-->

Những người mang "trái tim Hà Nội" đi muôn nơi

(LĐTĐ) Trải qua gần 10 năm hoạt động, nhóm Trao yêu thương gồm những tình nguyện viên của Thủ đô Hà Nội đã trở thành cầu nối giữa các mạnh thường quân với những mảnh đời còn nhiều khó khăn trên khắp mọi miền Tổ quốc. Những cánh tay đan nhau tạo thành một thể gắn bó ấy đã tạo thành “cây cầu” vững chắc chia sẻ trái tim Hà Nội đến muôn nơi.
Trao yêu thương đến trẻ em cách ly những ngày Tết tại vùng dịch Trao yêu thương tới các gia đình vùng rốn lũ Trao yêu thương tới người dân vùng lũ Quảng Trị

Trao yêu thương

Vào những ngày này, khi cả nước đang gồng mình chống dịch, Thủ đô Hà Nội cũng gánh trên mình những áp lực nặng nề trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thì ở nơi làm việc, chị Nguyễn Thị Kim Chi - Trưởng nhóm Trao yêu thương, lại gọi điện cho tôi, giọng buồn rầu: “Nhóm đã có kế hoạch tặng cháo ở Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương như thường lệ, tặng lương thực tại Nhà tình thương Hương La ở Bắc Ninh, rồi tặng quà cho các con ở Trung Chải tổng kết năm học… nhưng giờ phải hoãn lại hết rồi…”. Chị bảo, tuy không thể làm theo kế hoạch do dịch Covid-19 nhưng nhóm đã chuẩn bị tiền bạc, vật tư, sẵn sàng hỗ trợ người dân Thủ đô và các vùng lân cận.

Những người mang
Nhóm Trao yêu thương nghiệm thu công trình từ thiện tại vùng cao

Còn nhớ, giữa năm 2015, tôi có dịp đi cùng đoàn từ thiện của nhóm Trao yêu thương đến 2 điểm trường của xã Tân Dân, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Ngày đó, tôi có đề xuất viết một bài báo về chuyến đi nhưng chị Kim Chi không đồng ý. Chị bảo tôi: “Làm từ thiện đừng gióng trống khua chiêng, chỉ cần có trái tim là đủ”. Vậy là chuyến đi cứ âm thầm như thế, đến một nơi vừa trải qua cơn giông lốc lịch sử cuốn bay cả khu nhà ăn của các em đang học nội trú.

Ấn tượng đầu tiên trên con đường tới đây là khó khăn về giao thông, nhóm phải chia làm 2 nhánh, đi theo đường sông và đường núi để tới nơi. Tại đây, nhìn điều kiện học tập của các em, trường học đơn sơ, nhà vệ sinh không có… ai cũng rưng rưng nước mắt. Các thành viên trong nhóm đều sinh sống và làm việc tại Hà Nội, vậy mà leo rừng leo núi không thấy ai kêu mệt, chỉ lặng đi trước những điều trông thấy.

Những người mang
Trẻ em ở Tân Dân (Hòa Bình) leo dốc núi mang theo quà của nhóm Trao yêu thương đến từ Hà Nội

Chuyến đi ấy, ngoài mang tới những món quà cho các em học sinh và người dân ở đây, nhóm còn xây tặng các em khu nhà ăn mới khang trang, sạch đẹp hơn để các em thêm yên tâm học tập. Chỉ một lần được chứng kiến các anh, các chị nỗ lực mang sự sẻ chia đến với cộng đồng, trong tôi dội lên cảm giác tự hào về những con người Thủ đô.

Chia sẻ với Lao động Thủ đô, thầy Hà Mạnh Quyết - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Tân Dân (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), cho biết: "Bếp do nhóm Trao yêu thương xây từ năm 2015 đến nay vẫn hoạt động rất tốt và là nơi để hơn 200 học sinh bán trú ăn hàng ngày. Nơi đây cũng là nơi để nhà trường nấu các suất ăn, chuyển tới các điểm trường khác ở cách đó 7km. Đối với các em học sinh vùng cao và nhà trường, thì việc có một bếp ăn bán trú đã giúp cho các em có một nơi để quây quần giống như một gia đình".

