--> -->

Nhiều địa phương sử dụng mạng xã hội để thông tin, phổ biến pháp luật

Đa số các địa phương đã sử dụng các ứng dụng trò chuyện, nhắn tin, gọi trực tuyến (Zalo, Viber, Mocha35…) và mạng xã hội (như Facebook, Zalo, Youtube, Twitter, Lotus…) để thông tin, phổ biến pháp luật của ngành, lĩnh vực, địa phương cho người dân. Đây cũng dần trở thành một trong những kênh quan trọng, dễ tiếp cận.
Hà Nội: Phổ biến pháp luật hiệu quả tại các địa bàn trọng điểm Hà Nội khuyến khích hoạt động ngoại khóa, sáng tạo trong phổ biến pháp luật cho học sinh Hà Nội đề nghị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống Covid-19

Bộ Tư pháp vừa báo cáo Chính phủ việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” theo Quyết định số 471/QĐ-TTg.

Theo đó, trong giai đoạn từ 2019 đến 2021, 100% các địa phương đã ban hành văn bản triển khai Đề án, yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã, thành phố theo trách nhiệm và phạm vi quản lý đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).

Trong đó, tập trung xây dựng Cổng/Trang thông tin điện tử PBGDPL; cập nhật, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật; đổi mới, cải tiến các chuyên mục PBGDPL trên Cổng/Trang thông tin PBGDPL của sở, ngành, địa phương; tăng cường ứng dụng mạng xã hội trong công tác PBGDPL…

Nhiều địa phương sử dụng mạng xã hội để thông tin, phổ biến pháp luật
Mô hình "Cầu thang pháp luật" được triển khai ở các chung cư trên địa bàn Hà Nội.

Tính đến ngày 20/12/2021, Bộ Xây dựng, Ủy ban Dân tộc đã vận hành Cổng Thông tin điện tử PBGDPL; các Bộ Tư pháp, Quốc phòng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông đã vận hành Trang Thông tin điện tử PBGDPL.

Về phía các tỉnh, thành, có 6 địa phương đã vận hành Cổng Thông tin PBGDPL; 40 địa phương đã vận hành Trang thông tin PBGDPL, 17 địa phương còn lại đang vận hành chuyên mục PBGDPL thuộc Cổng/Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể.

Các bộ, ngành, đoàn thể trung ương đã biên soạn và đăng tải nhiều tin bài, bài viết, tài liệu PBGDPL lên Cổng/Trang/Chuyên mục PBGDPL thuộc phạm vi quản lý; trong đó năm 2021, đã đăng tải 199.292 loại tài liệu PBGDPL.

Tại địa phương, qua 3 năm triển khai Đề án, tổng số tin bài, bài viết, tài liệu PBGDPL được đăng tải trên Internet đạt 601.936 tài liệu. Các tài liệu được biên soạn và đăng tải dưới nhiều hình thức như: Sổ tay hỏi - đáp, tờ gấp, video clip, tiểu phẩm pháp luật, chương trình phóng sự, tọa đàm; các tin, bài viết phản ánh các hoạt động PBGDPL...

Trong giai đoạn triển khai Đề án, Bộ Tư pháp đã tổng hợp, xây dựng, đăng tải 1.842 tin, bài (tính đến 30/11/2021) phản ánh sinh động, kịp thời thực tiễn triển khai hoạt động thuộc lĩnh vực công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên cả nước.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ cũng đã thường xuyên, đăng tải nhiều tin bài về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 và các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật liên quan, nhất là chính sách hỗ trợ, người dân, doanh nghiệp khắc phục ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng chú trọng tổ chức các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Năm 2019, Bộ Tư pháp đã tổ chức thành công 4 đợt thi trong Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến”, tổ chức thành công Cuộc thi “Pháp luật học đường”; năm 2020, tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến “Pháp luật với mọi người”; năm 2021, phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức thành công Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân...

Nhiều địa phương sử dụng mạng xã hội để thông tin, phổ biến pháp luật
Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19 cùa Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thu hút hơn 1 triệu lượt người tham dự.

Một trong những hoạt động PBGDPL hiệu quả được nhiều địa phương thực hiện thông qua Cổng/Trang thông tin PBGDPL là tổ chức các cuộc thi tìm hiều pháp luật trực tuyến trên Cổng/Trang thông tin điện tử của địa phương (An Giang, Bến Tre, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…) thu hút đông đảo người dân tham gia.

