-->
Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi mua - bán hàng hóa thiết yếu:

Nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả

Nhằm cung cấp các thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân, đồng thời giảm áp lực cho các chợ dân sinh trong thời điểm nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội; nhiều mô hình bán hàng sáng tạo như chợ lưu động, bán hàng theo combo, bán hàng qua thương mại điện tử… xuất hiện. Qua đó không chỉ đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng mà còn hạn chế việc tiếp xúc giữa người bán và người mua trong mùa dịch.
Thanh Trì sẵn sàng cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 Tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm gắn với phòng, chống dịch Covid-19 Ngày 10/8: Hà Nội xử phạt hành chính 1.012 trường hợp vi phạm phòng, chống dịch

Từ “chợ lưu động”...

Những ngày giãn cách xã hội, người tiêu dùng tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước gặp nhiều khó khăn trong việc đi chợ mua thực phẩm, đặc biệt là người dân ở những khu vực bị cách ly. Trong những lúc khó khăn đó, hàng loạt mô hình sáng tạo như: “Chợ lưu động”, “Đi chợ giùm dân”, “Gian hàng 0 đồng”… ra đời đã giải quyết kịp thời nhu cầu về nguồn cung thực phẩm thiết yếu cho người dân; để mỗi nhà, mỗi người yên tâm cùng chính quyền chống dịch.

Là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, thành phố Hà Nội cũng phải gánh chịu những khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ. Đặc biệt, những ngày vừa qua, dịch Covid-19 “tấn công” vào một số chợ truyền thống, chợ đầu mối, siêu thị… trên địa bàn Thành phố khiến nhiều chợ, siêu thị phải dừng hoạt động. Cùng việc thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố khiến không ít người dân Thủ đô gặp khó khăn trong việc đi chợ bởi thực tế, trong thời điểm giãn cách, họ không thể di chuyển sang các chợ dân sinh lân cận…

Nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả
Các điểm bán hàng lưu động phục vụ kịp thời nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm cho người dân.

Trước thực trạng đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm đồng thời giảm áp lực cho các chợ dân sinh, mô hình siêu thị, chợ lưu động nhanh chóng được triển khai. Cùng với đó, Sở Công Thương Hà Nội đã sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động tại các quận, huyện, thị xã nhằm phục vụ nhu cầu người dân.

Cụ thể, tại quận Long Biên, để triển khai mô hình “Chợ lưu động”, hệ thống siêu thị AEON phối hợp với chính quyền địa phương mở 4 điểm bán hàng lưu động bình ổn giá tại Khu đô thị Việt Hưng, sân chơi phố Bắc Cầu (phường Ngọc Thụy), phố Đặng Vũ Hỷ (phường Thượng Thanh) và sân bóng đảo Sen. Điều đặc biệt, tại các điểm bán hàng lưu động, tất cả mặt hàng đều được niêm yết giá và làm mới mỗi ngày.

Tương tự tại quận Cầu Giấy, ngay sau khi chợ Đồng Xa (chợ dân sinh lớn nhất tại phường) tạm dừng hoạt động, chính quyền phường Mai Dịch đã bố trí 2 điểm chợ lưu động để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, đặt tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường và sân thể thao B5. Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Mai Dịch Phạm Văn Lợi, tại 2 điểm chợ này, lực lượng chức năng đã bố trí các gian hàng cung cấp các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống và thực phẩm khô với giá bằng giá bán tại siêu thị để phục vụ nhu cầu người dân, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch...

Anh Hà Thanh Tùng, người dân tại phường Mai Dịch, cho biết, sau khi có thông tin phát hiện ca F0 tại chợ Đồng Xa và chợ này đã phải đóng cửa chúng tôi cảm thấy lo lắng vì không biết sẽ phải mua lương thực, thực phẩm ở đâu. Tuy nhiên, chính quyền địa phương ngay lập tức đã vào cuộc kịp thời và mở 2 điểm chợ lưu động phục vụ nhu cầu của người dân, giúp người dân giải tỏa sự lo lắng nhanh chóng.

Mặc dù các mặt hàng không phong phú như tại chợ Đồng Xa mỗi ngày, tuy nhiên các mặt hàng thiết yếu như: Gạo, rau, thịt… khá đầy đủ và giá bán không có sự thay đổi nhiều. Trong khi đó, việc đảm bảo an toàn cho người dân đến mua sắm được triển khai rất kỹ lưỡng như sát khuẩn, đo thân nhiệt khiến nhiều người yên tâm. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp thì việc triển khai mô hình chợ lưu động là rất cần thiết.

Nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả
Người dân xếp hàng theo nguyên tắc 5K để vào chợ Thịnh Yên, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả.

Không chỉ triển khai mô hình “Chợ lưu động”, nhiều quận trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Hà Đông… đã triển khai mô hình phát thẻ vào chợ cho người dân theo nguyên tắc, chỉ được sử dụng thẻ để vào chợ mua các nhu yếu phẩm cần thiết theo quy định; quy định giờ và ngày ra vào chợ, dùng cho 1 người/lượt. Cùng với đó, khi đến các siêu thị, chợ lưu động, người dân phải tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch.

