--> -->

Những người canh trời ở “chảo lửa, rốn mưa”

Nắng thì nắng như bão lửa, mưa thì mưa như thác đổ, nhưng dù nắng hay mưa họ vẫn phơi mình giữa trời. Đó là công việc của những người lao động tại Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ - vùng đất lắm mưa, thừa nắng…
Lũ miền Trung vượt mốc lịch sử 1983, quan trắc viên thủy văn dầm mình giữa dòng nước dữ

Tại Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ, mỗi ngày hàng chục bản tin thời tiết được phát đi. Phía sau mỗi kết quả đó, là sự cẩn trọng, thầm lặng, lao động miệt mài của gần 300 con người làm việc ở 22 trạm khí tượng, 33 trạm thuỷ văn, 1 trạm ra đa, 1 trạm ra đa biển, 1 trạm thám không vô tuyến, địa bàn hoạt động trải dài từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh.

Những người canh trời ở “chảo lửa, rốn mưa”
Nhân viên Trạm Thuỷ văn Yên Thượng (Thanh Chương) lội bùn đi đo đạc.

Và trong mỗi ngày đó, 24/24 giờ, quan trắc viên ở các trạm liên tục theo dõi, đo đạc, ghi chép, cập nhật số liệu của hàng chục các chỉ số khác nhau ở các mảng khí tượng, thuỷ văn và hải văn để báo cáo về Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ. Tất cả luôn tập trung cao độ cho công việc, xử lý chính xác từng con số để dự báo kịp thời tình hình nắng nóng, mưa bão, lũ lụt, lốc xoáy, mưa đá, sạt lở đất,…góp phần to lớn giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.

Một quan trắc viên tại Trạm khí tượng Vinh nói với tôi rằng, nếu không yêu nghề, không nghĩ đến ý nghĩa to lớn của công việc này chắc không thể bám trụ để làm việc. Một nghề vốn đã đặc thù, lặng lẽ đi qua bao nhiêu thập kỷ, lại còn vất vả nhân đôi khi làm việc ở một vùng đất nắng lắm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường, cực đoan. Hàng trăm con người làm việc trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh, biển đảo, xa dân cư, dù nắng hay mưa, nửa đêm hay sáng sớm đều phải túc trực làm việc, không thể kể hết những thiệt thòi, thiếu thốn, hy sinh, họ thầm lặng làm công việc của mình.

Anh Lê Hữu Huấn - Phó Giám đốc Đài khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ chân thành hỏi tôi: “Nhà báo đã đi nhiều ở các huyện miền núi, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng thượng nguồn của Nghệ An chưa; đã từng lên các huyện miền núi cao của Thanh Hoá như Mường Lát chưa? Nếu đi rồi, nhà báo sẽ hiểu và thương hơn những người làm nghề khí tượng thuỷ văn khi họ đang từng ngày, từng đêm làm việc ở đó. Họ lặng lẽ đứng sau những bản tin thời tiết ở khu vực đó”.

Chúng tôi được đến thăm Trạm Thuỷ văn Yên Thượng, nằm bên hạ lưu sông Lam, thuộc địa bàn xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương. Nếu không được giới thiệu, chắc sẽ không đoán được 5 người lao động ở đây, gồm 1 trạm trưởng và 4 quan trắc viên là những người làm công tác đo đạc thuỷ văn. Bởi sự mộc mạc, giản dị và khiêm nhường từ họ. Dọn một đĩa khoai lang và lạc luộc mời chúng tôi, họ như ngại ngùng, bất ngờ khi có người tới thăm. Những câu hỏi thăm qua lại giúp không khí trò chuyện gần gũi, cởi mở hơn. Ba người phụ nữ làm việc ở đây, mỗi người một hoàn cảnh, người đang nuôi con nhỏ, người lấy chồng xa, người ở xa nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt, đi lại còn thiếu thốn, bất tiện. Tôi hỏi về thu nhập của họ, một chút ngượng ngùng, một chị trả lời “Hầu hết mức lương của anh, chị em ở Đài chưa đủ để trang trải cuộc sống gia đình, nhiều người còn khó khăn. Có những người mới chỉ được hơn 3,5 triệu đồng/tháng, mức lương của lao động hợp đồng theo hệ số nhà nước còn thấp”.