Nhiều bộ, ngành đã xây dựng chuyên mục giải đáp pháp luật qua thư điện tử hoặc giao lưu trực tuyến trên mạng Internet; giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp và người dân trên Cổng thông tin điện tử, qua điện thoại; tổ chức cuộc thi trực tuyến; sử dụng mạng xã hội Facebook…

Đa số các địa phương đã sử dụng các ứng dụng trò chuyện, nhắn tin, gọi trực tuyến (Zalo, Viber, Mocha35…) và mạng xã hội (như Facebook, Zalo, Youtube, Twitter, Lotus…) để thông tin, phổ biến pháp luật của ngành, lĩnh vực, địa phương cho người dân. Đây cũng dần trở thành một trong những kênh quan trọng, dễ tiếp cận, được các địa phương lựa chọn nhằm đưa thông tin, PBGDPL tới người dân một cách nhanh nhóng và có sức lan tỏa rộng lớn.

Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án, Bộ Tư pháp đã xây dựng Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia dùng chung toàn quốc, dự kiến vận hành thử nghiệm trong tháng 1/2022.

Cổng Thông tin PBGDPL quốc gia được Bộ Tư pháp xây dựng theo định hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, bảo đảm tính tương tác, gắn kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước với người dân, doanh nghiệp, chia sẻ dữ liệu dùng chung trong công tác PBGDPL; hoạt động trên nhiều nền tảng thiết bị; hướng tới các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong PBGDPL.

Để phục vụ việc xây dựng nội dung cho Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia, Bộ Tư pháp đang xây dựng dữ liệu hỏi - đáp pháp luật phục vụ xây dựng ứng dụng (App) về PBGDPL trên thiết bị di động trên cơ sở tổng hợp các tình huống hỏi - đáp về một số lĩnh vực pháp luật (hôn nhân - gia đình; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống Covid-19; xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực; pháp luật về lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…).

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Cục Thuế (Bộ Tài chính) và Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) vừa ký kết Quy chế phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin tạm hoãn xuất cảnh bằng hình thức điện tử.
Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, nhằm định hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là một trong các vấn đề được đặt ra khi sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình với đề xuất của cơ quan soạn thảo.
Công đoàn Hà Tĩnh: Đổi mới hoạt động trong thời kỳ mới

Công đoàn Hà Tĩnh: Đổi mới hoạt động trong thời kỳ mới

Công đoàn Hà Tĩnh luôn khẳng định vai trò là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.
Ứng xử sau va chạm giao thông: Đừng để hối hận bởi phút nóng giận!

Ứng xử sau va chạm giao thông: Đừng để hối hận bởi phút nóng giận!

Không ai mong muốn xảy ra va chạm khi tham gia giao thông. Thế nhưng, nếu chẳng may gặp sự cố, điều cần thiết nhất là sự bình tĩnh và ứng xử có văn hóa. Đáng tiếc, chỉ vì thiếu kiềm chế, không ít trường hợp mâu thuẫn nhỏ bị đẩy lên thành xô xát, để lại hậu quả đáng tiếc, thậm chí khiến người trong cuộc vướng vào vòng lao lý.
Miền ký ức trong veo

Miền ký ức trong veo

“Te... te...”! “Kem mút đây, ai kem mút đâyyyyyyyy”! Trong con ngõ nhỏ nơi phố thị, bỗng có tiếng rao thân quen mà đã lâu lắm rồi tôi mới được nghe lại...
Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII

Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII

Việc tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII - năm 2025 cần được triển khai sâu rộng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Các tác phẩm báo chí tham dự Giải phải đảm bảo tính chân thực, khách quan; có tính định hướng chính trị tư tưởng đúng đắn...
Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng, thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; củng cố niềm tin, quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tin khác

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng, thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; củng cố niềm tin, quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự thảo hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đăng tải trên Công thông tin điện tử của Bộ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến ngày 9/7/2025.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.
Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Về bố trí làm Bí thư cấp ủy, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các Thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên Ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (gồm các tổ chức chính trị - xã hội), lần đầu chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".
Xem thêm
Phiên bản di động