--> -->

Những điều ít biết về Đền thờ Chu Văn An

Cách hồ Hoàn Kiếm chỉ hơn 8km, có một khu di tích đặc biệt mà năm vào những ngày đầu xuân, người dân khắp nơi đến thăm viếng với sự kính cẩn tôn nghiêm. Đó là Đền thờ Chu Văn An, nơi thờ phụng người thầy giáo với tấm gương mẫu mực về tâm đức sáng ngời, tọa lạc tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Khai mạc trưng bày chuyên đề "Chu Văn An - Thượng tường Sơn Đẩu" Tổ chức giao thông trên trục đường Chu Văn An - Vạn Phúc Dâng hương tưởng niệm Tiên triết Chu Văn An và khai bút đầu Xuân

Đình thờ Danh nhân tiên triết Chu Văn An ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1989. Đình được xây dựng năm Ất Dậu (1765). Suốt gần 250 năm qua, đình không ngừng được bảo quản và trùng tu. Hiện nay ngôi đình được xây dựng với quy mô Thủy đình, Đại bái, Trung cung, Hậu cung, Tả - Hữu vu.

Đại bái là một ngôi nhà ngang năm gian, hai dĩ, hai mái chảy lợp ngói ta, chính giữa bờ nóc đắp nổi hình tượng hổ phù đội mặt trời lửa, ngậm chữ Thọ, hai đầu bờ nóc là makara cách điệu, cuối bờ dải xây giật cấp. Từ bờ dải qua tường lửng, nối với biểu, tạo thế tay ngai, trụ biểu. Vào bên trong, tương ứng với năm gian là các bộ vì gỗ trên bốn hàng chân cột.

Những điều ít biết về Đền thờ Chu Văn An
Di tích Đình thờ Danh nhân Tiên triết Chu Văn An.

Bộ vì ba gian giữa kết cấu theo kiểu thượng chồng rường, giá chiêng, hạ chồng rường, bẩy chéo. Bộ vì hai gian bên được làm theo kiểu thượng chồng rường, giá chiêng, vì nách kẻ ngồi, bẩy hiên. Chạm khắc trang trí tập trung ở các con rường và đầu dư gian giữa với đề tài rồng, lá lật, hoa văn sóng nước khá uyển chuyển.

Ngay sau Đại bái là Trung cung với lối kiến trúc hẹp lòng, bộ vì mai cua với tám khoảng hoành được chạm khắc trang trí hai mặt, đề tài cá chép hóa rồng, hổ phù, tứ quý rất sinh động, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Hậu cung cũng là nếp kiến trúc hẹp lòng, gồm ba gian, hệ tường bao quanh được xây vượt cao lên. Bộ vì đỡ mái làm đơn giản theo kiểu chồng rường. Gian chính giữa Hậu cung là khám thờ Chu Văn An, hai bên là ban thờ hai vị Chu Đình Bảo và Lý Trần Thản.

Trong cung có tranh thờ và đầy đủ nghi trượng tế tự. Đến ngày 26 tháng 11 năm Ất Hợi (1995) xã đã tạc pho tượng gỗ để thờ. Các đồ thờ tự hầu hết được mua sắm từ năm Mậu Ngọ (1918) và được bổ sung, tôn tạo thường xuyên. Năm 2009 đình được tu bổ tôn tạo lại toàn bộ và mở rộng khuôn viên sân đình như hiện nay và được gắn biển “công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”.

Trước đình là Lầu thủy tạ hình tròn đặt ở giữa Hồ bán nguyệt, rất mỹ thuật và phong thủy, được xây dựng năm 1941. Lầu thủy tạ này thường được lấy làm hình ảnh kiến trúc biểu trưng cho xã Thanh Liệt và cả huyện Thanh Trì. Tháng 6/2010, khi trùng tu Đình thờ Chu Văn An, Lầu Thủy tạ được hạ giải để nắn đường trả lại mở rộng sân đình.

Những điều ít biết về Đền thờ Chu Văn An
Sinh thời Chu Văn An đã nói: “Ta chưa từng nghe nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được”.