Lúc chúng tôi đến trạm thì trời nắng nóng, ngồi trò chuyện một lúc thì trời đổ cơn mưa rào, chờ hết cơn mưa, các chị quan trắc viên lại vội ra sông lên thuyền đi đo mực nước. Người cầm thước, người cầm nhiệt độ, sổ sách, quần ngắn, xắn tay, lội bùn làm việc. Nhìn những người phụ nữ giản dị, dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng lặng lẽ làm công việc của mình đầy trách nhiệm, tôi vô cùng nể phục; nghĩ đến quanh năm họ dãi nắng, dầm mưa, ra sông, trực đêm, công việc nhiều, áp lực lớn nhưng thu nhập thấp lại càng thương họ hơn.

Là phụ nữ làm khí tượng thuỷ văn luôn có những thiệt thòi, nỗi niềm riêng và đối với đàn ông cũng thế, họ không giấu được cảm xúc khi nói về chuyện nghề, chuyện đời. Tại Trạm Ra đa thời tiết Vinh, chỉ có 3 người đàn ông lặng lẽ thay phiên nhau túc trực 24/24 giờ. Tại đây, anh Nguyễn Mạnh Hà, quê ở huyện Nam Đàn cho biết, anh đã 28 năm gắn bó với nghề, làm việc trên tất cả các địa hình, từ Trạm khí tượng Hòn Ngư lên Trạm khí tượng ở huyện miền núi Con Cuông rồi sang Trạm khí tượng ở huyện miền núi Hương Khê, Hà Tĩnh và bây giờ về làm việc tại Vinh.

Anh nói: “Những năm tháng tuổi trẻ sung sức, mình đã gắn liền với khí tượng thuỷ văn nơi vùng sâu, vùng xa, trải qua bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn, cô đơn. Nhớ những ngày ở Đảo Ngư, có tháng 3 cơn bão đi qua là cả tuần anh em phải ăn cơm trắng với bột súp. Lúc nào cũng trong tâm thế lao ra ngoài trời để đo mưa, đếm gió. Ở vùng đất “gió như phang, nắng như rang” này, mỗi người dân đã phải gồng mình để chịu đựng thời tiết và những người làm khí tượng thuỷ văn cũng phải gồng mình để làm việc. Thế nhưng, không có niềm vui và hạnh phúc nào bằng việc dự đoán chính xác thời tiết, giúp hàng triệu người dân đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản”.

Anh Hà tự hào kể về nghề với đôi mắt sáng ngời, anh phân tích, nghề khí tượng thuỷ văn là nghề “bắt mạch cho trời”, nếu như bác sỹ dùng máy siêu âm, chụp phim để chẩn đoán bệnh cho người thì nghề khí tượng thuỷ văn dùng các loại máy móc như: ra đa, vệ tinh để chẩn đoán “bệnh của trời”. Chuẩn đoán này ảnh hướng rất lớn đến đời sống của người dân và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Là người con của quê hương Thanh Hoá, làm việc tại Đài từ năm 1995, gần 30 năm gắn bó với nghề, anh Trịnh Đức Trường - Trạm trưởng Trạm ra đa thời tiết Vinh chia sẻ: “Nhiều khi ngồi nghĩ thấy thương các con. Ngày chúng còn bé, ở khu tập thể, mưa to, gió lớn, bố mẹ đi trực, gửi hai con cho người này sang người khác, khi trở về thấy chúng nằm ngủ mê trên ghế, nằm ở đó để chờ bố mẹ về. Cũng ngày xưa, những lần mưa bão lớn, gió quật ầm ầm, anh em ở Đài phải nằm xuống, bò từng bậc lên cầu thang tầng cao để quan trắc, lúc ấy sợ lắm vì nguy hiểm nhưng phải làm nhiệm vụ của mình để nhanh chóng gửi số liệu về cho phòng dự báo. Gần 30 năm rồi, mình làm việc ở xa, công việc luôn phải trực nên điều kiện chăm sóc bố mẹ hai bên nội ngoại cũng khó khăn, nhiều khi thấy có lỗi. Cuộc đời gắn bó với nghề này rồi biết làm sao được, gắn bó rồi thì yêu nghề và trách nhiệm với nghề, dù nghề của mình chẳng nhiều người biết đến, lại gắn liền với “nghèo và khổ”.

