-->

Người dựng “hồn cốt” Trường Sơn qua tranh

(LĐTĐ) Là họa sĩ vẽ nhiều tranh ký họa nhất về đường Trường Sơn, họa sĩ Đức Dụ đã có 21 lần triển lãm cá nhân kể từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Họa sĩ Đức Dụ chia sẻ, ông muốn kể những câu chuyện khốc liệt trong những ngày quân và dân ta mở đường, chiến đấu bảo vệ sự liên thông của cung đường huyền thoại…
Nhớ một Trường Sơn huyền thoại
Trưng bày tư liệu quý về “Ký ức Trường Sơn”

Gìn giữ cho mai sau

“Chục năm trước rồi có mấy người khách nước ngoài tìm đến, gạ tôi bán bộ ảnh ký họa vẽ ở Trường Sơn, nhưng tôi không bán. Bán đi là hết, là mất đồng đội. Có khi mình bị bệnh ngớ ngẩn cũng nên, vì sau này muốn tìm lại chẳng có nữa. Người ta sống không phải chỉ cần có tiền, mà cần cả tinh thần nữa” - Họa sĩ Đức Dụ tâm sự như vậy khi tôi đến thăm ông ở làng Ngọc Hà nổi tiếng một thời. Quyết định không bán tranh cũng là bản lĩnh của người họa sĩ nhiều năm gắn bó với chiến trường, yêu những bức tranh như máu thịt.

1353 hya sy yyc dy
Họa sĩ Đức Dụ

Chuyện mấy khách nước ngoài đến gạ mua tranh nhưng Đức Dụ không bán, tưởng chỉ vài anh em họa sĩ biết, nào ngờ lại đến tai Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn. Ông gọi cho Đức Dụ hỏi: “Chú định bán đồng đội hả?”. Đức Dụ thót tim, thưa lại vị thủ trưởng cũ: “Không em đâu dám bán. Họ trả giá cao lắm nhưng em dại gì”. Lúc đó, vị Trung tướng mới thở phào. Kỷ niệm vui đó, người họa sĩ của chiến trường xưa luôn nhắc đến, như để khẳng định thêm hành động từ chối bán tranh của mình là vô cùng hợp lý. Vì điều này mà đồng đội ông quý mến, càng cảm thông với ông hơn.

Họa sĩ Đức Dụ, tên đầy đủ là Nguyễn Đức Dụ. Nhắc đến ông là người ta nhắc đến 400 bức ký họa về Trường Sơn mà không phải ai cũng có. Đức Dụ tự tin nói rằng, với số lượng nhiều như vậy, đảm bảo không họa sĩ nào có được. Vì gần mười năm Đức Dụ trực tiếp vẽ trong chiến trường, nơi bom đạn ác liệt. Ông họa sĩ cầm từng bức ký họa lên giới thiệu, vừa tâm sự: “Nhắc đến chiến trường Trường Sơn là người ta hình dung ra máu lửa, chết chóc, bom đạn. Tôi và những người đồng đội chỉ cần nhìn lại những bức tranh này là hình dung ra nó được vẽ ở đâu, về vùng đất nào và quang cảnh khi đó của nó. Thực sự, đây là kho tư liệu quý mà tôi may mắn có được”.

Đó là kho tư liệu quý, nên bà Phạm Thúy Hằng - Phó Chủ tịch tập đoàn Vingroup, một người yêu mến nghệ thuật, đã từng tài trợ in ba lần sách, là tập hợp những bức ký họa của Đức Dụ. Cuốn nào cũng trang trọng, hoành tráng. Đơn vị này còn góp công, góp của tổ chức một số cuộc triển lãm cho họa sĩ Đức Dụ để tri ân công sức của một họa sĩ trải qua bao năm tháng gian nan trong chiến trường.

Bà Phạm Thúy Hằng cũng đang bàn với đơn vị, tìm địa điểm để xây dựng một phòng trưng bày với hơn 300 bức tranh ký họa chiến trường, có cả những bức sơn dầu khổ lớn, với mục đích ghi nhớ công ơn các chiến sĩ, liệt sĩ chiến đấu trên mặt trận, cho thế hệ trẻ sau này biết tới cuộc chiến tranh đổ lửa nhưng đầy hào hùng của dân tộc.

Họa sĩ chiến trường

Còn nhớ, năm 1965, quân đội Mỹ đưa quân vào miền Nam, những chàng thanh niên trẻ như Đức Dụ hăng hái lên đường nhập ngũ. Họa sĩ Đức Dụ kể rằng, ngày ấy trên Trường Sơn, không khí mở đường vô cùng sôi nổi. Là người trẻ tuổi hăng hái, ông say sưa vẽ cảnh các trọng điểm, đất đá, cây đổ ngổn ngang, cháy trụi mà đoàn xe của quân đội ta vẫn xuất kích. Trung đoàn 5 Công binh cử Đức Dụ vào các binh trạm làm tuyên truyền. Độ đó, binh trạm 42 bị địch đánh phá ác liệt, vì chúng biết đây là nơi chi viện cho Thành cổ Quảng Trị.

