-->

Những thành trì vẫn kiên định theo đuổi chiến lược "zero Covid"

Khi các chuyên gia y tế nhận định rằng việc xóa sổ SARS-CoV-2 là điều khó có thể làm được, các quốc gia đang dần hướng tới việc sống chung với Covid-19. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi trên thế giới kiên trì với chính sách zero Covid.
Hai bức tranh trái ngược khi chuyển đổi từ Zero Covid-19 sang sống chung với Covid-19

Chiến lược “kiểm soát và ngăn chặn tối đa” dịch bệnh hay còn được biết đến là chiến lược "zero Covid" (đưa số ca mắc Covid-19 về 0) liên quan đến việc sử dụng các biện pháp y tế công cộng như truy vết tiếp xúc, xét nghiệm hàng loạt, phong tỏa để ngăn chặn sự lây truyền của Covid-19 trong cộng đồng, với mục tiêu đưa số ca mắc bệnh về 0 và nối lại các hoạt động kinh tế và xã hội.

Chiến lược zero Covid bao gồm hai giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn ngăn chặn ban đầu, khi đó dịch bệnh được đẩy lùi bằng các biện pháp y tế công cộng. Thứ hai là giai đoạn ngăn chặn bền vững, trong đó các hoạt động kinh tế và xã hội diễn ra bình thường và các biện pháp y tế công cộng vẫn được thực hiện để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng hơn.

Chiến lược này đã được sử dụng ở các mức độ khác nhau ở Australia, Canada, Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand, Singapore, Scotland, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Tonga. Hiện tại, chỉ còn Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) và Western Australia (Australia) vẫn đang kiên định với chiến lược zero Covid nghiêm ngặt này.

Trung Quốc đại lục

Những bệnh nhân nhiễm virus đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào cuối tháng 12/2019 ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và đợt bùng phát dịch đầu tiên được thông báo vào ngày 31/12/2019.

Ngày 23/1/2020, Chính phủ Trung Quốc cấm di chuyển đến và đi từ Vũ Hán, đồng thời bắt đầu áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở Vũ Hán và các thành phố khác trên khắp Trung Quốc. Các biện pháp này đã ngăn chặn sự lây truyền của virus, giúp giảm số ca mắc bệnh xuống gần bằng 0.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Sau khi ngăn chặn đợt bùng phát ban đầu ở Vũ Hán, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho rằng, việc xác định những ca nhiễm bệnh, truy vết tiếp xúc và cách ly những người tiếp xúc gần, là một chiến lược có hiệu quả. CDC Trung Quốc giải thích rằng mục tiêu chiến lược hiện tại là duy trì số ca mắc bệnh bằng 0 hoặc giữ sự lây truyền SARS-CoV-2 ở mức tối thiểu cho đến khi người dân được tiêm chủng.

Kể từ khi đợt bùng phát ở Vũ Hán kết thúc, đã có thêm những đợt bùng phát nhỏ hơn do các ca bệnh đến từ nước ngoài, được kiểm soát bằng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt tại địa phương trong thời gian ngắn.

Đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì các biện pháp phòng dịch cứng rắn, truy vết tận gốc và cách ly tất cả người nhiễm virus giúp duy trì số ca bệnh ở mức thấp nhất, bảo vệ hầu hết các bệnh viện khỏi quá tải và ngăn chặn những ca tử vong.

Thậm chí, nếu ghi nhận chỉ một hoặc vài ca nhiễm SARS-CoV-2, Trung Quốc vẫn có thể phong tỏa toàn bộ một thành phố nào đó, theo sau đó là nhiều đợt xét nghiệm PCR cho đến khi không còn ca mắc bệnh trong cộng đồng.

Hiện nay, Trung Quốc chưa cho thấy dấu hiệu sẽ từ bỏ chiến lược zero Covid. Theo Chen Zhengming, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Oxford (Anh), Trung Quốc sẽ không mở cửa trở lại trong một năm nữa.

