Những mùa trăng thương nhớ
Tăng cường chăm lo gia đình và con đoàn viên, người lao động dịp Tết Trung thu “Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024 đậm nét Tết Trung thu xưa |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Thoảng đâu đây mùi hương thơm ngát của hạt bưởi đốt đèn, có những ánh mắt ngắm nhìn bầu trời cao xa vời vợi, tìm bóng chú cuội, tìm cây đa có dáng hình Hằng Nga. Tôi bất giác nhìn lên nền trời, như tìm thấy tuổi thơ mình của mùa xưa rất khẽ. Mùa trăng, mùa thương nhớ!
Những ngày tháng tám nắng rám trái bưởi, đôi lúc cũng rả rích mưa dầm, mưa và nắng cùng nhau bung mình vào không gian, làm cho hương ổi chín cũng trở mình se sẽ cuối góc vườn. Cứ mỗi độ như thế, lòng tôi lại nôn nao thèm vị bánh trung thu ngày ấy. Vị bánh ngọt lịm, tan chầm chậm vào đầu lưỡi, thanh thanh, bùi bùi. Mùi vị thân thuộc cũ kỹ ấy đến bây giờ chỉ còn trong nếp nhớ, nếp nghĩ, để mà tiếc, mà mơ, mà đau đáu diết da thèm thuồng.
Bánh trung thu còn được gọi là bánh Bính Nguyệt, hay là bánh mặt trăng, thứ bánh quan trọng nhất trong mâm cỗ phá rằm. Tích xưa kể rằng, bánh trung thu là món bánh của Hằng Nga và chú Cuội làm ra trong hội thi làm bánh rằm tháng Tám. Ngọc Hoàng đã rất thích loại bánh làm từ nhiều nguyên liệu như trứng, mè, thịt, lạp xưởng, hạt sen... nên đã đặt tên cho bánh này là bánh Trung thu và cho phép chị Hằng mỗi năm cứ đến rằm tháng Tám sẽ được xuống thế gian chơi với các em nhỏ. Giấc mơ lung linh và kỳ diệu thấp thoáng bóng chú Cuội ngồi gốc cây đa vẫn luôn là niềm hiếu kỳ của biết bao em nhỏ mỗi độ trăng tròn đầy. Bánh Trung thu trở thành chiếc bánh của mùa trăng và chị Hằng, của những giấc mộng thiên thần chưa bao giờ cũ.
Bánh trung thu gồm bánh nướng và bánh dẻo, được tạo khuôn hình vuông và hình tròn. Bánh dẻo hình vầng trăng có màu trắng ngà tinh khiết, là biểu tượng của gia đình đoàn viên, vợ chồng êm ấm. Bánh nướng màu vàng ròng là biểu tượng cho sự bảo vệ che chở của gia đình, người thân. Nhân bánh mặn, ngọt tròn vị đậm đà bởi dẫu có những thăng trầm gian nan trong cuộc sống thì gia đình vẫn chính là nơi bình yên nhất. Bánh hình tròn là tượng trưng cho mặt trăng đêm rằm, tròn trịa, đủ đầy, vẹn nguyên, viên mãn. Bánh hình vuông là biểu tượng cho trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.
Một mùa trăng thương nhớ nữa lại về. Tôi lại ra phố, tâm hồn như bé lại, xôn xao trong sắc màu của đèn hoa trung thu, tự tay mua những chiếc đèn lồng nhỏ về treo bên cửa sổ đón trăng. Đợi đêm khuya trăng đầy, tắt hết đèn điện, để ngồi lặng im bên hương hoa Nguyệt quế, cắt bánh trung thu thành vài miếng đều đặn. Ăn chậm một miếng bánh rồi , nha nhẩn một tách trà thơm, nghĩ về ấm áp đoàn viên gia đình...
Trần Hiền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Những người góp sức cho trái bóng lăn
Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại
Văn hóa 18/04/2025 22:58

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 22:35

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số
Văn hóa 18/04/2025 22:20

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 19:00

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Văn hóa 18/04/2025 18:46

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Văn hóa 17/04/2025 11:41

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành
Văn hóa 16/04/2025 19:13

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 17:29

Bình yên nghe sóng vỗ
Văn hóa 15/04/2025 16:22