Sau chuyến đi, qua các thành viên trong nhóm, tôi được biết Trao yêu thương được thành lập từ năm 2013. Năm ấy, chị Nguyễn Thị Kim Chi có chuyến đi công tác lên vùng cao tỉnh Lào Cai, khi được chứng kiến các em nhỏ mang theo đu đủ xanh và muối trắng, vượt qua hàng chục cây số đường rừng để đến trường học, chị đã không cầm được nước mắt.

Vào những buổi trưa, các em tự nấu ăn ngoài trời, chủ yếu là đu đủ chấm muối. Những ngày giá rét, trên người bọn trẻ chỉ có chiếc áo cộc tay và chiếc quần mỏng. Chân đi đất, môi tím tái vẫn băng rừng đến trường học. Những hoàn cảnh đáng thương ấy đã ám ảnh chị nhiều ngày sau đó. Với mong muốn có thể làm một điều gì đó thiết thực giúp đỡ những em nhỏ thiệt thòi ở vùng cao, chị ngày đêm suy nghĩ về cách thức, mong có thể tìm ra được phương pháp làm thiện nguyện một cách hiệu quả.

Dù vậy, đây là công việc không hề dễ dàng. Bởi các tổ chức từ thiện từ bấy lâu nay mọc lên rất nhiều, thật có, giả có, thành tâm có, mua danh cũng có… Cuối cùng, với quyết tâm cao, nhóm Trao yêu thương cũng được thành lập trên trang mạng xã hội facebook. Ban đầu gồm vài thành viên tích cực tham gia kêu gọi, quyên góp.

Những số tiền nhỏ nhoi đầu tiên được chuyển về tài khoản khiến chị Kim Chi xúc động. Chị từng nghĩ, mạng xã hội là ảo, nhưng những tấm lòng thiện nguyện là thật. Nhóm Trao yêu thương cũng vì những tình cảm thân thương, những nghĩa cử đẹp ấy mà ngày một lớn lên, có thêm nhiều thành viên tự nguyện, tổ chức nhiều hơn các hoạt động thiện nguyện

Những bước chân thiện nguyện không biết mỏi

Rồi cứ thế, suốt gần 10 năm ấy, bước chân của những tình nguyện viên Trao yêu thương từ Thủ đô đi khắp các nẻo đường thiện nguyện, dù đường xa ghập ghềnh hiểm trở, cách núi ngăn sông, dù là nơi nắng thiêu cháy da cháy thịt hay những vùng cao lạnh buốt; từ Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên… những bước chân vẫn kiên trì in dấu, những mảnh đời vẫn tiếp tục được sẻ chia.

Bây giờ nhắc lại, chị Kim Chi cũng như các thành viên trong nhóm không còn nhớ họ đã có bao nhiêu chuyến đi, hay có bao nhiêu ngày đứng mỏi chân tặng cháo cho bà con bệnh nhân ở khắp các bệnh viện Hà Nội. Chỉ có cảm xúc còn đọng lại trong mỗi chuyến đi là vẫn còn nguyên đó.

Những người mang
Nhiều em phải đến trường bằng chiếc thuyền mong manh này

Chị Vũ Thị Hồng Nhung - một thành viên của nhóm, chia sẻ: “Khi lên đến Mai Châu, tận mắt nhìn tôi vẫn không khỏi bỡ ngỡ trước một cái bếp xơ xác hoang tàn, không được bằng cái bếp nhà mình năm 1945 nữa. Các em phải tự mang gạo, mang đồ ăn đi, và phải tự nấu nướng từ khi các em mới 12 tuổi.

Ngày bé, tôi cũng biết nấu cơm phụ giúp cha mẹ, nhưng điều kiện thì hơn hẳn khi được nấu bếp than, bếp củi và ít nhất những thứ tối thiểu cũng có, còn các em lúc bấy giờ đã là năm 2015 nhưng thức ăn chỉ là cơm và đu đủ thêm một chút muối cho mặn mà dễ ăn. Vậy mà các em vẫn bám trường để lấy con chữ với hy vọng thay đổi được cuộc sống hiện tại. Cám ơn các em nhiều lắm chính điều này đã cho tôi nhìn nhận rõ hơn mọi thứ”.

