-->

Những người say mê kể chuyện Bác Hồ ở khu di tích Kim Liên

Với chất giọng Nghệ đầm ấm, sâu lắng, các cán bộ thuyết minh ở khu di tích Kim Liên đã truyền tải tới du khách về hình ảnh một vĩ nhân, để lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi lan tỏa.
Đông đảo du khách về thăm quê Bác dịp nghỉ lễ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những ngày tháng 5, trong không khí cả nước hướng về kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, dòng người đổ về Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) cứ nối dài với đủ mọi lứa tuổi, từ khắp các vùng miền.

Những câu chuyện kể của các cán bộ thuyết minh với chất giọng Nghệ đầm ấm, sâu lắng đã gợi nhớ về hình ảnh của một vĩ nhân, để lòng kính yêu Bác mãi lan tỏa.

Những người say mê kể chuyện Bác Hồ ở khu di tích Kim Liên
Chị Phùng Thị Hương Giang đã 26 năm gắn bó với công việc thuyết minh vẫn luôn dâng trào cảm xúc khi được giới thiệu về Bác cho các du khách. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)

Tự hào khi thuyết minh về Bác

Khu di tích Kim Liên được thành lập từ năm 1956, đến năm 1989 mới tiến hành thi tuyển những hướng dẫn viên chuyên nghiệp đầu tiên. Hiện Khu di tích có 17 thuyết minh viên, tất cả đều là người xứ Nghệ và sở hữu chất giọng nhẹ nhàng, ngọt ngào, ấm áp.

Là thuyết minh viên Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, chị Phùng Thị Hương Giang (sinh năm 1975) với giọng kể đằm thắm, lúc trầm, lúc bổng, chất chứa đầy cảm xúc đã khiến những du khách trong đoàn tham quan cựu chiến binh đến từ tỉnh Bắc Ninh trào dâng niềm xúc động. Nhiều người không thể kìm được nước mắt khi nghe những câu chuyện rất đời thường về Bác.

Kết thúc câu chuyện với đoàn khách, chị Phùng Thị Hương Giang tâm sự, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Vinh, dù đã có việc làm ổn định, nhưng vì say mê những câu chuyện về Bác, mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về Người, chị quyết định thi tuyển làm thuyết minh viên tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên. Niềm khát khao ấy trở thành hiện thực khi chị vượt qua hơn 100 thí sinh, trúng tuyển trong niềm vui vô bờ.

Chị Phùng Thị Hương Giang xúc động cho biết đến tận bây giờ, chị vẫn không thể quên được cảm xúc ngày nhận tin trúng tuyển vào làm thuyết minh viên tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên. Lúc đó, chị đã khóc vì sung sướng, hạnh phúc bởi vì được kể những câu chuyện về Bác cho các đoàn khách tham quan trên mọi miền Tổ quốc luôn là niềm vinh dự, tự hào.

Gần 26 năm làm thuyết minh viên tại quê Bác, chị Phùng Thị Hương Giang không nhớ nổi mình đã đón và kể chuyện về Bác cho bao nhiêu đoàn khách tham quan. Song, khi hỏi về đoàn khách để lại nhiều ấn tượng nhất, chị Giang nhớ lại, đó là đoàn cựu chiến binh Mỹ, những người từng trực tiếp tham gia chiến tranh tại Việt Nam năm xưa đến tham quan quê Bác từ nhiều năm trước.

Đoàn có 15 người, trong suốt quá trình, tất cả thành viên đều im lặng, lắng nghe một cách chăm chú từng câu chuyện kể về Bác và gia đình Bác. Trước bàn thờ trong ngôi nhà thân thương Bác từng gắn bó, đoàn đứng cúi đầu thật lâu, có người xúc động nghẹn ngào. Lúc này, chị cảm nhận được họ không tin từ ngôi nhà lá bé nhỏ, đơn sơ như thế đã sinh ra một Anh hùng kiệt xuất, Danh nhân văn hóa.

Giống như nhiều thuyết minh viên khác, chị Phùng Thị Hương Giang xúc động chia sẻ mỗi ngày chị thường đón và thuyết minh cho khoảng hơn 20 đoàn khách. Những ngày cuối tuần và ngày lễ, con số này tăng lên nhiều hơn.

Dù công việc thuyết minh chiếm hầu hết thời gian, đặc biệt là vào ngày lễ, Tết, nhưng chị Giang luôn tự hào và ngày càng yêu quý công việc hơn. Chị tâm niệm phải trau dồi kiến thức và tâm huyết với nghề. Không chỉ chỉnh tề trang phục, dung nhan, chị còn luôn cố gắng luyện giọng sao cho thật truyền cảm và đặc biệt là khả năng ứng biến linh hoạt với những đoàn khách khác nhau.

