-->

Nhân rộng hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”

(LĐTĐ) Công tác hòa giải ở cơ sở giữ vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trong cộng đồng dân cư. Thời gian qua, quận Tây Hồ luôn chú trọng kiện toàn, nâng cao chất lượng công tác hòa giải, đội ngũ hòa giải viên, đặc biệt tiếp tục phát huy hiệu quả, nhân rộng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”.
Đẩy mạnh cải cách hành chính với mô hình "Công dân số" Hiệu quả từ những mô hình hợp tác xã kiểu mới Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Tỉ lệ hòa giải thành đạt 85%

Hiện nay, trên địa bàn quận Tây Hồ có 108 Tổ hòa giải tại 108 Tổ dân phố với 665 hòa giải viên. Việc lựa chọn các hòa giải viên được chú ý hơn về năng lực, uy tín đã phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả.

Nhân rộng hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
Đội thi hòa giải viên thành phố Hà Nội trong phần thi tiểu phẩm tại Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV năm 2023. (Ảnh: Khánh Huy)

Trong 10 năm qua, trên địa bàn quận đã phát sinh 957 vụ việc, liên quan đến mâu thuẫn tranh chấp trong các lĩnh vực như đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng, môi trường, sinh hoạt cộng đồng, các Tổ hòa giải cơ sở đã tổ chức hòa giải thành 815 vụ việc, đạt 85%.

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, Ủy ban nhân dân quận - Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận chỉ đạo các phòng, ngành, Ủy ban nhân dân các phường chủ động phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền hòa giải, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia công tác hòa giải cơ sở, nhất là xây dựng “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Mô hình đã được các phường triển khai với các tiêu chí cụ thể: Phát hiện vụ việc kịp thời, tổ chức hoà giải tốt; tỉ lệ hòa giải thành đạt từ 80 đến 85% trở lên; Phối hợp với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở cơ sở, các Tổ hoà giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở tốt.

Các hòa giải viên được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hoà giải; tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng cho hòa giải viên; định kỳ giao ban 6 tháng, hàng năm trao đổi kinh nghiệm hòa giải, báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động hòa giải; ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định.

Qua việc triển khai thực hiện các mô hình, công tác hòa giải ở cơ sở đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nên phong trào thi đua tại các Tổ hòa giải trong xây dựng mô hình "Tổ hòa giải 5 tốt”, góp phần tạo động lực cho các hòa giải viên tích cực thực hiện công tác hòa giải nhằm đạt danh hiệu “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Tổ hòa giải 5 tốt đã chủ động, kịp thời nắm bắt và hòa giải những mâu thuẫn phát sinh, những vấn đề dân sinh bức xúc. Hàng tháng, hàng quý đều tổ chức họp giao ban để đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm những tồn tại, hạn chế và đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tiếp theo. Trong 10 năm qua, trên địa bàn quận Tây Hồ đã có 282 Tổ hòa giài được công nhận là “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Nhân rộng các cách làm hay

Là một trong những đơn vị thực hiện hiệu quả, bà Nguyễn Thục Lương - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, 10 năm qua, Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân luôn chú trọng triển khai kế hoạch hoạt động của Tổ hòa giải một cách đồng bộ, hiệu quả.

Nhân rộng hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
Ông Quách Ngọc Phong - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ hòa giải số 7, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (đứng giữa) cùng các đồng chí cán bộ tại khu dân cư luôn gần dân, sát dân để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Hiện nay, phường có 9 Tổ hòa giải với 88 hòa giải viên. Đội ngũ hòa giải viên của phường đa số là thành viên của Ban công tác Mặt trận, Chi hội đoàn thể, tổ dân phố, có tinh thần trách nhiệm thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của tổ dân phố, thông qua các hoạt động hàng ngày, hòa giải viên nắm được các mâu thuẫn mới phát sinh, mâu thuẫn đã tồn tại lâu trong tổ dân phố.

Khi phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp cần hòa giải, tùy thuộc tính chất, mức độ vụ việc mà Tổ trưởng Tổ hòa giải lựa chọn, cử hòa giải viên phù hợp để tổ chức hòa giải vụ việc theo quy định. 10 năm qua, Tổ hòa giải của phường đã tiếp nhận và tiến hành hòa giải 73 vụ việc, hầu hết số vụ việc được hòa giải thành và đạt tỉ lệ cao.

Ngay từ cấp cơ sở, các thành viên trong Tổ hòa giải cũng luôn nhiệt huyết, trách nhiệm thực hiện hiệu quả công việc. Trong 10 năm qua, Tổ dân phố số 7 (phường Phú Thượng) luôn là tổ dân phố văn hóa, không có điểm nóng về trật tự an ninh, bà con sống đoàn kết gắn bó, tình làng nghĩa xóm được củng cố, không có các vụ việc khiếu kiện tụ tập đông người, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương được thực hiện nghiêm cũng là nhờ làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở.

Trong thời gian qua Tổ hòa giải số 7 (phường Phú Thượng) đã hòa giải thành công 6 vụ chủ yếu là tranh chấp đất đai và xích mích, mâu thuẫn gia đình. Đặc biệt có vụ tranh chấp đất đai đã có đơn ra chính quyền, khi Tổ hòa giải tiếp nhận hồ sơ mà cơ quan tư pháp phường giao lại, tiến hành hòa giải và đã thành công. Đơn được rút, tình cảm gia đình được hàn gắn…

“Thông qua các vụ hóa giải chúng tôi mới thấy được sự phức tạp và khó khăn của hòa giải viên khi phải hòa giải một vụ việc nào đấy. Bởi trong công tác hòa giải, không phải lúc nào mình đưa những điều đã học hoặc áp dụng Luật hòa giải mà thành công, thực tế đã chứng minh có những vụ tưởng không thể thành công thì lại bắt đầu bằng những điều đơn giản. Chúng tôi cho rằng hòa giải phải xuất phát từ sự hiểu biết pháp luật, sự chân thành và biết vận dụng sáng tạo tình cảm vào công tác hòa giải thì sẽ thành công”, ông Quách Ngọc Phong - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ hòa giải số 7, phường Phú Thượng chia sẻ.

Từ những hiệu quả, có thể khẳng định mục tiêu cao nhất và cuối cùng của công tác hòa giải là nhằm hóa giải các tranh chấp, giữ gìn, bảo vệ khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Nhờ vậy, công tác hòa giải đã khẳng định được vị trí, vai trò và hiệu quả của mình, góp phần giữ gìn đoàn kết trong nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Xem thêm
Phiên bản di động