“Tỷ lệ tiêm chủng của Trung Quốc rất cao, nhưng nếu không bao phủ đủ mũi tăng cường và tình hình dịch ở những nơi khác không thay đổi đáng kể, tôi nghĩ khả năng Trung Quốc mở cửa trở lại và từ bỏ zero Covid là thấp”, ông Chen Zhengming giải thích.

Hong Kong (Trung Quốc)

Cùng với Trung Quốc đại lục, Hong Kong là một trong những nơi ít ỏi trên thế giới vẫn theo đuổi chính sách zero Covid. Giới chức Hong Kong cho biết, ưu tiên của thành phố này là mở cửa trở lại biên giới với đại lục, không phải là phần còn lại của thế giới.

Điều này đồng nghĩa với việc hầu hết những người không phải là công dân Hong Kong không được phép nhập cảnh, trong khi gần như hầu hết những người đến từ nước ngoài phải cách ly 21 ngày, kể cả khi đã được tiêm chủng đầy đủ.

Khi Omicron xuất hiện, Hong Kong đã áp đặt hàng loạt lệnh cấm bay và gia hạn các biện pháp hạn chế đến ngày 3/2 nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới. Ngoài ra, kế hoạch tổ chức các hội chợ Tết, một nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân ở Hong Kong, cũng bị hủy bỏ.

Hong Kong cũng áp đặt hàng loạt lệnh cấm các chuyến bay từ 8 quốc gia gồm Australia, Canada, Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Philippines, Anh và Mỹ. Do vậy, các hãng hàng không cũng cắt giảm các chuyến bay tới đặc khu hành chính này.

Trong bối cảnh mối lo ngại làn sóng Omicron gia tăng, lãnh đạo đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam nói rằng việc nối lại hoạt động đi lại bình thường giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục sẽ “phải đợi thêm một thời gian nữa”.

Trước đó, bà Carrie Lam đã nhấn mạnh việc theo đuổi zero Covid của Hong Kong.

“Hong Kong đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn các ca bệnh đến từ nước ngoài, nhằm duy trì trạng thái lây nhiễm trong cộng đồng ở mức 0. Đối mặt với với sự lây lan nhanh chóng của Omicron, chúng ta cần cảnh giác hơn nữa”, bà Carrie Lam nói.

Đài Loan (Trung Quốc)

Đài Loan, từng được ca ngợi là câu chuyện thành công trong khống chế Covid-19, vẫn đang đóng cửa với thế giới. Bất chấp những thiệt hại đối với du lịch, thương mại, đời sống, nơi này vẫn chưa có kế hoạch mở cửa trở lại.

Nhờ chiến lược ngăn chặn và nhanh chóng loại bỏ ca mắc Covid-19, tới nay Đài Loan chỉ ghi nhận hơn 18.500 ca mắc bệnh, chủ yếu là các ca nhập cảnh và được phát hiện trong khu cách ly, và 851 ca tử vong do Covid-19.

Một điểm xét nghiệm nhanh tại Đài Loan. Ảnh: Bloomberg
Một điểm xét nghiệm nhanh tại Đài Loan. Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên hiện tại, khi thế giới đã bắt đầu mở cửa trở lại, chấp nhận sống chung với Covid-19 và giảm nhẹ tác động của đại dịch nhờ có tỷ lệ tiêm chủng cao và các biện pháp phòng dịch khác, Đài Loan có nguy cơ bị tụt lại phía sau.

Gần 2 năm sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên, Đài Loan vẫn đang siết chặt các biện pháp kiểm dịch vốn đã tạo nên thành công ban đầu như đóng cửa chặt, kiểm dịch nghiêm ngặt, truy vết các ca mắc và bắt buộc đeo khẩu trang.

Một trong các yếu tố khiến Đài Loan tiếp tục đóng cửa là hòn đảo này vẫn đang chật vật bắt kịp tỷ lệ tiêm chủng trên thế giới, đặc biệt là mũi thứ hai. Do các lô hàng vaccine bàn giao theo hợp đồng đến chậm, cùng với tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu, chương trình tiêm chủng của Đài Loan phần lớn chỉ dựa vào các đợt tài trợ và gần đây là vaccine do hòn đảo này tự phát triển.

