Những giá trị nghệ thuật độc đáo của Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng
Đình Đại Phùng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt |
Tọa lạc tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, đình Đại Phùng là một trong những ngôi đình cổ còn lưu giữ được gần như toàn vẹn những kiến trúc và điêu khắc quý báu từ thế kỷ 17. Chính vì những giá trị văn hóa - nghệ thuật đó, đình Đại Phùng đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, một trong những dấu mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
![]() |
Lễ trao bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt tại đình làng Đại Phùng. |
Dự buổi Lễ có các đồng chí: Phạm Định Phong - Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch; Lương Đức Thắng - Phó Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bùi Duy Nhâm, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội; Vũ Thu Hà, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Đặng Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; Phạm Xuân Tài, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Hà Nội; cùng nhiều đại diện các cơ quan Trung ương, địa phương, các sở, ban ngành và quận, huyện, thị xã trực thuộc thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại Lễ đón nhận, bà Đào Thị Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng cho biết: Đình Đại Phùng thuộc thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội là một trong những ngôi đình mang vẻ đẹp độc đáo, có một không hai của xứ Đoài cũng như của cả Việt Nam nói chung. Nơi đây thờ Đức Tích Lịch Hỏa Quang Thượng đẳng thần (thiên thần) và tướng quân Vũ Hùng (nhân thần) - người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm dưới thời nhà Trần, thể hiện sự biết ơn và tôn sùng người có tài, có đức với nhân dân.
Được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, đình Đại Phùng gắn liền với những sinh hoạt văn hóa - xã hội của người dân nơi đây. Đình còn bảo tồn nguyên vẹn được kiến trúc gồm tiền tế, đại bái và hậu khung, toàn bộ cấu kiện nguyên thủy làm từ gỗ xoan với mái lớn, thân thấp, phù hợp với không gian khí hậu, cho thấy đây là một sự sáng tạo của cư dân địa phương.
![]() |
![]() |
Những mảng kiến trúc chạm khắc dày đặc và chi tiết làm nên giá trị nghệ thuật rất lớn cho đình làng Đại Phùng. |
Giá trị lớn nhất của đình nằm ở quy mô trang trí kiến trúc với các mảng chạm khắc dày đặc có giá trị nghệ thuật cao; nghệ thuật tạo hình đạt đến độ hiếm thấy trong nghệ thuật tạo hình nước ta nói chung và thế kỷ 17 nói riêng; tiêu biểu như hình tượng vinh quy bái, tổ, tiên tắm đầm sen, người cầm đàn đáy, đấu vật,… Những hình tượng đó đều gắn với đời sống thực tế, thể hiện ước vọng của thế nhân về cuộc sống no đủ và thái bình. Nét độc đáo của ngôi đền còn thể hiện ở chỗ không một chi tiết nào giống nhau, từng họa tiết chạm khắc đều là những kiệt tác vô cùng giá trị.
Trong thời kỳ cách mạng, đền Đại Phùng là nơi làm trường học, nhà khi, trụ sở Ủy ban hành chính xã Đan Phượng. Từ mái đình này, những người con quê hương xứ Đoài đã ra đi chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Cũng tại nơi đây, ngày 9/12/1966, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác cán bộ thủy lợi trên toàn miền Bắc của Bộ Thủy lợi. Nhận thấy những giá trị quý báu của một di sản văn hóa nhiều đời truyền lại đang bị xuống cấp, Thủ tướng đã đề nghị cấp kinh phí để tu sửa cấp tốc. Vì vậy, đình làng Đại Phùng còn giữ gìn được gần như nguyên vẹn những kiến trúc gỗ.
Gắn liền với di tích đền Đại Phùng là hội làng Đại Phùng diễn ra từ ngày 17 đến ngày 18 tháng Giêng hằng năm, là ngày đản sinh của Thánh Vũ Hùng; đây là lễ hội lớn nhất trong năm. Lễ hội thứ hai gắn với cả tổng Phùng và vào ngày 12/2 Âm lịch nhằm tưởng nhớ thần Tích Lịch Hỏa Quang (tức Pháp Lôi, một trong tứ pháp), là vị Thành Hoàng chung của cả tổng Phùng. Lễ thứ ba là vào ngày 18/11 hằng năm, kỷ niệm ngày ngày Vũ Hùng hóa thân.
Với những giá trị lịch sử, nghệ thuật và văn hóa to lớn như vậy, măm 1989, di tích Đình Đại Phùng được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Năm 2018, Đình Đại Phùng được thành phố Hà Nội lập hồ sơ đề nghị xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định xếp hạng Đình Đại Phùng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.
Đan Phượng là huyện nằm trong vùng văn hóa xứ Đoài còn bảo tồn được khá nhiều di tích lịch sử văn hóa với 155 di tích, trong đó có 88 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, cấp Quốc gia và cấp Thành phố. Cùng với đình làng Đại Phùng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, hệ thống các di tích mang giá trị bản sắc, lịch sử lâu đời sẽ làm đậm đà thêm văn hóa dân tộc trong đời sống hiện đại, không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Phường Cầu Giấy: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch

Chuẩn bị chu đáo cho Đại hội Đảng bộ xã Quảng Oai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Đại hội điểm Chi bộ MTTQ phường Thượng Cát: Khẳng định vai trò trong giai đoạn mới
Tin khác

Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 14:32

Phường Cầu Giấy: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 14:28

Chuẩn bị chu đáo cho Đại hội Đảng bộ xã Quảng Oai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 14:26

Xã Thiên Lộc chủ động các phương án “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3
Thủ đô 22/07/2025 13:05

Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Thủ đô kiểm tra công tác phòng chống bão Wipha tại xã đảo Minh Châu
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 12:36

Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 10:25

Tri ân gia đình chính sách, người có công tại xã Thư Lâm
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 06:26

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 21/07/2025 22:23

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ
Nhịp sống Thủ đô 21/07/2025 19:54

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh
Nhịp sống Thủ đô 21/07/2025 19:41