Lắng nghe, thấu hiểu những chia sẻ từ đồng nghiệp của mình, anh Lê Hữu Huấn - Phó Giám đốc Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ kể: “19 năm trước, khi vừa về làm việc tại Đài, tôi nhận được cuộc gọi của một cô giáo mầm non ở huyện miền núi, cô hỏi cơn bão vừa đi qua, hơn 40 cháu học sinh trong lớp muốn ra về, có thể cho các cháu về nhà được không. Tôi đã nói với cô, hiện tại đang là trong mắt bão “trời bình yên”, tuy nhiên dự báo sau bão ảnh hưởng bởi hoàn lưu, dễ có mưa to, gió lớn, cô hãy để các cháu ở lại trường mấy tiếng sau hãy về. Đúng như dự báo, ngay sau đó có mưa lớn, các em đã chờ hết mưa để về nhà an toàn. Ngay từ sự việc đó, hình dung về sự an toàn của các em nhỏ khi được dự báo, cảnh báo về thời tiết; cảm nhận được niềm tin của nhân dân vào những người làm khí tượng thuỷ văn. Tôi bắt đầu yêu nghề từ đó”.

Đứng trên tầng cao nhất của Trạm Ra đa thời tiết Vinh, nhìn ra bao quát cả thành phố Vinh mênh mông, lãnh đạo Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ và cán bộ, nhân viên Trạm Ra đa thời tiết Vinh nói với nhau: Dù công việc đặc thù, dù nghề của chúng ta còn nghèo, nhưng chúng ta đã thầm lặng cống hiến rất nhiều cho xã hội, trong gian khó vẫn giữ vững khí chất, cả tập thể luôn sống đoàn kết, nghĩa tình. Đó là tài sản vô giá, là niềm tự hào của các thế hệ những người làm công tác khí tượng thuỷ văn nơi vùng đất Bắc Trung Bộ thân thương này.

Mai Liễu

Nên xem

Bồi dưỡng năng lực cán bộ công đoàn trong kỷ nguyên mới

Bồi dưỡng năng lực cán bộ công đoàn trong kỷ nguyên mới

Những năm qua, đội ngũ cán bộ công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn được đào tạo, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành cùng với hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động. Tuy nhiên, cùng với sự đổi thay của các hoạt động kinh tế cũng như yêu cầu ngày càng cao của tổ chức nhằm tiếp tục đáp ứng các yêu cầu mới, trong tình hình mới… vấn đề nâng cao năng lực, trình độ và bản lĩnh cán bộ Công đoàn tiếp tục là trọng tâm mà Ban Thường vụ Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội hướng đến.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đến Hà Nội bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đến Hà Nội bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, tối nay (25/5), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân cùng đoàn quan chức cấp cao Cộng hòa Pháp đã đến Hà Nội bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5.
Hà Nội: Cháy lớn tại chung cư C2 Xuân Đỉnh, cư dân hoảng loạn tháo chạy

Hà Nội: Cháy lớn tại chung cư C2 Xuân Đỉnh, cư dân hoảng loạn tháo chạy

Một vụ hỏa hoạn vừa xảy ra tại tòa nhà chung cư C2 Xuân Đỉnh, nằm trên phố Đỗ Nhuận, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, khiến nhiều cư dân hoảng loạn bỏ chạy xuống tầng trệt để thoát thân.
Hệ thống thẻ vé liên thông: Đột phá trong giao thông công cộng

Hệ thống thẻ vé liên thông: Đột phá trong giao thông công cộng

Hà Nội đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, trong đó giao thông công cộng đóng vai trò then chốt. Hệ thống thẻ vé điện tử liên thông Hà Nội đang hướng đến là một minh chứng cho nỗ lực đó.
Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô

Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô

Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô
Chuyện người trẻ và khát vọng sáng tạo trên nền giấy dó

