Những sai lầm các bà nội trợ thường gặp khi chế biến rau xanh
Rửa rau bằng cách ngâm lâu trong nước. Đây là một sai lầm khi rửa rau không chỉ bạn mà nhiều người mắc phải. Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất rất nhiều dinh dưỡng, vitamin trong rau.
Chần qua rau rồi nấu cho an toàn. Thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất chất dinh dưỡng có trong rau.
Cắt nhỏ cà rốt rồi mới nấu nướng. Cắt nhỏ cà rốt khiến nhiều chất dinh dưỡng dễ hòa tan vào nước hoặc bốc hơi hết. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, cà rốt sau khi rửa và gọt vỏ, bạn nên nấu nguyên củ, đợi đến khi cà rốt chín rồi mới cắt nhỏ để vừa miệng ăn. Nghiên cứu cho thấy cách nấu này giúp giữ lại được nhiều chất caroten có trong đó.
Cắt rau trước khi rửa. Thói quen sai lầm khi chế biến rau là việc cắt rau trước khi rửa. Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin.
Xào mướp đắng mà không luộc qua nước nóng. Trong mướp đắng có chứa a-xít oxalic gây cản trở sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Chất này có thể bị hòa tan trong nước ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nên luộc qua mướp đắng để loại bỏ độc tố này.
Nấu nhỏ lửa, nấu lại nhiều lần. Rau xanh sau khi nấu sẽ mất đi phần lớn lượng dưỡng chất. Nếu được nấu lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng sẽ hoàn toàn biến mất và thậm chí là hình thành chất độc hại cho cơ thể. Điều này tương tự với việc chế biến rau nhỏ lửa cũng làm mất các chất dinh dưỡng và dễ khiến rau bị biến chất.
"Nói không" với phụ gia cho rau trộn. Nước sốt hay các thành phần phụ ít béo cho món rau trộn được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Không những thế, ngay cả một số loại gia vị chứa chất béo khi trộn vào rau cũng giúp bạn cảm thấy mau no và dễ chịu hơn. Vì thế đừng ngại thêm các loại gia vị vào rau trộn, điều quan trọng là chọn các loại phụ gia đảm bảo vệ sinh an toàn.
Rau xanh để lâu. Để tiết kiệm thời gian, nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.
Thời gian xào nấu quá lâu. Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
Gọt bỏ hết vỏ rau củ. Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
Nấu chín tất cả các loại rau xanh. Một số loại rau, củ như súp lơ xanh, hành tây, cà rốt, hành, tỏi… chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn khi chưa được chế biến. Với những loại rau, củ này, bạn nên rửa sạch rồi tận dụng làm món salad hoặc ăn kèm với các thực phẩm khác sẽ bổ dưỡng hơn cho sức khỏe.
Ngâm nấm hương quá lâu trong nước. Trong nấm hương chứa ergosterol mà sau khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Tuy nhiên, nếu trước khi ăn mà bạn rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm mất rất nhiều thành phần dinh dưỡng.
Súp lơ xanh tốt nhất khi hấp. Bông cải xanh (súp lơ xanh) là một trong những loại thực phẩm tốt nhất giúp ngừa ung thư tuy nhiên theo hấp là phương pháp duy nhất bảo quản được hoàn toàn dưỡng chất và làm gia tăng các thành phần chống ung thư có trong bông cải xanh.
Luộc và chiên là hai cách không được khuyến khích. Nếu không thích hấp, bạn vẫn có thể luộc hay nấu canh súp bông cải xanh với thực phẩm có vị cay, nên cho thêm nhiều gia vị vào món này bởi như thế sẽ giúp gia tăng thành phần chống ung thư của nó.
Theo Châu Anh/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47