Chị Nguyễn Thị Hạnh trong một chuyến đi từ thiện ở Hạ Sơn Dao (Thái Nguyên) kể lại: “Sau khi trải qua quãng đường hơn 120 km từ Hà Nội đến trường tiểu học Thần Sa, điểm trường Hạ Sơn Tày, Hạ Sơn Dao, đoàn tiền trạm của nhóm Trao yêu thương đã có mặt ở đây, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên hơn 50 km.

Với những đoạn đường gập gềnh, đá sỏi, phải vượt qua nhiều con suối - mà vào những ngày mưa hoặc vừa hết mưa thì rất khó để đi qua được. Đến nơi, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà được dựng bằng những tấm gỗ thưa, gió lùa hun hút, vách được ngăn tạm bợ bằng những thanh tre, tấm nứa, không có đèn điện... được gọi là phòng học. Trong lớp là những bàn ghế cũ kĩ, là chiếc bảng được dựng tạm lên những thân cây tre làm nơi cô giáo giảng bài cho các em học sinh.

Những người mang
Trước khi dịch Covid-19 quay trở lại, nhóm tặng cháo cho bà con ở Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương

Tại nơi vô cùng thiếu thốn về vật chất này vẫn là nơi mà 33 em học sinh tiểu học và 25 em học sinh mầm non lên lớp hàng ngày. Đối mặt với những khó khăn về điều kiện kinh tế, những vất vả trên con đường đến trường, với những thiếu thốn đủ thứ từ dụng cụ học tập, sách vở cho đến quần áo, giày dép, thậm trí có những em chỉ có duy nhất một bộ quần áo để đến trường. Nhưng, cái ước mơ có con chữ luôn hiện rõ trong đôi mắt trong veo của các em…”.

Còn nhiều lắm những điều đáng nhớ khi những tình nguyện viên vượt ngàn trùng xa mang trái tim của Thủ đô thân yêu đến với những hoàn cảnh khó khăn. Theo các anh, các chị, những điều đó chẳng đáng bao nhiêu, chỉ hy vọng trở thành những hạt cát nhỏ bé làm nên bờ biển.

Sống yêu thương, khát khao mang đến niềm vui, hạnh phúc cho người khác, thiện nguyện giờ đây đã trở thành việc làm thường xuyên của nhóm Trao yêu thương. Bằng nhiều hình thức kết nối của nhóm, những tấm lòng nhân ái đang chung tay sẻ chia, để người yếu thế, người nghèo không bị bỏ lại phía sau. Trở về với những ngày chống dịch của Thủ đô Hà Nội, chị Nguyễn Thị Kim Chi cùng “đồng đội” đang tiếp tục với tư thế sẵn sàng để sẻ chia, mang yêu thương đi tới muôn nơi.

Anh Lương Gia Long (Hà Nội) cảm nhận về một chuyến đi từ thiện cùng nhóm Trao yêu thương: Chuyến đi đó đã làm thay đổi suy nghĩ của tôi và tôi tin rằng nếu bạn tham gia, chắc chắn nó sẽ thay đổi con người bạn. Một chuyến đi "trao yêu thương" theo đúng nghĩa. Chuyến đi đó khiến tôi giật mình nhìn lại chính bản thân. Tôi đã bước đi quá nhanh mà quên mất những gì đang diễn ra hàng ngày bên cạnh mình. Tôi đã học được cách sống chậm lại, quan tâm chia sẻ nhiều hơn và biết trân trọng những gì mình đang có. Tôi tìm thấy sự đồng cảm từ những người tham gia trong chuyến đi. Họ cũng là những người thiếu thốn, nhưng họ biết san sẻ những thứ họ đang có để cuộc sống này được công bằng hơn, tốt đẹp hơn.

Bảo Thoa

(Ảnh: Bảo Thoa, Hoàng Nam)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động