Trong đình có nhiều hoành phi, câu đối. Chính giữa là bức hoành “Túc thanh cao” đã khái quát về đức hạnh của danh nhân. Có bức hoành “Thanh Liệt xã nghĩa dân” do vua Tự Đức ban năm Quý Mùi (1883) sau khi nhân dân Thanh Liệt trong một trận chiến đấu cùng nhân dân 5 xã trong vùng đã đánh thắng giặc Cờ đen ngày 20/7/1882 trên sông Nhuệ. Ở giữa là đôi câu đối Nôm: “Thất trảm sớ còn thơm, gương sử thẹn cho tuồng mãi quốc/ Lục kinh tro chửa nguội, biển huỳnh treo mãi chốn danh hương”.

Ngày 30/8/1945, đình Nội là địa điểm thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của xã Thanh Liệt và nơi chính quyền cách mạng ra mắt dân chúng. Đồng thời, đây cũng là nơi chứng kiến sự tan rã chính quyền thực dân phong kiến, chấm dứt sự thống trị của chế độ áp bức đế quốc thực dân.

Con đường cái quan trước đây chạy vòng bên ngoài Hồ bán nguyệt. Năm 1968, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nhà nước mở đường mới chiếu thẳng qua sân đình Nội. Đến năm 2010 con đường được nắn lại chạy ven bờ sông, trả lại cảnh quan sân đình như xưa. Cũng trước đây, cuối sân đình còn có hai cột hoa biểu lớn với tường ngăn. Hai đầu đình có biển “Hạ mã” (xuống ngựa) rất uy nghiêm.

Trải qua thời gian tồn tại và có những biến động qua các lần trùng tu, sửa chữa, song cơ bản di tích vẫn trong khu vực đất Thanh Liệt và còn bảo lưu được những di vật quý như: kiệu gỗ, khám thờ, y môn, cửa võng, hoành phi, câu đối, lộc bình, đỉnh trầm, bia đá, sắc phong, thần phả...

Đình Nội là một trong những di tích quan trọng của huyện Thanh Trì, nơi thờ vị danh nhân lớn của đất nước, di tích được bảo quản tốt, đã góp phần không nhỏ vào việc suy tôn Chu Văn An, người thầy mẫu mực trong lịch sử, có đóng góp quan trọng đối với nền giáo dục nước nhà, đồng thời giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc.

Những điều ít biết về Đền thờ Chu Văn An
Những nét chữ đầu tiên của năm mới luôn hướng con người đến với cái Đẹp, cái Thiện.

Danh nhân tiên triết Chu Văn An là “Bậc Nho học tiêu biểu nhất của nước Việt ta”, “Bậc thánh cao nhất”, “Ngôi sao sáng trên bầu trời văn hiến Việt Nam”, Người được tôn vinh là “Vạn thế sư biểu” (Người thầy của muôn đời). Tương truyền, sinh thời Chu Văn An đã nói: “Ta chưa từng nghe nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được”. Hằng năm, cứ vào dịp đầu xuân, người dân và du khách thập phương lại nô nức về Đình thờ Tiên triết Chu Văn An khai bút, xin chữ đầu năm.

Tại Ngày hội khai bút đầu xuân Giáp Thìn vừa qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường đã chia sẻ: Tư tưởng lớn của Thầy giáo - Danh nhân Chu Văn An đã thể hiện rõ tầm quan trọng của giáo dục đối với sự thịnh suy, hưng vong của mỗi quốc gia. Theo ông: “Việc dạy dỗ của thánh nhân không phân biệt người đến học thuộc loại nào”; đồng thời, học phải đi đôi với hành. Theo quan niệm của ông: “Học mới chỉ có mắt, hành mới có chân. Có mắt, có chân mới tiến bước được, có biết mới làm được, có làm mới biết. Cái biết trong làm mới là cái biết thực sự, sâu sắc nhất”, giáo dục văn hoá đi đôi với giáo dục làm người.

Với quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”, có thể nói Thầy giáo - Danh nhân Chu Văn An là truyền dạy Nho học một cách trọn vẹn vào nước ta; đã mở đường học kỷ cương, đạo lý, quyền uy không sợ - danh lợi không màng, nêu cao nghĩa khí của đạo học, người thầy trong tâm thức của nhân dân cả nước với cuộc đời thanh bạch và tiết tháo đã trở thành tấm gương sáng cho mọi thời đại, cuộc đời và sự nghiệp được đời đời sùng kính, tôn vinh.

