Những người “gác cổng” hệ thống Y tế Thủ đô - Kỳ cuối: Cần đãi ngộ xứng đáng với nhân viên y tế cơ sở
Những người “gác cổng” hệ thống Y tế Thủ đô - Kỳ 2: Dấu ấn những bước chân không mỏi Những người “gác cổng” hệ thống Y tế Thủ đô - Kỳ 1: “A lô! Y tế xã, phường xin nghe!” |
Gây dựng niềm tin cho người dân
Suốt gần 2 năm nay, dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân, đặc biệt là trong nếp sống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe của người dân Thủ đô. Bà Nguyễn Thị Hương (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) nhiều năm nay đã có thói quen thăm khám, nhận tư vấn sức khỏe từ nhân viên Trạm Y tế phường.
Bà chia sẻ: “Tôi và người dân ở đây bây giờ rất tin tưởng vào các y, bác sĩ của Trạm Y tế phường. Cán bộ Trạm còn đến tận nhà để hướng dẫn công tác phòng, chống dịch Covid-19; cách diệt lăng quăng, phòng, chống sốt xuất huyết, hướng dẫn ăn uống cho mấy đứa nhỏ…”.
Việc lấy mẫu xét nghiệm cho người dân cần rất thận trọng, bởi nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế luôn cận kề. |
Đây chính là những thông tin ngắn gọn nhưng đầy đủ về công tác khám, chữa bệnh nói riêng và chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung trên địa bàn phường thời gian qua. Cùng với các cơ sở y tế trên địa bàn, thời gian qua, trạm y tế các xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, qua đó ngày càng tạo được niềm tin của người dân với tuyến y tế cơ sở.
Được biết, ngay từ đầu năm 2021, các trạm y tế xã, phường đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương tập trung thực hiện các mục tiêu, chương trình y tế quốc gia, trong các đợt chiến dịch phòng, chống dịch sốt xuất huyết, tay - chân - miệng. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch Covid-19 luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó để dập tắt dịch, tổ chức giám sát dịch. Tại nhiều địa phương, các kế hoạch này đã nhận được sự đồng tình, tin tưởng của người dân. Tiêu biểu là tại phường Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm).
Chia sẻ kinh nghiệm để tạo được niềm tin cho nhân dân, bà Đỗ Thị Kỳ, Phó Trưởng Trạm Y tế phường Đức Thắng cho rằng, người cán bộ y tế ở cơ sở phải là người nắm chắc kiến thức và các quy định. Ví dụ như quy định về phòng, chống dịch bệnh, giải thích rõ ràng, tạo lòng tin và xây dựng mối quan hệ tốt với nhân dân. “Tôi cảm thấy rất tự hào vì thời gian qua, người dân đã dành những tình cảm rất lớn cho các cán bộ y tế phường. Những lúc chúng tôi cần trợ giúp về ăn uống hay thậm chí các công việc cần phải hỗ trợ, rất nhiều người dân đã sẵn sàng tham gia giúp đỡ, ủng hộ”, bà Kỳ chia sẻ.
Còn Trạm trưởng Trạm Y tế phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) Nguyễn Hữu Giáp thì cho rằng, những nhân viên y tế cơ sở, ngoài vững chuyên môn, nghiệp vụ thì phải là những người thực sự kiên nhẫn và gần gũi với người dân, để có thể giải đáp 101 “câu hỏi vì sao”. Đơn cử, trong công tác tiêm chủng, nhiều người chưa được tiêm, họ ý kiến, và phản ánh lên cả Thành phố.
Trong khi, người dân không không hiểu lượng vắc xin hiện được phân bổ còn ít, hiện Thành phố đang ưu tiên vắc xin cho những vùng nguy cơ cao như Ba Đình; Hai Bà Trưng… Vậy nên, những vùng đang an toàn như trên địa phương vẫn sẽ triển khai tiêm chủng, tuy nhiên tiến độ sẽ chậm hơn các đơn vị khác. Hay, nhiều người dân thắc mắc tại sao người dân trên 65 tuổi chưa được tiêm… thì những lúc như vậy, nhân viên y tế cơ sở phải căn cứ và quy định của Bộ Y tế để hướng dẫn, giải thích cặn kẽ, rõ ràng cho người dân hiểu. May mắn, thời gian qua, người dân trên địa bàn đã thấu hiểu được nỗi vất vả của cán bộ y tế.
Đẩy mạnh các hoạt động y tế tại cơ sở
Theo các chuyên gia y tế, dịch Covid-19 xảy ra, có thể nói Thành phố đã huy động tất cả mọi nguồn lực của ngành Y tế để phòng, chống, trong đó, y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn đóng góp rất lớn vào thành công trong kiểm soát dịch bệnh. Có thể khẳng định, ở nước ta hiện nay, y tế thôn, bản, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã là tuyến y tế ban đầu gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp và hiệu quả nhất. Để mọi người dân đều có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngay tại cơ sở, ngành Y tế Hà Nội luôn củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống y tế cơ sở, qua đó góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Tăng ca, làm việc xuyên đêm trong những thời điểm dịch căng thẳng là chuyện đã trở nên quá đỗi bình thường với nhân viên y tế tuyến cơ sở. |
Nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại tuyến y tế cơ sở, thời gian qua, các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động y tế tại cơ sở, như phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, duy trì thực hiện hiệu quả các chương trình y tế. Cụ thể, năm 2019, ngành Y tế Hà Nội tập trung xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở nhằm tăng cường vai trò của y tế dự phòng lồng ghép với khám, chữa bệnh tại 30 trung tâm y tế quận, huyện; 53 phòng khám đa khoa khu vực, 4 nhà hộ sinh và 584 trạm y tế xã, phường.