Khoảng 73% người dân ở Đài Loan đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine và chỉ hơn 1/3 dân số đã tiêm mũi thứ hai.

Giáo sư Lee Ping-ing, cố vấn đặc biệt của Cơ quan chỉ huy chống dịch Đài Loan, cho rằng có thể sẽ phải mất 3 năm để thay đổi chiến lược.

“Chúng ta phải đợi cho đến khi virus trở nên nhẹ hơn và hệ thống miễn dịch của con người có thể thích nghi trước khi chuyển sang sống chung với Covid-19”, ông Lee Ping-ing nói.

Western Australia (Australia)

Việc ngôi sao quần vợt Novak Djokovic bị từ chối nhập cảnh vào Australia do chưa tiêm chủng cho thấy quốc gia này kiểm soát Covid-19 khá chặt chẽ.

Điều này đặc biệt đúng ở Western Australia. Western Australia là bang cuối cùng ở Australia theo đuổi chiến lược zero Covid nhờ các biện pháp đẩy nhanh tiêm chủng, đóng cửa biên giới và các quy định nghiêm ngặt đối với người dân. Điều này cho phép người dân Western Australia đã tiêm chủng có một cuộc sống gần như trở lại bình thường trong khi phần còn lại của đất nước đang đối mặt với các đợt bùng phát dịch lớn.

Việc di chuyển đến và đi từ Western Australia bị hạn chế khá nhiều. Nếu bất kỳ tiểu bang nào khác có ca lây nhiễm trong cộng đồng, Western Australia sẽ ngăn không cho người dân tới những tiểu bang đó. Hạn chế biên giới, phong tỏa, đeo khẩu trang,… là những biện pháp nghiêm ngặt tiểu bang này áp dụng để duy trì số ca mắc bệnh ở mức thấp.

Vào tháng 12/2021, Western Australia có kế hoạch mở cửa trở lại với các tiểu bang. Tuy nhiên, vào tuần trước, bang này đã hủy bỏ kế hoạch mở cửa lại biên giới vào đầu tháng 2 cho những người đến từ các bang lân cận do sự gia tăng liên tục số ca nhiễm biến thể Omicron ở các khu vực khác của Australia./.

Theo Mai Trang/vov.vn

https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/nhung-thanh-tri-van-kien-dinh-theo-duoi-chien-luoc-zero-covid-post920892.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài

Chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 11/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài.
Tai nạn giao thông tại Đồng Nai giảm sâu sau hơn một tháng thực hiện Nghị định 168

Tai nạn giao thông tại Đồng Nai giảm sâu sau hơn một tháng thực hiện Nghị định 168

(LĐTĐ) Sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị định 168 của Chính phủ, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) tại tỉnh Đồng Nai có chuyển biến tích cực khi chỉ xảy ra 44 vụ TNGT đường bộ, làm chết 31 người, bị thương 17 người. So với cùng kỳ năm 2024, số vụ TNGT giao thông đường bộ giảm 43,58%; số người chết giảm 42,59% và số người bị thương giảm 64,58%.
Đồng Nai: Trao giấy chứng nhận đầu tư cho 14 danh nghiệp FDI

Đồng Nai: Trao giấy chứng nhận đầu tư cho 14 danh nghiệp FDI

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai vừa trao giấy chứng nhận đầu tư cho 14 dự án FDI đầu tư mới và tăng vốn đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký gần 728 triệu USD.
Nhờ con đăng ký, người mẹ trở thành Vua Tiếng Việt mùa 3

Nhờ con đăng ký, người mẹ trở thành Vua Tiếng Việt mùa 3

(LĐTĐ) Chương trình Vua Tiếng Việt mùa 3 đã tìm ra vị "Vua" mới là chị Võ Thị Thu Hiền, 42 tuổi, quê quán Hà Tĩnh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội với công việc nhân viên nhân sự.
Giải pháp thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ

