Nhiều hàng quán vẫn lơ là công tác phòng, chống dịch
Quan trọng nhất quét mã QR... ít thực hiện
Gần 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội, thành phố Hà Nội đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19. Trên cơ sở này, từ ngày 21/9, Thành phố đã điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế, qua đó cho phép một số cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu... mở cửa trở lại nhưng phải đảm bảo nguyên tắc phòng dịch, có gắn mã QR để kiểm soát di biến động dân cư phục vụ công tác truy vết, phòng dịch.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, tại nhiều cửa hàng, siêu thị, ngân hàng... đặc biệt tại các cửa hàng nhỏ lẻ, việc thực hiện kiểm soát mã QR vẫn chưa nghiêm ngặt, thậm chí có nơi còn bỏ ngỏ. Sáng 23/9, tại ngã tư Võ Văn Dũng - Trần Quang Diệu (quận Đống Đa), nhiều cửa hàng sửa xe máy, hàng cơm bụi, quán nước cũng ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, hoạt động công khai giữa mùa dịch. Có một điểm chung là tất cả đều không có bảng hiệu QR, không trang bị nước rửa tay sát khuẩn, không nhắc nhở khách hàng giữ khoảng cách an toàn, khai báo y tế theo quy định…
Cửa hàng hoạt động mà không đảm bảo phòng, chống dịch, khách hàng đeo khẩu trang không đúng quy định. |
Tình trạng không nghiêm túc trong phòng dịch cũng diễn ra thường xuyên tại nhiều cửa hàng trên địa bàn phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng). Sau nhiều ngày giãn cách, một số cửa hàng photocopy đã được phép mở cửa trở lại. Ghi nhận của phóng viên, tại ngõ 40 Tạ Quang Bửu, đa phần các cửa hàng đều có dãn mã QR bên ngoài nhưng cũng chỉ để đối phó. Việc quét mã QR hầu như không diễn ra, phía bên trong mọi người cũng không tuân thủ việc giãn cách.
Đặc biệt, ghi nhận vào lúc 9h30 ngày 23/9, tại cửa hàng Bưu điện Việt Nam có địa chỉ A37 Tạ Quang Bửu vẫn còn hiện tượng người dân tụ tập đông người, thậm chí mọi người còn kê ghế ngồi tràn ra cả ngoài đường bất chấp các quy địch 5K của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch Covid-19.
Cửa hàng có che chắn phòng dịch nhưng chưa có mã QR cho khách hàng khai báo. |
Cũng tại địa bàn quận Hai Bà Trưng, phố Trần Xuân Soạn, đoạn qua cổng chợ Hôm Đức Viên, nhiều cửa hàng thực phẩm vẫn hoạt động bình thường như lúc chưa hề có dịch. Nghĩa là không có bảng hiệu QR, không trang bị nước rửa tay sát khuẩn, không nhắc nhở khách hàng giữ khoảng cách an toàn, khai báo y tế theo quy định.
Còn tại quận Hoàn Kiếm, cũng không khó để nhận ra các vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ. Dọc theo phố, Triệu Quốc Đạt, Phủ Doãn hàng chục cửa hàng từ ăn uống đến sửa chữa xe máy đều không có dán mã QR, thậm chí có nơi cũng không treo biển bán mang về mà vẫn tranh thủ phục vụ tại chỗ... vi phạm nghiêm trọng các quy định trong phòng dịch.
Không chủ quan, lơ là
Có thể khẳng định, bằng nhiều nỗ lực từ chính quyền đến người dân, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cơ bản khống chế được dịch bệnh và từng bước thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội. Thành quả này là tổng hợp nỗ lực từ nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt phải kể đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chóng dịch. Có thời điểm Thành phố đã ghi nhận hàng triệu lượt tờ khai y tế/ngày, tuy nhiên đến nay công tác này lại bị “bỏ ngỏ”.
Riêng về việc quét mã QR tại các cửa hàng được phép kinh doanh trở lại theo Chỉ thị số 22, theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội ngày 22/9 cho thấy, tổng số lượt quét mã QR trong toàn Thành phố là 198.596 lượt, lũy kế trung bình 7 ngày vừa qua là 152.970 lượt. Tổng số người đi/đến checkin tại các địa điểm quét mã QR trong ngày là 135.647 người, trung bình 7 ngày vừa qua 108.376. Các địa phương có lượt quét cao là: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Oai. Nhưng con số còn quá ít so với đô thị gần 10 triệu dân.Đặc biệt, theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông, tính riêng trong ngày 22/9 có 23 xã/phường/thị trấn không có lượt quét mã QR phát sinh trong ngày như: Sóc Sơn (1 xã: Xuân Thu), Đông Anh (1 xã: Tàm Xá), Gia Lâm (2 xã: Trung Mầu, Văn Đức), Thanh Trì (1 xã: Yên Mỹ), Mê Linh (1 xã: Hoàng Kim), Phúc Thọ ( 1 xã: Sen Phương), Hoài Đức (1 xã: Đông La), Quốc Oai (3 xã: Nghĩa Hưng, Cộng Hòa, Tân Phú), Thanh Oai (6 xã: Mỹ Hưng, Thanh Thùy, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Xuân Dương), Thường Tín (6 xã: Văn Phú, Tự Nhiên, Tiền Phong, Thư Phú, Tân Minh, Thống Nhất).
Để công tác phòng, chống dịch tiếp tục đạt hiệu quả, đề nghị các cấp, ngành, chính quyền địa phương cần sát sao hơn nữa trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, quét mã QR, không được phép lơ là, chủ quan vì dịch bệnh vẫn rất nguy hiểm và có thể tái bùng phát bất kỳ khi nào.
Một vài hình ảnh các cửa hàng chưa chấp hành nghiêm nguyên tắc phòng dịch trong sáng 23/9:
Người dân tụ tập đông trên phố Tạ Quang Bửu để chờ làm thủ tục tại Bưu điện |
Mã QR được dán trước cửa siêu thị, nhưng hầu hết khách ra vào đều ngó lơ. |
Nhiều cửa hàng trên phố Trần Xuân Soạn chưa thực hiện nghiêm việc dán mã QR |
Nhiều cửa hàng điện máy trên phố Hai Bà Trưng chưa dán mã QR |
Cửa hàng sửa xe máy trên phố Trần Quang Diệu lấn chiếm vỉa hè, chưa có biện pháp phòng dịch. |
Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play. Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên. Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"
Tin khác
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 16:02
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Thủ đô 24/01/2025 15:16
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 13:45
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 12:06
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 12:04
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 10:32
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 20:53
Ông Nguyễn Tiến Cường được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thanh Trì
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 19:42
Hà Nội chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 17:15
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21