Người “tạo hồn” cho đàn guitar truyền thống nơi phố biển
"Kỳ tích" mới trên công trình Trạm biến áp 500kV Vân Phong Khánh Hòa: Tô thêm màu xanh trên đảo Bích Đầm Khánh Hòa: Tập trung chỉ đạo các cấp lập quy hoạch phân khu để kêu gọi nhà đầu tư |
Nâng niu cây đàn guitar, gảy nhẹ một khúc nhạc, ông Lưu Hoàng Quý (72 tuổi) chậm rãi kể về cái duyên của mình nghề. Ông sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, đến năm 1954 thì chuyển vào Nha Trang sinh sống. Cơ duyên đến với cái nghề của ông bắt đầu vào năm 1980, khi làm việc tại xưởng gỗ xuất khẩu Điện Biên, tình cờ thấy cây đàn guitar thùng bị đứt dây, ông Quý liền nảy ra ý định gỡ đàn thành từng mảnh chi tiết để xem làm đàn có khó không.
Sau đó, ông liền thử mày mò chế tạo cây đàn theo mẫu. Lần đầu tiên hoàn thành được cây đàn, ông rất xúc động, dù cây đàn đó còn thô sơ và âm thanh không tốt, nhưng ông biết rằng bản thân mình có thể chế tác đàn thủ công một cách hoàn chỉnh nếu có kỹ năng chuyên môn tốt. Từ đó, ông Quý bắt đầu con đường học hỏi và tạo được thành công, giới văn nghệ sĩ Nha Trang thường gọi ông với biệt danh “Quý đàn”.
![]() |
Ở độ tuổi xế chiều, ông Quý vẫn miệt mài giữ lửa nghề. (Ảnh: Hương Thảo) |
Theo ông Quý, để làm một cây đàn như ý thì tất cả các công đoạn làm đàn đều đòi hỏi công phu. Thông thường, phải mất khoảng 1 tuần thì mới hoàn thành được sản phẩm.
“Một cây đàn đạt tiêu chuẩn phải có chất lượng gỗ tốt. Tôi thường sử dụng gỗ bằng lăng, hồng đào, cẩm lai… để chế tác. Làm được một cây đàn đẹp từ âm thanh đến hình thức đòi hỏi sự tỉ mỉ, tài hoa và phải là người hiểu về guitar mới theo nghề được”, ông Quý nói.
![]() |
Cây đàn guitar khổng lồ trưng bày tại Làng nghề Trường Sơn được làm từ đôi tay tài hoa của ông Quý. (Ảnh: Hương Thảo) |
Thế nhưng, câu chuyện đằng sau việc giữ nghề, nối nghề truyền thống lại là câu chuyện đáng quan tâm hơn hết, bởi sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng thay đổi nên nghề chế tác đàn guitar thủ công bị mai một, ông Quý là người thợ cuối cùng còn thực hiện công việc này.
Đứng trước sự thay đổi của dòng chảy thời gian, ông Quý vẫn giữ trái tim yêu nghề mãnh liệt. Việc ông đồng ý đến Làng nghề Trường Sơn mở xưởng chế tác đã góp phần quảng bá giới thiệu nghề truyền thống đến với du khách trong và ngoài nước, thắp lên hy vọng có người nối gót ông duy trì công việc này.
Có lẽ, đã đến lúc chúng ta cần nghĩ nhiều hơn đến sinh kế cho những người "níu giữ các nghề thủ công truyền thống". Việc cần làm hiện tại là tăng cường giữ gìn và phát triển các làng nghề bằng nhiều chính sách, đến việc truyền nghề, nâng cao tay nghề cho thế hệ trẻ, để cùng nhau giữ lửa nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025
Tin khác

Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn
Du lịch 22/07/2025 06:40

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch
Du lịch 21/07/2025 13:42

Du lịch Hà Nội nắm bắt thời điểm vàng để bứt tốc dịp 2/9
Du lịch 19/07/2025 20:39

Huyền thoại golf thế giới Greg Norman làm Đại sứ Du lịch Việt Nam
Du lịch 18/07/2025 17:03

Dốc Lết, điểm đến lý tưởng để tìm kiếm sự yên bình
Du lịch 18/07/2025 12:59

MICE EXPO 2025 quy tụ hơn 800 doanh nghiệp trong, ngoài nước
Du lịch 16/07/2025 05:39

Phát động cuộc thi: Happy Nghệ An
Du lịch 15/07/2025 08:00

Cứu nạn thành công 2 người rơi xuống vực tại Vườn Quốc gia Ba Vì
Du lịch 13/07/2025 16:55

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
Du lịch 09/07/2025 22:28

6 tháng đầu năm 2025: Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 518.000 tỷ đồng
Du lịch 09/07/2025 15:20