-->

Những “cánh tay nối dài” của ngành dân số

Những năm gần đây công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó phải kể đến công sức không quản ngại khó khăn, vất vả của những cộng tác viên dân số. Mặc dù công việc còn nhiều vất vả nhưng họ vẫn luôn nhiệt tình, làm hết trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách dân số.
Nhiều kết quả nổi bật trong công tác dân số Thủ đô Linh hoạt lồng ghép tuyên truyền về dân số kết hợp phòng, chống dịch Kế hoạch hóa gia đình góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Những bước chân không mỏi

Giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cộng đồng, đội ngũ cộng tác viên dân số là những người trực tiếp tuyên truyền về chính sách dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản tới người dân. Có lợi thế là người sống cùng trong khu dân cư, họ hiểu rõ nhu cầu, đặc điểm của từng đối tượng để lựa chọn cách thức trao đổi và truyền đạt các nội dung cho phù hợp. Chính từ đó mà cộng tác viên dân số được coi là lực lượng nòng cốt, là “cánh tay nối dài” của ngành Dân số.

Những “cánh tay nối dài” của ngành dân số
Các cộng tác viên dân số tuyên truyền về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe tới nhân dân

Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì những năm gần đây, kinh tế đã phát triển, trình độ dân trí của người dân được nâng cao, đặc biệt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình nhiều năm liền đều hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Có những kết quả đó là nhờ vào công đóng góp của những cộng tác viên dân số.

Với thâm niên hơn 10 năm gắn bó với công tác dân số, bà Lê Thị Hương, cộng tác viên dân số thôn An Hòa cho biết: Khoảng thời gian gắn bó với công tác dân số đã để lại trong bà nhiều cung bậc cảm xúc. Khi mới nhận nhiệm vụ, do chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về sức khỏe sinh sản, do đó bà gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền.

“Thôn An Hòa với hơn 250 hộ dân gồm gần 600 nhân khẩu, nơi đây trình độ dân trí thấp, dân cư sống thưa thớt, chúng tôi thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả hơn. Chúng tôi kết hợp đa dạng các biện pháp tuyên truyền như sử dụng loa truyền thanh, lồng kiến thức xen kẽ vào các buổi họp dân cư, buổi họp của hội viên phụ nữ, trên các nhóm Zalo chung, có khi đến từng nhà để cung cấp kiến thức... Thông qua tuyên truyền để mỗi người dân tự hiểu và thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, giảm sinh con thứ 3, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, dân số của địa phương được chúng tôi cập nhật thường xuyên...”, bà Hương cho biết.

Từ những buổi tuyên truyền đó, dần dà bà Hương nắm rõ tình hình kinh tế cũng như những khó khăn, vướng mắc của mỗi gia đình trong thôn, giúp bà lựa chọn những cách thức tuyên truyền phù hợp. Bên cạnh đó, những gia đình gặp vướng mắc trong cuộc sống hôn nhân đều được bà Hương phân tích, hòa giải, nhờ đó số vụ đơn thư vượt cấp, ly hôn trên địa bàn giảm hơn so với các năm trước.

Công việc của cộng tác viên dân số khó khăn, vất vả là vậy, số tiền trợ cấp mỗi tháng họ nhận được không nhiều, thế nhưng những người cán bộ với công việc không tên đó vẫn ngày ngày lặng thầm tuyên truyền nâng cao các kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản tới nhân dân.

“Nếu không tâm huyết thì chúng tôi khó mà hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từng có những lúc khối lượng công việc nhiều, tôi cảm thấy bị chùn bước nhưng ở khu vực vùng núi, trình độ dân trí thấp nếu không tuyên truyền, các chị em sinh đẻ nhiều thì sẽ thiệt thòi cho họ, kinh tế gia đình khó phát triển... Chính vì thế lại thôi thúc tôi tiếp tục gắn bó với công việc”, bà Hương chia sẻ.

Thêm động lực cho “cánh tay nối dài”

Hiện tại thành phố Hà Nội có 11.050 cộng tác viên dân số, phân bố đều trên 579 xã, phường, thị trấn. Theo Chi Cục trưởng Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội Tạ Quang Huy, thời gian qua, đội ngũ cộng tác viên dân số đã hoạt động tích cực để đưa các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đến với người dân. Cùng với đó, lực lượng này còn là cơ sở giúp chính quyền các cấp có số liệu tin cậy, cập nhật về tình hình dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao sức khỏe người cao tuổi…

Những “cánh tay nối dài” của ngành dân số
Cộng tác viên dân số tuyên truyền về kế hoạch hóa, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ (Ảnh chụp trước các đợt dịch Covid-19)

Nghị quyết số 21-NQ/TƯ ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. So với nhiệm vụ trước đây chủ yếu vận động kế hoạch hóa gia đình để thực hiện tốt quy mô dân số, giờ đây, đội ngũ cộng tác viên phải đảm nhận thêm nhiệm vụ nắm bắt tình hình dân số đi - đến, sinh - tử, ly hôn, kết hôn, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản…

Để tiếp sức, thêm động lực cho “cánh tay nối dài” của ngành Dân số, từ năm 2016, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 6/12/2016 về quy định mức chi đặc thù để hỗ trợ, động viên lực lượng cộng tác viên dân số thôn, làng, tổ dân phố thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo đó, mức hỗ trợ cụ thể là: Hệ số 0,43 (so với lương tối thiểu) ở các xã địa bàn khó khăn; hệ số 0,33 ở các xã, phường, thị trấn còn lại; thời gian thực hiện từ tháng 1/2017 đến 31/12/2020; mức kinh phí thực hiện mỗi năm hơn 65 tỷ đồng.

Theo ông Tạ Quang Huy, thời gian áp dụng mức hỗ trợ đã hết và dù còn nhiều khó khăn, song căn cứ điều kiện thực tế, ngày 8/12/2020, tại Kỳ họp thứ mười tám, Hội đồng nhân dân Thành phố khóa XV đã thông qua Nghị quyết về quy định mức chi đặc thù cho cộng tác viên dân số ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội và mức hỗ trợ nêu trên vẫn tiếp tục được Thành phố triển khai. Đây là sự hỗ trợ cần thiết, thêm động lực giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn ngành Y tế  Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức phát động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Trong một trận cầu đầy kịch tính tại Santiago Bernabeu rạng sáng 21/4, Real Madrid đã giành chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Athletic Bilbao nhờ khoảnh khắc tỏa sáng ở phút bù giờ của Fede Valverde, qua đó tiếp tục bám đuổi Barcelona trong cuộc đua vô địch La Liga 2024/25.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động