Giải pháp thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ

(LĐTĐ) Phong trào “Tháng tự học ngoại ngữ” là giải pháp của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội để cụ thể hóa kế hoạch thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ giữa các trường học khu vực nội thành và ngoại thành; góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
"Nụ hôn bạc tỷ" của Thu Trang cán mốc 100 tỷ đồng

"Nụ hôn bạc tỷ" của Thu Trang cán mốc 100 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo số liệu của Box Office Vietnam, phim "Nụ hôn bạc tỷ" cán mốc doanh thu 100 tỷ đồng. Thành tích này giúp nghệ sĩ Thu Trang trở thành nữ đạo diễn trăm tỷ đầu tiên của điện ảnh Việt.
Hà Nội: Loạt dự án nhà ở giá rẻ bung hàng

Hà Nội: Loạt dự án nhà ở giá rẻ bung hàng

(LĐTĐ) Mới đây, nhiều dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội được công bố đủ điều kiện bán căn hộ cho thuê sau 5 năm.

Tin khác

Một chiếc máy bay đột ngột mất tích trên bầu trời Mỹ

Một chiếc máy bay đột ngột mất tích trên bầu trời Mỹ

(LĐTĐ) Một chuyến bay chở 10 người đã biến mất trên bầu trời Alaska (Mỹ), làm dấy lên cuộc tìm kiếm điên cuồng.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

(LĐTĐ) Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh đóng băng tài sản, cấm nhập cảnh với quan chức Tòa Hình sự quốc tế vì điều tra "vô căn cứ" Mỹ và Israel.
Thêm một quốc gia cân nhắc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Thêm một quốc gia cân nhắc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

(LĐTĐ) Sau Mỹ và Argentina, đến lượt Hungary cân nhắc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Nổ súng tại một trường học ở Thụy Điển khiến nhiều người bị thương

Nổ súng tại một trường học ở Thụy Điển khiến nhiều người bị thương

(LĐTĐ) Nhiều người đã bị thương sau khi một tay súng nổ súng tại một khuôn viên trường trung học Campus Risbergska ở thành phố Örebro, miền trung Thụy Điển.
Liên tiếp rơi máy bay ở Mỹ, nhiều người thương vong

Liên tiếp rơi máy bay ở Mỹ, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Chỉ trong ít ngày, tại Mỹ đã xảy ra 2 vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến máy bay khiến nhiều người thương vong.
Chưa có thông tin về người Việt Nam trong vụ giẫm đạp ở Ấn Độ

Chưa có thông tin về người Việt Nam trong vụ giẫm đạp ở Ấn Độ

Hiện chưa có thông tin về người Việt Nam trong vụ giẫm đạp xảy ra sáng 29/1 tại lễ hội Mahakumbh Mela ở thành phố Prayagraj, bang Uttar Pradesh của Ấn Độ.
Phi công thoát nạn trong gang tấc khi máy bay rơi

Phi công thoát nạn trong gang tấc khi máy bay rơi

(LĐTĐ) Một phi công không quân Mỹ nhảy dù an toàn sau khi máy bay chiến đấu F-35 bị rơi hôm 28/1 trong cuộc tập trận tại căn cứ ở Alaska.
Không khí chào đón Tết Nguyên đán tại các quốc gia châu Á

Không khí chào đón Tết Nguyên đán tại các quốc gia châu Á

(LĐTĐ) Không khí chào đón Tết Nguyên đán đã tràn ngập tại nhiều thành phố trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia châu Á với sắc đỏ của hoa, của đèn lồng và các đoàn múa lân, múa rồng đầy màu sắc.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển trong thời gian tới

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển trong thời gian tới

(LĐTĐ) Tối 24/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio.
Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ

(LĐTĐ) Rạng sáng 21/1 (theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 sau 4 năm rời xa chính trường.
Xem thêm
Phiên bản di động