Những “luồng xanh” giữ vững chuỗi cung ứng của Thủ đô
Hơn 1.200 doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng hàng hóa cho Hà Nội Đảm bảo điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân khi chia 3 vùng chống dịch |
Phát huy khả năng kết nối cung – cầu
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trên địa bàn Thành phố hiện có hơn 1.000 HTX nông nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực tổng hợp, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, nước sạch… Trong những năm qua, các HTX nông nghiệp có vai trò chủ đạo trong việc trong sản xuất và tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, cung ứng vật tư nông nghiệp, bao tiêu và tiếp thị sản phẩm, hỗ trợ cho người nông dân thuận lợi và yên tâm sản xuất, tăng thêm thu nhập trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường.
Trong thời điểm diễn ra dịch bệnh Covid-10, lực lượng HTX lại càng phát huy tốt hơn vai trò cung ứng lương thực từ tay người nông dân đến với người tiêu dùng, góp phần chống đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo cho người dân không bị thiếu thực phẩm, yên tâm ở yên một chỗ, đẩy lùi dịch bệnh.
HTX Nông nghiệp Đại Lan mỗi ngày cung ứng 2-3 tấn nông sản gồm rau, củ, quả ra thị trường |
Chia sẻ với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Đặng Bá Thắng - Giám đốc HTX Nông nghiệp Đại Lan (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, hiện nay lượng nông sản trên đồng ruộng của bà con vẫn vô cùng dồi dào, mỗi ngày HTX thu mua khoảng từ 2,5-3 tấn rau củ quả, cung cấp ra thị trường thành phố Hà Nội. Từ nay đến 21/9 và thời gian tiếp theo, lượng nông sản vẫn còn đủ để cung cấp mỗi ngày từ 2-3 tấn, phục vụ nhu cầu lương thực cho người tiêu dùng khi thực hiện Chỉ thị 20 của Thành phố.
Với 7 sản phẩm rau OCOP đạt hạng 4 sao cùng một số sản phẩm được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đài Loan từ nhiều năm nay, Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (Gia Lâ, Hà Nội) hiện đang là vùng rau an toàn lớn nhất của thành phố Hà Nội. Văn Đức đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn làm điểm về mô hình kiểm soát, quản lý theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ trong cả nước.
Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc HTX Văn Đức cho biết, hiện nay HTX đang cung cấp khoảng 30 tấn nông sản sạch trên địa bàn thành phố, trong đó khoảng 2-3 tấn cung cấp tại huyện Gia Lâm, còn lại là cung cấp tới các siêu thị Aeon, Metro, Big C… và các quận, huyện khác. Ông Minh cũng cho biết, xã Văn Đức là vùng rau chuyên canh cho nên hiện nay trên đồng ruộng, lượng nông sản của bà con rất dồi dào, đảm bảo trong thời gian thời gian tới sẽ đủ cung cấp từ 20-30 tấn nông sản một ngày cho Thủ đô, kể cả trong quá trình thực hiện Chỉ thị 20 và sau khi hết giãn cách.
Ngoài ra, tại các huyện vùng xanh nông nghiệp của thành phố Hà Nội như Thanh Oai, Gia Lâm, Ba Vì…, cũng đang có một lượng hàng hóa dồi dào, sẵn sàng cung ứng, đảm bảo đủ lương thực trong thời gian thực hiện các chỉ thị giãn cách.
Ông Dương Bá Mẫn – Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai cho biết, toàn huyện mỗi năm cho ra sản lượng gạo 72.000 tấn, tiêu thụ trong huyện là 1/3, còn 2/3 tiêu thụ ngoài huyện (khoảng 48.000 tấn). Trứng gia cầm cho ra 500.000 quả/ngày, tiêu thụ tại huyện được 1/5, còn 4/5 tiêu thụ ngoài huyện (khoảng 400.000 quả/ngày). Các loại thực phẩm khác như lợn, trâu, bò cơ bản đáp ứng trong địa bàn huyện. Do ảnh hưởng của Covid-19, hiện nay, việc tiêu thụ thóc, gạo tạm vẫn ổn, nhưng thịt và trứng gia cầm vẫn còn rất dồi dào. Đối với mặt hàng chủ lực của huyện là trứng gà, huyện Thanh Oai sẵn sàng hỗ trợ phương tiện vận chuyển đến tận tay cơ sở, người tiêu dùng.
Lượng nông sản trên đồng ruộng vẫn còn dồi dào ở nhiều vùng nông nghiệp. |
Theo bà Hoàng Diệu Thu, đại diện Phòng Kinh tế huyện Ba Vì, hiện nay, huyện có 103 HTX nông nghiệp, 178 trang trại đang hoạt động, góp phần hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Cơ sở chăn nuôi cung cấp HTX Gà đồi Ba Vì là đơn vị sản xuất gia cầm rất lớn, lượng tiêu thụ mỗi tháng từ 20-30 nghìn con, tổng đàn 300 nghìn con/năm. Trong tình hình dịch bệnh mới tiêu thụ được khoảng 78 nghìn con, vẫn còn 20 nghìn con đang tiếp tục cung ứng cho thị trường Hà Nội. Ngoài ra, Ba Vì vẫn đang tiếp tục cung cấp các sản phẩm thiết yếu như trứng, sữa,… cùng nhiều nông sản khác.
