Nhiều trường đại học top đầu "quay lưng" với việc xét học bạ
Theo đề án tuyển sinh mới công bố, Trường Đại học Thương mại dự kiến tuyển hơn 5.320 sinh viên năm học 2025-2026 với 6 phương thức tuyển sinh, gồm: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025; xét kết quả đánh giá năng lực, đánh giá tư duy; xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp, điểm học bạ với chứng chỉ quốc tế; xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp và giải học sinh giỏi cấp tỉnh.
Như vậy so với các năm trước, Trường Đại học Thương mại bỏ xét học bạ độc lập.
Năm nay, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ xét tuyển thẳng (không giới hạn chỉ tiêu); xét điểm chứng chỉ quốc tế hoặc giải học sinh giỏi kết hợp với điểm học bạ cả ba năm THPT của ba môn theo tổ hợp (10%); dựa vào kết quả thi tốt nghiệp (80%); dựa vào điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp học bạ (5%) và kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội kết hợp học bạ (5%).
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
So với năm 2024 trường bỏ xét độc lập điểm học bạ, thay vào đó là kết hợp tiêu chí này với chứng chỉ quốc tế, giải học sinh giỏi, điểm thi đánh giá năng lực, tư duy.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sử dụng 3 phương thức xét tuyển trong năm 2025 (thay vì 5 phương thức như năm 2024) gồm: xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025; xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh có năng lực, thành tích vượt trội; xét tuyển dựa trên điểm thi đánh giá năng lực 2025 do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức.
Hai phương thức được nhà trường loại bỏ bao gồm xét học bạ THPT và xét tuyển kết hợp điểm thi năng khiếu với điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp hoặc điểm đánh giá năng lực. Điểm học bạ chỉ còn là điều kiện dự tuyển riêng với các ngành sư phạm vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tương tự, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) không xét tuyển sớm theo phương thức xét học bạ và không tổ chức thi năng khiếu ngành Giáo dục mầm non trong năm 2025.
Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển tài năng, xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, không xét tuyển riêng bằng kết quả học bạ. Kể từ năm 2022 trở về trước, Đại học Bách khoa Hà Nội dùng điểm học bạ là điều kiện khi xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và đánh giá tư duy. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nhà trường cũng đã bỏ yêu cầu này.
Đại học Kinh tế Quốc dân cũng bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ. Lý do nhà trường đưa ra là bởi qua nhiều năm, trường nhận thấy hầu hết học sinh giỏi ở các trường chuyên đều có đủ điều kiện xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế hoặc điểm thi riêng. Vì vậy, bỏ xét học bạ sẽ làm giảm tỉ lệ ảo, vì một thí sinh có thể dùng nhiều phương thức.
Năm 2025, Đại học Kinh tế Quốc dân giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh so với năm 2024, gồm: xét tuyển thẳng (2%); xét tuyển kết hợp (83%) và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (15%, giảm 3% so với năm 2024).
Trường Đại học Y Hà Nội cũng không xét tuyển bằng học bạ bởi lo ngại thiếu công bằng cho các thì sinh (vì quy chuẩn thi và tính điểm ở mỗi trường THPT là khác nhau).
Trong khi đó, Trường Đại học Công Thương TP.HCM quyết định giảm chỉ tiêu xét tuyển học bạ từ 30% xuống còn 15% tổng chỉ tiêu. Sau đó, theo tiến trình, trường sẽ bỏ hẳn phương thức này.
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường Đại học Công Thương TP.HCM cho rằng, nhiều trường đại học công lập bỏ xét học bạ là do điểm học bạ giữa các trường THPT có sự chênh lệch đáng kể, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chính xác năng lực thí sinh. Sử dụng học bạ làm tiêu chí xét tuyển có thể gây ra sự thiếu công bằng giữa các thí sinh.
Vị này cũng nhận định, xét tuyển bằng học bạ khiến học sinh chủ quan, chểnh mảng trong học tập và ôn thi tốt nghiệp THPT, ảnh hưởng đến chất lượng. Do vậy, nhiều trường đại học đã chuyển sang các phương thức xét tuyển khác như sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy hoặc kết hợp nhiều tiêu chí để đảm bảo chất lượng trong tuyển sinh.
H.P (t/h)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Gần 300 đoàn viên, người lao động đối thoại về Luật Thủ đô, Luật Công đoàn

TRỰC TUYẾN: Hà Nội phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội tổ chức lại giao thông nút giao Lê Duẩn - Nguyễn Khuyến

Nhận định trận đấu Rennes và Nantes: Quyết chiến vì mục tiêu sống còn

Giá xăng dầu hôm nay (18/4): Giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm
Tin khác

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến
Giáo dục 17/04/2025 11:43

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài
Giáo dục 16/04/2025 20:53

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu
Giáo dục 16/04/2025 20:52

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Giáo dục 16/04/2025 19:25

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4
Giáo dục 15/04/2025 11:21

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ
Giáo dục 14/04/2025 22:27

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 14/04/2025 22:26

Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
Giáo dục 14/04/2025 22:05

Sân chơi hấp dẫn dành cho học sinh đam mê âm nhạc
Giáo dục 14/04/2025 21:02

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội
Giáo dục 14/04/2025 13:49