Chu Văn An được tôn vinh là bậc thánh cao nhất về Nho học, là người tiêu biểu nhất về lĩnh vực giáo dục, học trò theo học thầy rất đông. Học trò của thầy không chỉ được học chữ thánh hiền mà còn được dạy về đạo đức của bậc trí nhân quân tử; dù ở cương vị nào, học trò của thầy cũng là những tấm gương về tài năng, đức độ. Tấm gương Danh nhân Chu Văn An - Người thầy của muôn đời mãi mãi in đậm trong tâm trí người dân Việt Nam như lời khẳng định của Cao Bá Quát: “Trời đất soi chung vầng hào khí/ Nước non còn mãi nếp cao phong”.

Những nét chữ đầu tiên của năm mới luôn hướng con người đến với cái Đẹp, cái Thiện, gửi gắm trong đó những hy vọng, mong muốn về những điều hạnh phúc, thành đạt, sự may mắn,…; đồng thời, có ý nghĩa rất sâu sắc, thiết thực nhằm giáo dục truyền thống hiếu học, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.
Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của Liên đoàn Lao động quận Long Biên, các Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã chú trọng triển khai hiệu quả công tác xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua ứng dụng iHanoi từ ngày 8/5.
Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.
Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.

Tin khác

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Trong kỳ nghỉ dài được mệnh danh là “Tuần lễ vàng” của người dân Nhật Bản, Nhà Triển lãm Việt Nam đã trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Ước tính đã có gần 25.000 khách tham quan Nhà Triển lãm Việt Nam trong 7 ngày (30/4 - 6/5/2025).
Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Từ ngày 16 đến 18/5, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức sự kiện "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đẹp đặc trưng về văn hóa, con người và tiềm năng phát triển của tỉnh Lâm Đồng sau khi sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông.
"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Nhà văn hóa Hữu Ngọc, học giả nổi tiếng và người bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam với thế giới, đã qua đời vào lúc 19h10 tối 2/5/2025 tại Hà Nội, hưởng thọ 107 tuổi. Lễ viếng sẽ diễn ra vào ngày 5/5 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 198, Hà Nội.
Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Đây là thông báo mới nhất phát đi chiều nay (3/5) từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh liên quan tới việc chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức, một trong những sự kiện thuộc chương trình Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Tối nay (2/5), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”, nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên sóng VTV1.
Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội những ngày này đi đâu cũng thấy màu cờ đỏ trang trọng, màu sắc vui tươi, đầy ý nghĩa của tranh cổ động. Cùng với dòng chảy thời gian, mọi thứ có thể thay đổi nhưng sức sống và vai trò của tranh cổ động, phản ánh những sự kiện quan trọng của địa phương, đất nước thì mãi trường tồn. Giờ tìm được lớp người: “muôn năm cũ” chuyên về dòng tranh cổ động không phải chuyện dễ. Chúng tôi tìm về thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội để tìm một người như thế.
Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và điện ảnh trên toàn địa bàn thành phố, mang đến cho người dân và du khách cơ hội thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ đón mừng dấu mốc Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những ngày này, tôi cảm nhận rõ không khí hân hoan đón mừng ngày hội trọng đại của người dân nơi đây.
Cùng lan tỏa tình yêu đất nước

Cùng lan tỏa tình yêu đất nước

Thời gian trôi qua nhưng ký ức về ngày 30/4/1975 - ngày đất nước hoàn toàn thống nhất vẫn in đậm trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Năm nay, khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, niềm xúc động lại trào dâng trong từng câu chuyện, từng ánh mắt và nụ cười của những người sinh ra trong hòa bình và cả những người trẻ đang tiếp bước dựng xây Tổ quốc.
Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Khoa Âm nhạc Truyền thống (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) đã tổ chức thành công chuỗi ba chương trình biểu diễn âm nhạc dân tộc đặc sắc "Thanh xuân đất Việt", "Âm thanh Tuổi Trẻ" và "Ngọc âm".
Xem thêm
Phiên bản di động