Chuyện người trẻ và khát vọng sáng tạo trên nền giấy dó

Trong nhịp sống hiện đại, khi công nghệ và những tiện nghi mới đang phủ bóng lên từng góc phố, vẫn có những người trẻ lặng lẽ đi tìm lại những giá trị xưa cũ nhưng đầy sức sống. Họ tìm đến giấy dó - thứ giấy mỏng manh nhưng bền bỉ, thấm đẫm hơi thở truyền thống để gieo mầm cho khát vọng sáng tạo của mình.
Thành đoàn Hà Nội ra mắt 3 đội hình tình nguyện

Thành đoàn Hà Nội ra mắt 3 đội hình tình nguyện

Với mục tiêu bảo vệ môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, Thành đoàn Hà Nội đã ra mắt 3 đội hình tình nguyện gồm: Đội hình "Sắc xanh tình nguyện - sạch từ ngõ tới phố"; Đội hình “Thanh niên hành động - Nói không với rác thải nhựa”; Đội hình “Mùa hè tình nguyện xanh”.

Tin khác

Cảnh sát đường thuỷ Hà Nội phối hợp người dân cứu thanh niên đuối nước trên sông Đuống

Cảnh sát đường thuỷ Hà Nội phối hợp người dân cứu thanh niên đuối nước trên sông Đuống

Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với người dân, kịp thời cứu sống một nam thanh niên bị đuối nước trên sông Đuống, thuộc địa bàn huyện Gia Lâm.
Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ngày 24/5, mưa rơi suốt cả ngày nhưng từng đoàn người vẫn nối nhau tiến vào Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lớn, ngập lụt, sạt lở trong ngày 23/5 đã gây thiệt hại cho các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn.
Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến trên dịch vụ công của Hà Nội hoặc dịch vụ công quốc gia, người dân đều nhập bằng thông tin VNeID, do đó người dân cần chú ý không cung cấp thông tin cho những trang web không chính thống, web lạ, không đáng tin cậy để tránh bị lừa đảo, giả mạo...
4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành

4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành

Theo Bộ Xây dựng, 4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển nhà ở xã hội, chưa có dự án được khởi công hoặc có dự án được khởi công, nhưng tỷ lệ hoàn thành thấp...
Cảnh báo chiêu trò “nháy máy 3 giây”: Thủ đoạn không thể coi thường

Cảnh báo chiêu trò “nháy máy 3 giây”: Thủ đoạn không thể coi thường

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, các chiêu trò lừa đảo qua điện thoại ngày càng tinh vi. Một trong những thủ đoạn đang gây phiền toái và tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện nay là hiện tượng “nháy máy 3 giây”, những cuộc gọi chớp nhoáng từ số lạ, đặc biệt là đầu số quốc tế, chỉ kịp đổ chuông rồi ngắt.
Tháng Năm, thương một mùa sen

Tháng Năm, thương một mùa sen

Tháng Năm đã về, hạ hồng đã rải nắng xuống những con đường và những cánh đồng. Cái nắng nồng nàn và cơn mưa vội vàng của mùa hạ làm tôi nhớ đến những mùa sen ở quê nhà!
Giải mã cơn sốt Lightstick trong giới trẻ

Giải mã cơn sốt Lightstick trong giới trẻ

Với giá bán lại dao động từ 4,5 đến 6 triệu đồng, thậm chí có thời điểm chạm mốc 10 triệu đồng cho một chiếc lightstick (gậy phát sáng). Điều này biến “HELLO, Day-G” trở thành một trong những lightstick cá nhân đắt đỏ nhất từng được săn đón tại Việt Nam.
Phim “Chốt đơn” do hoa hậu Thùy Tiên đóng chính có khả năng sẽ bị “đắp chiếu”

Phim “Chốt đơn” do hoa hậu Thùy Tiên đóng chính có khả năng sẽ bị “đắp chiếu”

Phim “Chốt đơn” do hoa hậu Thùy Tiên đóng chính có khả năng sẽ bị “đắp chiếu” vĩnh viễn sau thông tin nàng hậu bị khởi tố.
Học bơi giúp trẻ em phát triển toàn diện

Học bơi giúp trẻ em phát triển toàn diện

Học bơi không chỉ là cách phòng chống đuối nước hiệu quả, mà còn giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, tinh thần và kỹ năng sống. Tại Hà Nội, các chương trình dạy bơi đang góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sống, tạo nền tảng cho một thế hệ khỏe mạnh và tự tin.
Xem thêm
Phiên bản di động