Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển sau khi Bộ GD&ĐT "tuýt còi"
Thí sinh được cộng điểm khuyến khích cao nhất là 2,0 điểm Lịch sử là môn được nhiều thí sinh lựa chọn nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT |
Trường “quay xe” vì tổ hợp xét tuyển không có môn chính
Trường Đại học Hòa Bình là một trong những đơn vị đầu tiên điều chỉnh phương thức tuyển sinh cho hai ngành Y khoa và Y học cổ truyền. Cụ thể, trường chuyển sang sử dụng 5 tổ hợp xét tuyển, trong đó có 4 tổ hợp đảm bảo cả hai môn Toán và Sinh học - những môn học cốt lõi của khối ngành Y tế. Trước đó, trường chỉ sử dụng duy nhất tổ hợp B00 (Toán, Lý, Sinh) có môn Sinh học, còn lại là các tổ hợp A01 (Toán, Lý, tiếng Anh), C04 (Văn, Toán, Địa lý) và D01 (Toán, Văn, tiếng Anh) - hoàn toàn không có môn Sinh.
![]() |
Trường Đại học Hòa Bình đã điều chỉnh các tổ hợp xét tuyển cho ngành Y khoa và Y học cổ truyền. |
Trường Đại học Đồng Tháp cũng tiến hành rà soát và điều chỉnh tổ hợp xét tuyển đối với các ngành Sư phạm, đặc biệt là Sư phạm Vật lý, Hóa học và Sinh học. Theo cập nhật mới, tất cả các ngành này đều có môn chính nằm trong tổ hợp xét tuyển. Trước đó, Sư phạm Vật lý từng được tuyển sinh bằng tổ hợp không có môn Vật lý; tương tự, tổ hợp xét tuyển ngành Sinh học cũng từng thiếu vắng môn Sinh.
Cuối tháng 4, Trường Đại học Khánh Hòa công bố tổ hợp môn xét tuyển năm 2025 với một số điều chỉnh đáng chú ý, đặc biệt ở ngành Sư phạm Vật lý. Theo đó, ngành này sẽ xét tuyển theo 6 tổ hợp, tất cả đều có môn Toán và Vật lý, bao gồm: DK4 (Toán, Lý, Tin), DK5 (Toán, Lý, Công nghệ), A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Văn, Anh), A02 (Toán, Lý, Sinh) và C01 (Toán, Lý, Văn).
So với thông báo trước, nhà trường đã loại bỏ các tổ hợp không có môn Vật lý như B00 (Toán, Hóa, Sinh) và D07 (Toán, Hóa, Anh), nhằm đảm bảo sát hơn với yêu cầu chuyên môn của ngành đào tạo.
Những tổ hợp tuyển sinh “lạ”: Hệ lụy từ quy chế mới?
Theo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ GD&ĐT yêu cầu tổ hợp xét tuyển phải bao gồm ít nhất một trong hai môn Toán hoặc Ngữ văn. Nhiều trường đã tận dụng kẽ hở này để đưa ra tổ hợp không có môn học cốt lõi của ngành, nhưng vẫn hợp lệ về mặt hình thức.
Chẳng hạn, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tuyển sinh ngành Sư phạm Vật lý bằng 4 tổ hợp, song chỉ một tổ hợp duy nhất có môn Vật lý (C01: Văn, Toán, Vật lý). Các tổ hợp còn lại như D01 (Toán, Văn, tiếng Anh), C02 (Văn, Toán, Hóa) và C04 (Văn, Toán, Địa) hoàn toàn không có môn chuyên ngành.
Tình trạng này còn xuất hiện ở các ngành như Sư phạm Lịch sử, Địa lý và ngành Ngôn ngữ Anh. Trường Đại học Hòa Bình tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh bằng 5 tổ hợp, trong đó có tới hai tổ hợp không hề chứa môn tiếng Anh. Trường Đại học Khánh Hòa xét tuyển ngành Sư phạm Vật lý bằng tổ hợp D07 (Toán, Hóa, tiếng Anh), không hề có môn cốt lõi là Vật lý.
![]() |
Nhiều trường đã thay đổi các tổ hợp xét tuyển sau yêu cầu của Bộ GD&ĐT. |
Trước thực trạng trên, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học rà soát lại tổ hợp, phương thức xét tuyển để đảm bảo yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi cần thiết cho thí sinh. Đặc biệt với các ngành đào tạo giáo viên và ngành đặc thù như Y khoa, tổ hợp môn xét tuyển bắt buộc phải có môn học phù hợp, gắn chặt với nội dung chương trình đào tạo.
Năm 2025 đánh dấu lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, với 4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ và các môn lựa chọn. Điều này dẫn tới khả năng có những thí sinh không học môn Sinh vẫn có thể trúng tuyển vào ngành Y nếu tổ hợp không yêu cầu môn này.
Bộ cũng yêu cầu các trường chịu trách nhiệm giải trình đầy đủ về tính khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng tổ hợp xét tuyển. Trong công văn gửi các trường, Bộ nhấn mạnh: “Việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học”.
Nới lỏng các tổ hợp xét tuyển: Linh hoạt hay đánh đổi chất lượng?
Một số chuyên gia tuyển sinh cho rằng, việc nới lỏng tổ hợp xét tuyển không hoàn toàn sai. Từ năm nay, Bộ đã bỏ giới hạn số tổ hợp tuyển sinh cho mỗi ngành, tạo điều kiện để các trường mở rộng cơ hội cho thí sinh. Các môn học ở bậc THPT chỉ là bước đầu giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, còn kiến thức chuyên môn sẽ được đào tạo trong quá trình học đại học.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại việc tuyển sinh không gắn với môn chuyên ngành sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Với các ngành yêu cầu nền tảng vững chắc như Sư phạm, Y dược, Kiến trúc…, việc lựa chọn tổ hợp không chuẩn có thể khiến sinh viên gặp khó khăn trong quá trình học tập và hành nghề sau này.
![]() |
Việc xét tuyển các tổ hợp "lạ" có thể gây mất công bằng giữa các thí sinh. |
Việc tuyển sinh bằng tổ hợp “tréo ngoe” còn có nguy cơ làm mất công bằng giữa các thí sinh – đặc biệt khi các bạn học đúng môn, ôn thi kỹ lưỡng lại phải cạnh tranh với những người không học môn chuyên ngành nhưng vẫn đủ điểm đỗ.
Không thể phủ nhận việc mở rộng tổ hợp giúp các trường thu hút nhiều thí sinh hơn, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh tuyển sinh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, nếu việc mở rộng không đi kèm với tiêu chí rõ ràng và yêu cầu về chất lượng, thì ranh giới giữa linh hoạt và dễ dãi là rất mong manh.
Chính vì vậy, yêu cầu của Bộ GD&ĐT về việc rà soát và giải trình tổ hợp xét tuyển là cần thiết để hướng tới một kỳ tuyển sinh công bằng, khoa học và phù hợp với yêu cầu đào tạo. Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang chuyển mình theo hướng tiếp cận năng lực và hội nhập quốc tế, việc xây dựng tổ hợp xét tuyển đúng chuẩn là bước đầu tiên để bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đại biểu Quốc hội nói về cơ chế “khoán 10” đối với nhà khoa học

