng; cô giáo Phan Vũ Lan Anh (Hiệu trưởng Trường Mầm non Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm) đã nghĩ ra giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trong việc đón và trả trẻ tại trường. “Qua nhiều lần thử nghiệm, tôi đã xây dựng và hoàn thiện “Phần mềm quản lý trẻ và trẻ muộn”. Phần mềm giúp đỡ cho người quản lý và giáo viên các lớp, nhân viên nhận diện đúng người được phép đón trẻ. Đến nay, phần mềm đã hoàn chỉnh và hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả tốt” - cô giáo Phan Vũ Lan Anh chia sẻ.

Hướng tới giáo dục thông minh

Đánh giá cao vai trò của công nghệ thông tin trong đổi mới và phát triển giáo dục, Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn tới của ngành Giáo dục và Đào tạo. Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nói chung, quận Ba Đình nói riêng đã tích cực triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập, khảo thí và bước đầu đã đạt được một số thành tựu, xây dựng được cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý giáo dục.

Mới đây, tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (quận Ba Đình), Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình đã tổ chức Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo quận lần thứ V năm 2021 với chủ đề “Chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình hướng tới giáo dục thông minh”. Đây là hoạt động nhằm khuyến khích các tập thể và cá nhân trong Ngành thể hiện trí tuệ, tài năng, ý tưởng sáng tạo trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ thông tin góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Tính đến tháng 3/2021, Ngày hội đã lan tỏa và triển khai sâu rộng tới 70/70 trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và 82 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn quận với 3.652 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 53.349 học sinh. Trong khuôn khổ các hoạt động để hướng tới Ngày hội, đã có 8 cuộc thi và 10 chuyên đề tập huấn về chuyển đổi số dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trên địa bàn.

“Ngày hội Công nghệ thông tin là hoạt động ý nghĩa, tạo điều kiện để các đơn vị giáo dục, các nhà trường, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo nâng cao nhận thức, phát huy năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; đồng thời được giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ mới, đưa ra và thực hiện những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong các đơn vị nhà trường” - Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình nhấn mạnh.

Được biết, năm học 2020 - 2021, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; thực hiện chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi, phát triển; đẩy mạnh học trực tuyến, phát triển kho học liệu số của ngành; đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số; tập trung mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo chuẩn quốc tế đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động