Những thầy cô không ngừng sáng tạo, truyền cảm hứng cho học sinh
Nhân lên nét đẹp nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non 133 nhà giáo vào vòng chung khảo giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" |
Tại ngày xét duyệt giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 4 năm học 2019 - 2020 khối Tiểu học vừa được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức, nhiều nhà giáo đã trình bày những sáng kiến độc đáo và nhận được sự đánh giá cao của Hội đồng thẩm định. Trong đó, để lại ấn tượng đặc biệt có thể kể đến cô giáo Đặng Hoàng Hà (giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai).
![]() |
Các thầy, cô giáo trình bày trước Hội đồng thẩm định giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo". |
Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô Hà nhận thấy học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế. Từ đó, cô đã nghiên cứu, tự học, tự làm các bộ phim, các clip tình huống gắn với chính thực tế của học sinh để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn học sinh vào tiết học khiến cho hiệu quả giờ dạy được nâng cao.
Đặc biệt, để tránh đi vào lối mòn của cách giảng dạy truyền thống, cô đã biến lớp học của mình thành một rạp chiếu phim mini. Những đoạn phim hoạt hình vui nhộn được chọn lọc với độ dài phù hợp do chính cô tạo ra đã kích thích trí tò mò của học sinh, khiến học sinh không còn cảm giác khô khan, cứng nhắc khi tiếp nhận những kiến thức mang tính lý thuyết, trừu tượng. Từ việc vận dụng hoạt hình hóa các nội dung học tập, học sinh lớp cô Hà đã yêu thích môn học hơn, có sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Đồng thời cũng từ những tình huống đạo đức có trong đoạn phim hoạt hình, học sinh đã tự tin và biết cách tự giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Hay như cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai (giáo viên Trường Tiểu học Nông nghiệp, huyện Gia Lâm) đã có tròn 20 năm gắn bó với học sinh lớp 1. Với vai trò là “người đi gieo hạt ước mơ”, mỗi bài giảng của cô Mai không chỉ được xây dựng bằng kiến thức, trình độ chuyên môn mà còn ấp ủ trong đó những tình cảm, sự bao dung, lòng nhiệt huyết và cái tâm của một người thầy.
Là một giáo viên năng động, có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, qua nhiều năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp, đặc biệt là sự thay đổi phương pháp dạy học, cô Mai đã có những ý tưởng sáng tạo để xây dựng “lớp học hạnh phúc” và đã tạo dựng được nhiều “giờ dạy hạnh phúc”, truyền năng lượng cho các em học sinh. Thông qua các hoạt động, cô đã giúp các em học sinh xây dựng mục tiêu cá nhân, chia sẻ những điều muốn nói để từ đó giáo viên thấu hiểu học trò của mình, giúp các em cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
![]() |
Cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang (giáo viên Trường Tiểu học Minh Khai B, quận Bắc Từ Liêm). |
Trong các buổi sinh hoạt lớp, những câu nói hồn nhiên của các em học sinh như: “Con muốn có nhà vệ được trang trí với các hình ảnh đẹp”, “Con muốn có một khu vui chơi đẹp như công viên”, “Con muốn có một tiết học ngoài trời thoải mái” đã khiến cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang (giáo viên Trường Tiểu học Minh Khai B, quận Bắc Từ Liêm) phải suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân với cương vị là một nhà giáo.
Qua nhiều lần trăn trở, cô đã tìm ra một số hạn chế, từ đó mạnh dạn đề xuất với nhà trường giải pháp xây dựng nhà vệ sinh thân thiện, khu vui chơi liên hoàn nhằm tạo sự thoải mái và môi trường sạch - đẹp để học sinh vui chơi sau những giờ học căng thẳng.
Giờ đây, những thùng nước có nắp đậy ngăn chặn nguồn sinh sản của muỗi; những thùng rác, hộp đựng giấy được trang trí với những hình ảnh gần gũi, dễ thương; khu vui chơi liên hoàn rộng rãi, thoáng mát đã khiến khung cảnh sư phạm của nhà trường thay đổi, cả thầy và trò đều nhận thấy một điều thật giản dị là: “Thay đổi để hạnh phúc hơn”.
Được biết, giải thưởng “Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 4 năm học 2019 - 2020 được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh những nhà giáo Hà Nội tâm huyết với nghề dạy học, có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” trong năm học 2019 - 2020; đồng thời quan tâm, động viên nhà giáo ở những cơ sở giáo dục còn khó khăn có những đổi mới, sáng tạo góp phần xây dựng đơn vị phát triển và những nhà giáo tích cực học tập, bồi dưỡng, thay đổi để các học sinh hạnh phúc, xây dựng nhà trường hạnh phúc... Dự kiến, lễ tổng kết và trao giải giải thưởng sẽ diễn ra vào tháng 11/2020. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Raphinha rực sáng, Barca ngược dòng điên rồ chạm tay vào ngôi vương La Liga

Everton 0-2 Man City: Lực bất tòng tâm, Man xanh giành 3 điểm trong gian khó

Lịch thi đấu giải bóng chuyền các CLB nữ châu Á 2025: VTV Bình Điền Long An sẵn sàng chinh phục châu lục
Tin khác

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/04/2025 22:30

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học
Giáo dục 19/04/2025 21:18

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
Xã hội 19/04/2025 16:37

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 18/04/2025 22:42

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc
Giáo dục 18/04/2025 22:12

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục
Giáo dục 18/04/2025 19:56

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký
Giáo dục 18/04/2025 14:35

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến
Giáo dục 17/04/2025 11:43

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài
Giáo dục 16/04/2025 20:53

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu
Giáo dục 16/04/2025 20:52