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên phấn đấu khởi công vào ngày 19/5

"Trân trọng thành quả của nhiều thập kỷ gắn bó giữa Việt Nam và Kazakhstan"

"Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với Kazakhstan và Azerbaijan"

Nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Kazakhstan lên Đối tác chiến lược

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Dạy thêm, học thêm: Đại biểu băn khoăn liệu có phải do chương trình "nặng" quá?
Tin khác

Hiệu quả từ phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm"
Giáo dục 06/05/2025 14:16

Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế
Giáo dục 05/05/2025 22:47

Hà Nội: 46 trường trung cấp, cao đẳng được giao tuyển sinh 13.485 chỉ tiêu
Giáo dục 05/05/2025 17:35

Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 05/05/2025 16:59

Hà Nội: Thời gian công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10
Giáo dục 03/05/2025 06:08

Các số máy hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội
Giáo dục 03/05/2025 06:02

3 chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2025
Giáo dục 01/05/2025 15:37

Hà Nội sẽ có chính sách thu hút nhân tài tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 01/05/2025 13:30

Thày trò các trường học ở Thủ đô cùng nhau "viết tiếp câu chuyện hòa bình"
Giáo dục 30/04/2025 22:51

Sở GD&ĐT Hà Nội báo cáo Bộ GD&ĐT việc xử lý giáo viên quận Hà Đông dạy thêm chưa đúng quy định
Giáo dục 30/04/2025 06:36