Cùng với việc nâng cao chất lượng y tế cơ sở, khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, ngành Y tế thành phố Hà Nội không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao; duy trì trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, phát triển mô hình bác sĩ gia đình, thực hiện an toàn tiêm chủng, phòng, chống dịch bệnh…
Đơn cử, tại Trạm Y tế phường Mễ Trì, cơ sở vật chất được tu sửa từ tháng 4/2020, hoàn thành và sử dụng tháng 10/2020. Song song với đó, trang thiết bị y tế cũng cũng được nâng cấp đầy đủ, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân. Đặc biệt, nhân viên y tế tại Trạm hàng năm đều được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức điều trị và phòng dịch, chứng nhận an toàn tiêm chủng, lấy mẫu xét nghiệm.
Tuy nhiên, thực tế, do phường Mễ Trì gần các bệnh viện tuyến Trung ương, Thành phố nên khả năng thu hút được người dân trên địa bàn đến khám, chữa bệnh chưa cao. “Nhằm nỗ lực đẩy mạnh, phát triển hệ thống y tế cơ sở, cần có cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho nhân viên y tế cơ sở. Hiện nay, do chế dộ đãi ngộ chưa được tương xứng, các bác sĩ không muốn về y tế phường, xã làm việc vì dễ bị mai một về chuyên môn. Đồng thời, ngành Y tế Hà Nội cần củng cố thêm hệ thống công nghệ thông tin đồng nhất từ tuyến Thành phố cho đến y tế cơ sở”, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Mễ Trì Nguyễn Hữu Giáp cho biết.
Đồng thời, lãnh đạo Trạm Y tế phường Mễ Trì mong muốn có thêm nguồn hỗ trợ, động viên tinh thần cho nhân viên y tế, như phụ cấp kịp thời, hoặc có những khen thưởng đột xuất cho anh, em,… để khích lệ đội ngũ y tế cơ sở hoàn thành tốt hơn nữa mọi nhiệm vụ được giao phó.
Đồng quan điểm trên, Phó Giám đốc Trung Tâm kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết: Khó có thể kể hết những gian khổ của những cán bộ làm công tác dự phòng chuyên điều tra dịch tễ, truy vết, xét nghiệm. Mặc dù công việc vất vả, nguy cơ lây nhiễm bệnh, dịch luôn cận kề, song điều đáng tiếc là ít ai hiểu được vai trò quan trọng cũng như những khó khăn mà cán bộ y tế dự phòng luôn phải đối mặt. Đó là lý do vì sao ngành Y tế dự phòng nói chung và cán bộ y tế dự phòng nói riêng chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Thu nhập thấp đang là nguyên nhân chính khiến nhiều cán bộ y tế dự phòng luôn muốn “nhảy việc”, còn lớp trẻ thì không muốn về công tác.
Những phút nghỉ ngơi hiếm hoi của nhân viên y tế giữa lúc lấy mẫu xét nghiệm trên địa bàn. |
Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố cho biết: Tất cả sinh viên các trường đại học y khoa đều có mong muốn sau khi ra trường đều được làm ở những bệnh viện, nhất là ở những bệnh viện lớn có tiếng thì đó là điều hạnh phúc. Tuy nhiên, song song có hai hệ thống đó là hệ thống điều trị và hệ thống y tế dự phòng. Và mỗi ngành, lĩnh vực đều có những khó khăn, vất vả đi kèm niềm vui và hạnh phúc riêng.
“Bởi lẽ, thông thường với mỗi bác sĩ điều trị, thành công là khi cứu được một ca bệnh hay một số ca bệnh. Nhưng thành công của hệ thống y tế dự phòng hay cán bộ y tế dự phòng nói chung sẽ là bảo vệ cho cả một quần thể cộng đồng không bị các dịch bệnh khác nhau. Bởi vậy, chúng tôi dù không có bệnh nhân, nhưng lại có thể bảo vệ sức khỏe của rất nhiều người, đó là niềm hạnh phúc khó tả của những bác sĩ công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng”, ông Khổng Minh Tuấn bộc bạch.
Có thể khẳng định những năm qua, nhờ chú trọng, nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở, công tác khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được nâng lên rõ rệt. Năng lực dự phòng của tuyến y tế cơ sở cũng được nâng cao, cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y, bác sĩ tại địa phương đã góp phần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, tạo sự hài lòng cho người dân. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, y tế cơ sở Thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Những gì mà các cán bộ y tế dự phòng từ tuyến cơ sở đến Thành phố đã và đang làm vì sức khỏe người dân khó có thể kể hết. Hy vọng rằng, thời gian tới sẽ có thêm nhiều chính sách ưu đãi hơn đối với cán bộ y tế dự phòng.
Theo Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới" nêu các quan điểm: “Y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng”, “hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế toàn dân”. Nghị quyết cũng đề ra một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể được thực hiện bởi mạng lưới y tế cơ sở, như triển khai chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe nhân dân, quản lý sức khỏe đến từng người dân; thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33