Đặc biệt, mỗi khi cơ quan, địa phương tổ chức cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ, chị đều đăng ký tham gia. Những lần như thế, không chỉ học hỏi được cách dẫn chuyện, chị còn được tìm hiểu thêm nhiều câu chuyện về Bác và gia đình Bác. Điều đó giúp ích rất nhiều cho công việc của chị.

Lan tỏa tình yêu, kính trọng Bác

Gắn bó với công việc thuyết minh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên 12 năm, chị Phạm Thị Oanh luôn cảm nhận được sự gần gũi, hơi ấm của Bác còn vương bên những mái nhà tranh, nơi Bác đã sinh ra và sống những tháng ngày thời niên thiếu. Mỗi đoàn khách đến tham quan, bằng chất giọng của mình, chị lại truyền hơi ấm, tình yêu bao la của Bác đến đồng bào trên mọi miền Tổ quốc.

Những người say mê kể chuyện Bác Hồ ở khu di tích Kim Liên
Thuyết minh viên say sưa kể chuyện về Bác Hồ cho du khách. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)

Chị Phạm Thị Oanh chia sẻ được làm việc ở quê hương Bác là niềm vinh dự và tự hào. Chị rất vui khi được đưa du khách trở về thế giới tuổi thơ của Bác, đắm mình trong không gian văn hóa của một miền quê hiền hòa, mộc mạc với lũy tre xanh, mái nhà tranh đơn sơ, giản dị… Chứng kiến tình cảm của đồng bào dành cho Bác chính là động lực để các thuyết minh viên luôn cố gắng, nỗ lực hết mình làm mới nội dung và hình thức thuyết minh.

Suốt thời gian dài thuyết minh về Bác, chị Phạm Thị Oanh đã tiếp đón và thuyết minh cho nhiều đoàn du khách. Mỗi đoàn một sắc thái, nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau đã để lại cho chị nhiều cảm xúc riêng. Qua cách truyền đạt của chị, nhiều người đã òa khóc, thương và nhớ Bác.

Những tình cảm yêu mến mà đồng bào cả nước dành cho Bác là động lực để chị Oanh và các cán bộ thuyết minh xua đi những mệt mỏi của những ngày hè oi bức, những buổi trưa thông tầm hay một chút chạnh lòng vào những ngày lễ, Tết.

Nhiều người có suy nghĩ, nghề thuyết minh viên chỉ nói lại một câu chuyện, dễ sinh nhàm chán. Tuy nhiên, với chị Phùng Thị Hương Giang, chị Phạm Thị Oanh và những thuyết minh viên khác ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, những câu chuyện được kể tuy có sự lặp lại nhưng cảm xúc thì rất khác, hạnh phúc đến khó tả.

Trong kho tàng của mình, các chị đã có rất nhiều kỷ niệm về các lần tiếp các đoàn khách khác nhau tại nhà Bác, đó là tài sản vô giá và rất đỗi tự hào. Chất giọng xứ Nghệ đằm thắm, ân tình của các chị vẫn ngày ngày đưa du khách về với Làng sen của những ngày xa xưa, lịch sử. Âm thầm, lặng lẽ, các chị góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, gìn giữ những tài sản thiêng liêng về vật chất và tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo chị Phạm Thị Oanh, mỗi lần được kể chuyện về Bác đều khiến chị trào dâng một cảm xúc khó tả. Tùy từng đối tượng, các thuyết minh viên lựa chọn phương pháp truyền đạt khác nhau, làm sao để tái hiện chân thật nhất tuổi thơ của Bác qua những kỷ vật đơn sơ, bình dị.

Yêu quý và tự hào về Bác, mọi người luôn cố gắng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, học tập và tìm hiểu các thông tin đa dạng về con người và sự nghiệp vĩ đại của Bác để có thể truyền tải một cách sinh động đến du khách trên mọi miền Tổ quốc khi về thăm quê Bác.

Ông Nguyễn Bảo Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên cho biết, mỗi năm có hàng triệu lượt khách đến tham quan quê Bác. Điều đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của đồng bào, du khách trong và ngoài nước với lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Đáp lại tình cảm đó, cán bộ tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên nói chung và cán bộ trực tiếp làm công tác thuyết minh nói riêng luôn nỗ lực hết sức để tiếp đón, phục vụ khách tham quan. Đặc biệt, các cán bộ thuyết minh luôn có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, yêu nghề, trách nhiệm với công việc, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, du khách.

Trong thời gian tới, Ban Quản lý Khu di tích chú trọng đào tạo tiếng nước ngoài cho các cán bộ thuyết minh để làm tốt hơn công tác tiếp đón du khách quốc tế khi về tham quan quê Bác. Hiện đã có 6 cán bộ thuyết minh thành thạo tiếng Anh, một cán bộ thuyết minh tiếng Pháp và đang đào tạo 5 cán bộ thuyết minh tiếng Lào./.

Theo Tá Chuyên (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/nhung-nguoi-say-me-ke-chuyen-bac-ho-o-khu-di-tich-kim-lien/791217.vnp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Xem thêm
Phiên bản di động