... Đến các mô hình chợ sáng tạo thông minh

Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, tại thành phố Hồ Chí Minh, để giúp người dân thuận lợi trong việc mua lương thực, thực phẩm, Sở Công Thương đã phối hợp với một đơn vị khai trương mô hình “siêu thị di động kiểu mới”. Theo đó, mô hình này sẽ bày bán hơn 100 mặt hàng nhu yếu phẩm với giá hấp dẫn ngay trên các xe buýt.

Ngoài ra, chương trình có 1.000 phần quà với tổng trị giá 300 triệu đồng gửi đến những hộ gia đình khó khăn. Mô hình này dự kiến kéo dài trong 2 tháng và sẽ tăng quy mô lên 3-4 xe buýt, chủ yếu phục vụ tại các quận, huyện vùng ven, mỗi xe bán tại 1-2 điểm. Theo Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, hơn 1 tháng qua, thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức được hàng nghìn điểm bán hàng lưu động, đưa một lượng lớn thực phẩm thiết yếu đến tay người dân.

Mô hình bán hàng lưu động bằng xe buýt hoặc chợ “dã chiến” lưu động đã được nhiều tiểu thương đăng ký, vì thế Thành phố sẽ tăng quy mô thực hiện để thay thế các chợ bị tạm ngưng vì dịch và các phường có nhu cầu sẽ được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, Tổ công tác cũng cho biết, tại một số địa phương ở phía Nam như: Cần Thơ, An Giang… nhiều hình thức mới cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân đã ra đời, góp phần giúp các địa phương kiểm soát dịch bệnh được tốt hơn.

Cụ thể, tại xã An Thạnh Trung (huyện Chợ Mới), Khánh Bình (huyện An Phú), thị trấn Phú Mỹ (huyện Phú Tân) thuộc tỉnh An Giang xuất hiện mô hình “Chuyến xe 0 đồng”; phường Châu Phú A (Thành phố Châu Đốc), xã Phú Vĩnh (Thị xã Tân Châu) và nhiều nơi khác lại có mô hình “Gian hàng 0 đồng” và mô hình “Đi chợ giùm dân” trong mùa dịch… Qua đó, làm đa dạng hơn các hình thức phân phối thực phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của người dân.

Cũng sáng tạo và hỗ trợ kịp thời nhu cầu mua sắm của người dân như tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay An Giang, tại Cần Thơ, Sở Công Thương Cần Thơ đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức và bố trí các điểm bán hàng bình ổn, đồng thời triển khai mô hình “mang chợ ra không gian thoáng” và các hình thức bán hàng hợp lý khác,… nhằm phục vụ nhu cầu kịp thời cho người dân.

Nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả
Mô hình “mang chợ ra không gian thoáng” của các siêu thị được đánh giá cao trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Hiện, Thành phố đã triển khai được 47 điểm chợ và siêu thị, điểm bán thông minh theo hình thức giãn cách, không tiếp xúc. Với mô hình này, các siêu thị sẽ tận dụng khu vực sảnh, hành lang, khuôn viên trung tâm thương mại để bày bán lương thực, thực phẩm; các quầy hàng được bố trí giãn cách đã hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa người bán với người mua. Theo Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương, đây là mô hình rất thông minh, mô hình này cần được cân nhắc áp dụng với các địa phương khác có dịch...

Chia sẻ về việc hỗ trợ người tiêu dùng thông qua các mô hình “chợ kiểu mới” trong thời điểm nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, mặc dù ngành Công Thương đang đẩy mạnh mô hình đưa nhu yếu phẩm lên sàn thương mại điện tử và giao hàng tại nhà trong thời điểm nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, nhưng hình thức này đang bị hạn chế do chính sách kiểm soát chặt chẽ về giao thông.

Bởi vậy, việc triển khai các điểm bán hàng lưu động là cần thiết và rất hữu ích. Qua đó không chỉ góp phần giảm tải cho các chợ truyền thống và siêu thị, mà còn bảo đảm an toàn cho người dân khi mua sắm, hạn chế di chuyển và an toàn phòng dịch.

Cùng chung quan điểm với chuyên gia Vũ Vinh Phú, nhiều ý kiến của các chuyên gia, cơ quan quản lý và ý kiến của người tiêu dùng cũng cho thấy, việc triển khai kịp thời các mô hình “Chợ lưu động”, “Đi chợ giùm dân”, “Siêu thị di động kiểu mới”… trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp là mô hình rất sáng tạo cần được nhân rộng./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.

Tin khác

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Theo phương án mới nhất, dự kiến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An sẽ sáp nhập 33 phường, xã hiện tại còn 6 phường, trong đó có phường Cửa Lò.
Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc

Chiều ngày 18/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc năm 2025.
Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục

Chiều 18/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT tư thục.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động