Những kinh nghiệm hay về giải quyết quyền lợi người lao động khi doanh nghiệp bị phá sản
Quí 1/2016, hơn 20.000 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động | |
9 tháng, hơn 48.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động | |
Hơn 54.000 doanh nghiệp đóng cửa, 456.000 tỷ “đóng băng” |
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và ông Young Mo Yoon - Chuyên gia Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam chủ trì hội thảo.
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo |
Dẫn số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bà Trần Thị Thanh Hà - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cho hay, tính đến ngày 31/10/2018, số nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi là 6.760 tỷ đồng. Riêng đối với doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, rút giấy phép kinh doanh, chủ bỏ trốn, tính đến tháng 9/2018 là 2.270 doanh nghiệp với số nợ bảo hiểm xã hội phải tính lãi khoảng 147 tỷ đồng; ảnh hưởng đến quyền lợi của khoảng 17.728 người lao động.
Nhằm giải quyết một phần khó khăn trước mắt cho người lao động, các cấp Công đoàn đã kịp thời đi thăm và hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 14,107 tỷ đồng; tạm ứng tiền ngân sách Công đoàn đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động với tổng số tiền số tiền 1.368 tỷ đồng. Người lao động đã được thanh toán 98,879 tỷ đồng tiền nợ lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp.
Các cấp Công đoàn cũng đã làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản đối với 8 doanh nghiệp. Công đoàn khởi kiện tranh chấp lao động theo ủy quyền của người lao động và hỗ trợ người lao động làm đơn khởi kiện 1.407 vụ tranh chấp lao động cá nhân. Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn đã kiến nghị UBND cấp tỉnh, thành phố chỉ đạo Bảo hiểm xã hội thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; tổ chức giới thiệu việc làm mới cho người lao động.
Quang cảnh Hội thảo |
Tại Hội thảo, đại diện các đơn vị: Ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Cục Thi hành án, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch Đầu tư, ILO, UBND và LĐLĐ các tỉnh, thành phố đã chia sẻ thực trạng doanh nghiệp bỏ trốn và phá sản, cách thức giải quyết hiện nay; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phối hợp phòng ngừa và giải quyết vụ việc chủ doanh nghiệp bỏ trốn và phá sản.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, thời gian qua, liên tiếp xảy ra các trường hợp doanh nghiệp phá sản, có chủ bỏ trốn, trong mọi trường hợp, người lao động là những người đầu tiên chịu ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề, mất việc làm, không có thu nhập, không được đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội... Đáng buồn hơn và mất lớn hơn là mất niềm tin đối với chủ doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư kinh doanh nói chung. Để hỗ trợ một phần khó khăn cho người lao động, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Công đoàn các cấp đã phối hợp chính quyền địa phương giải quyết, đạt nhiều kết quả. Tuy vậy, hiện vẫn còn khoảng trống pháp lý và trách nhiệm trong giải quyết những vụ việc này. Đặc biệt, có trường hợp tổ chức Công đoàn nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương hỗ trợ trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp có chủ bỏ trốn, nhưng chính quyền kiên quyết không hỗ trợ.
Khẳng định dù các cấp Công đoàn đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ cho người lao động, song ông Hiểu chỉ rõ thực trạng vẫn còn khoảng trống về mặt pháp lý, trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật của các chủ đầu tư. Theo đó, ông Ngọ Duy Hiểu đề xuất cần có giải pháp lựa chọn thu hút các nhà đầu tư; nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên địa bàn để sớm phát hiện các trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn. “Không thể thu hút đầu tư bằng mọi giá bởi doanh nghiệp có ý đồ không tốt trong đầu tư có thể coi Việt Nam là môi trường kinh doanh dễ dãi để thực hiện hành vi trốn thuế, lừa đảo người lao động”, ông Hiểu nhấn mạnh.
Từ thực tế hiện nay, tại kỳ họp lần thứ 7 Quốc hội khóa XIV đang diễn ra, đăng đàn tại Quốc hội, ông Ngọ Duy Hiểu đã đề xuất cần xem xét sửa đổi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh trong thời gian tới, trong đó cần bổ sung quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với chủ doanh nghiệp bỏ trốn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Rộn ràng Hội thi gói bánh chưng và bày mâm cỗ, mâm quả ngày Tết
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 21:49
Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết và tặng quà người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 19:57
Ấm áp chợ Tết Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 17:56
Mang những phần quà Tết nghĩa tình đến với đoàn viên Công đoàn quận Long Biên
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 16:21
Trao yêu thương đến người lao động ngành Công Thương qua chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng”
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 12:13
“Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” chính thức khởi hành từ hôm nay (21/1)
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 06:01
LĐLĐ quận Đống Đa trao Quyết định thành lập 3 Công đoàn cơ sở
Vì lợi ích đoàn viên 19/01/2025 20:18
Tết sum vầy ấm áp đến với đoàn viên, người lao động quận Đống Đa
Vì lợi ích đoàn viên 18/01/2025 19:16
Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên vui đón “Tết sum vầy” và Chợ Tết Công đoàn 2025
Vì lợi ích đoàn viên 18/01/2025 17:30
Công đoàn Công ty Thoát nước Hà Nội chăm lo chu đáo cho người lao động dịp Tết
Vì lợi ích đoàn viên 18/01/2025 17:19