Ở các binh trạm này, ông thường viết tin nội bộ để tuyên truyền, đồng thời vẽ minh họa cho bài viết để lưu hành nội bộ. Năm 1968 Đức Dụ về Cục chính trị Bộ tư lệnh Trường Sơn, ông được cử chuyên đi vẽ ở các binh trạm và khu vận tải, các tuyến đường. Nơi đâu ông cũng thấy cảnh chiến tranh, mất mát, đau khổ và hy vọng ngày thống nhất đất nước. Cho nên ông vẽ đầy chất lính, nhưng gắn với tranh là cái tâm. Đúng như một họa sĩ nổi tiếng đã nói cái tâm điều khiển được màu sắc. Đức Dụ vẽ được khá nhiều tranh với nhiều ghi chép về màu thật của cảnh với những chi tiết cụ thể bằng tâm hồn người chiến sĩ. Trong chiến trường, Đức Dụ cũng làm luôn các cuộc triển lãm lưu động. Tranh được treo lên cây để phục vụ đồng đội và những người làm nhiệm vụ vận tải, mở đường…

Một lần, Đức Dụ vào vẽ ở vùng đồng bào A So. Nơi đây, bà con căm thù giặc rất sâu sắc nên ai cũng dốc sức phục vụ quân giải phóng. Ở làng Tre có một ông già, ngoài 60 tuổi đã mù cả hai mắt vì bị địch tra khảo, ông vẫn cố mang một gùi đạn nặng 60 cân, nhưng phải nhờ đứa cháu dẫn đường. Cậu bé cầm một đầu cây gậy còn đầu kia ông già cầm. Họ cứ như thế theo đoàn dân công đem đến giao tận tay bộ đội. Biết chuyện, Đức Dụ tìm đến làng Tre. Thấy cảnh cảm động, Đức Dụ đã vẽ chân dung hai ông cháu cõng hàng đi phục vụ chiến dịch. Sau đó không lâu, ông già đã bị hổ vồ. Vừa kể, ông họa sĩ vừa rưng rưng.

Một lần khác, Đức Dụ vào Mặt trận Đường 9 - Nam Lào. Ông đi cùng một đơn vị xe và xuất kích cùng với xe của chiến sĩ Triệu Duy Kéo. Xe đến nơi thì gặp quân ta đang đánh Điểm cao 416. Các pháo thủ lấy đạn trên xe của Duy Kéo để bắn. Họa sĩ Đức Dụ bỏ “đồ nghề” sang một bên, định tham gia chiến đấu cùng đồng đội thì một chiến sĩ hết lên: “Thôi, không cần đồng chí đánh nhau. Anh hãy vẽ đi. Lúc này mà anh không vẽ bọn tôi thì còn lúc nào”. Đức Dụ liền ngồi ngay trên đống gỗ cạnh trận địa để vẽ, trong tiếng súng và tiếng thét của pháo trận địa. Hai chiến sĩ đã giúp Đức Dụ để bức tranh nhanh chóng hoàn thành. Hôm đó, thiếu màu, Đức Dụ phải lấy đất trắng để làm bột màu. Bức tranh đó như “bốc cả thiên nhiên Trường Sơn vào tranh” mà ông và đồng đội không thể nào quên.

…Năm 1973, Đức Dụ về học trường Đại học Mỹ Thuật Hà Nội, sau 8 năm âm thầm làm nhiệm vụ ký họa đường Trường Sơn, vẽ tranh, gia tài của Đức Dụ đã lên đến 400 bức. Một tài sản quý giá, đáng trân trọng mà sau này ông đã có nhiều cuộc triển lãm. Năm 1978, ông tốt nghiệp và về công tác ở Bảo tàng Hậu cần, tiếp tục vẽ tranh và vào Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 1980. Dù chiến tranh đã qua đi, đường Hồ Chí Minh huyền thoại còn đó, rừng Trường Sơn máu lửa còn đó, những chiến công và sự hy sinh anh dũng vẫn còn đó. Thì những bức tranh của một thời, ghi lại những khoảnh khắc, những sự kiện là những minh chứng khắc sâu về một thời khói lửa, kiên hùng. Những bức tranh đó sẽ theo Đức Dụ đến hết cuộc đời như lời ông nói.

Hòa bình lập lại, đất nước im tiếng súng. Người họa sĩ chiến trường nhiều lần trở lại chiến trường xưa, nhưng phong cảnh đã khác, một số cung đường đã khác. Đi đường của hôm nay mà Đức Dụ tìm đường của ngày xưa, và một vài phút trầm lắng, ông lại nghe thấy tiếng đồng đội xung trận, tiếng hò reo của các chiến sĩ mở đường. Bỗng những kỷ niệm xưa lại ùa về, vẹn nguyên, đẹp như những bức tranh…

Tôi hỏi họa sĩ Đức Dụ, nhiều họa sĩ cùng thời ông đã vẽ và triển lãm nhiều thể loại tranh khác nhau, vì sao ông chỉ triển lãm tranh ký họa chiến trường? Ông Bảo: Đã có người nói tôi gàn dở, vì chỉ mãi khư khư triển lãm một dòng “tranh ký ức”. Tôi chỉ cười và vẫn trung thành với công việc của tôi. Đó là nguyện vọng của tôi và tôi vẫn muốn nhắc đến đồng đội, một thời gian khổ mà oanh liệt. Chúng tôi được mệnh là người kể chuyện chiến trường bằng tranh ký họa thì tôi coi nhiệm vụ của mình vẫn chưa hết. Chúng ta còn hơn một triệu người từng chiến đấu, phục vụ ở các cung đường này còn sống và tôi còn phải “kể”. Mỗi lần tôi triển lãm, đồng đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, bộ đội lái xe đến rất đông. Nhiều người xúc động khóc khi thấy “cảnh cũ người xưa”.

Nguyễn Văn Học

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động