Đảm bảo cung ứng cho 3 phân vùng
Nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của ãnh đạo Thành phố, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp nên thành phố Hà Nội đã đáp ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ nhân dân. Mặc dù có một số chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị tạm đóng cửa nhưng chính quyền và hệ thống phân phối đã triển khai các hình thức cung ứng hàng hóa đa dạng đến người dân, hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, người dân mua bán thuận tiện, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân dân.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, về nguồn cung trên địa bàn Thành phố, các doanh nghiệp phân phối đã chuẩn bị lượng hàng hóa tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường và dự trữ trong 3 tháng; chủ động đưa hàng về các kho trong Thành phố; các cơ sở chế biến tăng công xuất để cung cấp hàng cho các hệ thống phân phối (có doanh nghiệp tăng 200%). Cùng với đó, các hệ thống phân phối đa dạng các hình thức bán hàng như bán hàng truyền thống, bán online trên nền tảng thương mại điện tử, bán hàng combo, đi chợ hộ, tổ chức bán hàng lưu động, bán hàng không người bán, đăng ký phục vụ 24/24/7... để phục vụ nhân dân.
Về lưu thông hàng hóa, Thành phố đã xây dựng phương án huy động và điều động phương tiện vận chuyển hàng hóa trên địa bàn. Sở Giao thông vận tải đã duyệt cấp mã QR code đăng ký cho các xe tham gia vận chuyển cung ứng hàng hóa. Nhờ đó, hàng hóa của các doanh nghiệp được lưu thông bình thường, đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn.
Bên cạnh việc tổ chức các điểm bán hàng hóa thiết yếu sẵn có trên địa bàn, để đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu người dân, đặc biệt khi địa bàn có các điểm bán tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Thành phố đã triển khai nhiều mô hình cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân: tổ chức 62 điểm bán hàng lưu động tại 11 quận; chuyển đổi 342 địa điểm của các bưu cục, nhà sách, cửa hàng điện máy thành điểm bán hàng thiết yếu; trưng dụng 5 địa điểm làm nơi tập kết hàng hóa để kết nối hàng hóa cho Thành phố và giảm tải lượng hàng hóa về các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối…
Hệ thống siêu thị vẫn đủ hàng hóa, thực phẩm thiết yếu. |
Về phương án đảm bảo nguồn cung, điều phối hàng hóa cho 3 Phân vùng phục vụ giãn cách xã hội trong tình hình mới (từ 6/9-21/9), Sở Công Thương Hà Nội cho biết mạng lưới cung ứng, phân phối trên toàn địa bàn thành phố gồm 103 siêu thị, 449 chợ và 9.546 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu; Các điểm bố trí làm kho, bán hàng lưu động 2.500 địa điểm; Các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm 210 đơn vị; Các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm 52 đơn vị; 150 kho hàng; 125 đơn vị trồng trọt các mặt hàng thiết yếu; 378 doanh nghiệp chăn nuôi gia súc gia cầm; 16 đơn vị có khả năng cung ứng hàng hóa phục vụ trẻ em, người cao tuổi; 52 đơn vị sản xuất khẩu trang, 5 đơn vị sản xuất nước sát khuẩn, nước rửa tay khô. Các doanh nghiệp, điểm bán có hình thức bán hàng online trực tuyến gồm 35 doanh nghiệp là các sàn thương mại điện tử và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu.
Đối với Phân vùng 1, đảm bảo cung ứng hàng hóa cho khoảng 3,78 triệu người với 10 mặt hàng lương thực thực phẩm (gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, gia vị, rau củ quả, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc). 2 mặt hàng phòng chống dịch, được phân phối trên hệ thống 78 siêu thị, 149 chợ, 5.095 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu có hình thức bán hàng trực tuyến, 927 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho, điểm bán hàng lưu động ngay khi cần thiết.
Đối với Phân vùng 2, hàng hóa sẽ được cung cấp trên hệ thống 10 siêu thị, 102 chợ, 1.178 cửa hàng tiện ích, 653 điểm bố trí bán hàng lưu động. Phân vùng 3 cung cấp trên 13 siêu thị, 198 chợ, 3.273 cửa hàng tiện ích, 838 điểm bố trí bán hàng lưu động.
Thực hiện theo Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 07/8/2021 của UBND Thành phố về việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhân dân phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội. Với phương châm chỉ đạo của Thành phố là soát thật kỹ, chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng đảm bảo không để dứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân, đặc biệt là các khu vực cách ly, phong tỏa, Hà Nội sẽ đảm bảo đầy đủ nguồn hàng và điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân trên địa bàn Thành phố; người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Tin khác
Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều
Tiêu dùng 17/01/2025 14:48
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết
Tiêu dùng 14/01/2025 22:36
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tiêu dùng 11/01/2025 20:22
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại
Tiêu dùng 05/01/2025 17:05
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Tiêu dùng 26/12/2024 08:47
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52