--> -->

Nhớ vị chả rươi khi Đông về

Vào quãng cuối Thu, đầu Đông, khi những đợt gió mùa đầu tiên về, thấp thoáng trên phố Hà thành là những gánh rươi với tiếng rao đặc trưng lảnh lót: “Ai mua rươi... ra mua”. Món chả rươi thường để lại ấn tượng khó quên cho những ai đã từng thưởng thức bởi hương vị đặc sắc riêng có.
Thành công nhờ đam mê ẩm thực truyền thống Tản mạn về nộm ở Hà thành

Mùa rươi thường chỉ thoáng qua. Dân gian truyền tụng câu ca: “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm” để nhắc nhau nhớ về mua rươi. Theo những người sành ăn, ở thời điểm này, con rươi thường căng mọng bởi đang ở mùa sinh sản. Nhà văn Vũ Bằng đã từng viết trong cuốn “Miếng ngon Hà Nội” về mùa rươi: “Hỡi các bà nội trợ, đừng có lần chần lắm mà lỡ việc, vì rươi không phải là một món ăn ngày nào cũng có đâu. Cả một năm chỉ có mấy ngày có rươi thôi...”.

Nhớ vị chả rươi khi Đông về
Chả rươi thường để lại ấn tượng khó quên cho những ai đã từng thưởng thức bởi hương vị đặc sắc riêng

Theo kinh nghiệm, để có món chả rươi ngon, người nội trợ thường chọn những con rươi khỏe, có màu xanh nhạt. Rươi mua về sẽ được đổ ra chậu rồi từ từ dội nước nóng già, khuấy thật nhẹ tay cho sạch nhớt và bùn đất. Đặc biệt, không được dùng nước sôi vì rươi bị vỡ bụng, mất hết dưỡng chất bên trong. Mọi người thường gọi đây là công đoạn “làm lông” rươi. Sau đó, rươi được ngâm vào nước lạnh cho co lại rồi đổ ra rá sạch cho ráo nước.

Rươi sau khi được sơ chế sạch, trộn cùng nạc vai xay nhỏ, vài quả trứng gà, hành lá, thì là, hạt tiêu, gia vị, mì chính. Đặc biệt, có một thứ “bí quyết” làm nên hương vị đặc trưng của món chả rươi, đó là vỏ quả quýt hôi phơi héo, thái thật nhỏ. Sau đó, ta trộn tất cả nguyên liệu với nhau, đánh nhuyễn.

Tuy nhiên, ta không nên lạm dụng quá nhiều vỏ quýt, việc gia giảm các thứ gia vị phụ thuộc vào sự tinh tế của người nội trợ. Có một điều khá thú vị, để giữ hương vị bùi, ngậy của rươi chúng ta không nên đánh rươi quá nhuyễn. Người nội trợ thường dùng “phới lồng” đánh nhẹ cho tơi ra để khi ăn, thi thoảng nhai trúng miếng rươi mới thú vị.

Sau khi nguyên liệu đã sẵn sàng, ta bắc chảo lên bếp, đun dầu ăn nóng già, rồi xúc từng thìa bột rươi cho vào chảo. Nhớ giữ lửa nhỏ để miếng rươi chín đều từ ngoài vào trong. Miếng chả rươi ngon đúng độ phải đảm bảo bên ngoài ròn nhưng bên trong vẫn béo mềm, không bị khô. Tùy theo từng gia đình, bạn có thể rán từng miếng tròn cỡ vừa hoặc rán miếng to để cắt ra khi ăn. Một số gia đình hấp chả rươi hoặc áp chảo lót lá chuối trước khi rán. Cách này giúp miếng chả rươi không bị vỡ và nhanh chín hơn. Đặc biệt, hương lá chuối phảng phất trên miếng chả rươi tạo ra phong vị rất đặc sắc.

Chả rươi thường được ăn với bún hoặc cơm nóng. Miếng chả rươi chín vàng, thơm nức được bày trên đĩa bên lá mùi ta, rau thơm láng xanh ngắt. Nước chấm món chả rươi được pha vị chua ngọt dìu dịu nhưng nên thêm chút hạt tiêu. Khẽ chạm miếng chả rươi nóng hổi vào bát nước chấm, rồi từ từ thưởng thức. Ta cảm nhận vị ngọt béo đặc trưng của rươi, hương thơm nồng của hành lá, thì là, cay the của vỏ quýt, hạt tiêu... Thật là “ăn một lại muốn ăn hai”.

Những cơn gió mùa đã về trên phố, một mùa rươi lại đến. Và ta không nên chần chừ hơn nữa, hãy cùng thưởng thức món chả rươi dậy vị thơm ngon, đặc sắc của đất Hà thành.

Tường Vy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội đồng Tiền lương quốc gia có chủ tịch mới

Hội đồng Tiền lương quốc gia có chủ tịch mới

Theo quyết định kiện toàn của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương làm tân chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động

Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội ngày 24/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đã chia sẻ những gửi gắm của người lao động đến Quốc hội.
Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…; Ngoài ra, Nghị quyết còn đặt ra các mục tiêu cụ thể như phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…
Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Hành trình kết nối năm 2025 của Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (gồm các nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu Thành phố) đã khép lại thành công sau 5 ngày (20-24/5) với nhiều hoạt động ý nghĩa tại các tỉnh miền Trung.
Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trong hai ngày 24 - 25/5, hơn 2.000 thí sinh từ các tỉnh, thành phố đổ về Hà Nội để cạnh tranh 140 chỉ tiêu lớp 10 vào các khối chuyên: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí của Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký thủ tục bằng Căn cước công dân

100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký thủ tục bằng Căn cước công dân

Tính đến tháng 5/2025, 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đã triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, với trên 214 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng số định danh cá nhân/CCCD thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Ngày 24/5, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳnh Lưu tổ chức chương trình “Tuyên truyền pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, người lao động”.

Tin khác

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Ngày 23/5, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”. Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 52 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm trên quê hương Bác, màu xanh của lúa, màu hồng của sen, màu nâu trầm của mái nhà tranh xưa cũ hòa quyện tạo nên một bức tranh đồng quê đầy cảm xúc. Và cũng trong những ngày tháng Năm lịch sử, người dân muôn phương lại trào dâng niềm xúc động, tự hào nhớ về người cha già kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Hội thảo quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững" không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật, mà còn là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới theo định hướng phát triển bền vững.
Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Ngày 21/5, nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (10/6/1995 - 10/6/2025), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) tổ chức tọa đàm và triển lãm chuyên đề "Tài liệu xuất xứ cá nhân".
Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Chiếc mâm là vật dụng để xếp, bày thức ăn trong bữa cơm gia đình người Việt. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống, ẩn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Việc ăn chung mâm cũng là cách tinh tế để mỗi người trong gia đình hiểu khẩu vị của nhau mà tôn trọng nhau hơn…
Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam với sự tham mưu của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý gia hạn tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau ngày 21/5 và đề xuất cung cấp lịch trình các địa điểm trưng bày tiếp theo.
Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch “Không gia đình”, chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot - một tác phẩm đã làm say lòng hàng triệu độc giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua.
Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và nền tảng TikTok đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về truyền thông, quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam trên nền tảng TikTok.
Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn.
Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, không chỉ nổi bật với các làng nghề truyền thống mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Từ hò cửa đình, múa bài bông đến hát trống quân, những di sản này không chỉ là sản phẩm của quá khứ mà còn là sự sống động của văn hóa cộng đồng, được duy trì qua nhiều thế hệ.
Xem thêm
Phiên bản di động